Doanh số cho vay là một trong những chỉ tiêu phản ánh tình trạng cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này cho biết tất cả các khoản tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.
Để phân tích doanh số cho vay cá nhân của ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng, ta lần lượt phân theo các khía cạnh khác nhau để phân tích chỉ tiêu này.
4.1.1.1 Theo thời hạn
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của khách hàng không ngừng nâng cao. Cùng với chính sách cho vay hợp lý, ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng đã thu hút được một lượng lớn khách hàng đến vay tiền. Để phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng, ngân hàng đã cho vay với
39
những kỳ hạn vay khác nhau. Doanh số cho vay tại ngân hàng được chia thành ngắn hạn và trung, dài hạn. Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn được thể hiện cụ thể thông qua bảng dưới đây:
Bảng 4.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tại ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng trong 3 năm từ 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 270.493 334.987 343.267 64.495 23,84 72.774 21,72 Trung, dài hạn 18.280 18.115 30.257 -165 -0,90 11.977 66,12
Doanh số cho vay 288.773 353.102 373.524 64.329 22,28 84.751 24,00
(Nguồn: Phòng tín dụng, PGD Lý Tự Trọng)
Thông qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu , PGD Lý Tự Trọng trong 3 năm từ 2011 đến 2013 đạt khá cao và có xu hướng tăng liên tục. Cụ thể, doanh số cho vay tăng từ 288.773 triệu đồng năm 2011 lên 353.102 triệu năm 2012, đến năm 2013, con số này đạt 373.524 triệu đồng. Điều này thể hiện sự tăng trưởng trong quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Doanh số cho vay theo thời hạn được chia làm ngắn hạn và trung, dài hạn. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao so với trung và dài hạn. Điều này thể hiện mục tiêu của ngân hàng là đẩy mạnh cho vay ngắn hạn nhưng đồng thời duy trì ổn định cho vay trung, dài hạn nhằm tăng trưởng tín dụng. Cụ thể trong 3 năm từ 2011-2013 ta có tình hình như sau:
Ngắn hạn: chiếm tỷ trọng hơn 70% trong doanh số cho vay và luôn tăng liên tục, tăng mạnh từ 270.493 triệu đồng lên 334,987 triệu đồng trong 2 năm từ 2011 đến 2012 tăng 64.495 triệu đồng tương đương 23,84%, đến năm 2013 tăng lên 343.267 triệu tăng 72.774 triệu đồng tương đương 21,72% so với năm 2012. Có sự chênh lệch giữa doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung, dài hạn này là do trong các năm qua ngân hàng đã mở rộng cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ và phát triển kinh tế gia đình, điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương huy động vốn ngắn hạn hiện nay
40
của ngân hàng nhằm thích ứng với tình hình kinh tế đầy biến động và có dấu hiệu chậm hồi phục. Hơn thế nữa, việc ưu tiên các khoản vay ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng tránh rủi ro và dễ kiểm soát các khoản vay trên hồ sơ tín dụng của khách hàng.
Trung, dài hạn: chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Trong khi doanh số cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng qua mỗi năm thì doanh số cho vay trung, dài hạn lại thay đổi liên tục qua mỗi năm và mang tính không ổn định. Cụ thể, doanh số cho vay trung, dài hạn từ 18.280 triệu đồng năm 2011 đã giảm nhẹ xuống còn 18.115 triệu đồng trong năm 2012, giảm 165 triệu đồng tương đương 0,90% do tình hình kinh tế khó khăn khiến đồng loạt các kỳ hạn đều giảm xuống. Ngoài ra, do lãi suất tăng mạnh, nên việc vay khoản vay kỳ hạn dài sẽ trở nên khó khăn cho khách hàng trong việc chi trả lãi. Mặc dù doanh số cho vay trung và dài hạn có giảm trong năm 2012 nhưng do chỉ chiềm tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay nên không gây ảnh hưởng nhiều đối với doanh số cho vay. Tuy nhiên con số này đã tăng mạnh vào năm 2013 khi đạt 30.257 triệu đồng, tăng 11.977 triệu so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do trong những năm qua, ngân hàng đã triển khai nhiều gói sản phẩm tín dụng cá nhân với thủ tục đơn giản và chi phí thấp hơn khi dùng các sản phẩm và dịch vụ riêng lẻ, ngoài ra còn phát triển các sản phẩm mới để bổ sung vốn lưu động trong kinh doanh cho các cá nhân và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ.
4.1.1.2 Theo mục đích vay
Bên cạnh việc phân tích doanh số cho vay theo thời hạn, ta cần phân tích tiếp doanh số cho vay theo mục đích vay. Việc phân tích này sẽ giúp cho ngân hàng biết được khách hàng thường sử dụng khoản tiền vay nhằm để làm gì, và việc tăng giảm của doanh số cho vay theo mục đích vay này như thế nào. Từ đó, ngân hàng sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động cho vay nhằm đề ra các sản phẩm phù hợp và đáp ứng nhu cầu tốt hơn cho khách hàng thông qua chỉ tiêu doanh số cho vay theo mục đích vay.
41
Bảng 4.2 Doanh số cho vay theo mục đích vay tại ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng trong 3 năm từ 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối
Tương
đối (%) Tuyệt đối Tương đối(%) Cho vay phục vụ SXKD 65.330 57.180 42.177 -8.150 -12,48 -15.003 -26,24
Cho vay tiêu dùng 223.443 295.922 331.348 72.479 32,44 35.425 11,97
Doanh số cho vay 288.773 353.102 373.524 64.329 22,28 20.422 5,78
(Nguồn: Phòng tín dụng, PGD Lý Tự Trọng)
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy rằng, trong tổng doanh số cho vay cá nhân của ngân hàng nếu xét theo mục đích vay thì cho vay tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và luôn tăng trong 3 năm từ 2011 đến 2013, còn lại là cho vay phục vụ SXKD chỉ chiếm tỷ trọng thấp và liên tục giảm. Điều này hiển nhiên khi đối tượng khách hàng ở đây là cá nhân, mục đích vay chủ yếu là mua sắm, tiêu dùng cá nhân trong khi cho vay phục vụ SXKD chủ yếu hướng vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp.
Cho vay tiêu dùng: tăng mạnh trong năm 2012 và tiếp tục tăng trong năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do thu nhập của người dân thành phố tăng, đời sống của họ ngày càng cải thiện. Vì thế, nhu cầu tiêu dùng của họ càng nhiều, nhất là tầng lớp thanh niên, CB-CNV. Cụ thể, cho vay tiêu dùng năm 2011 là 223.443 triệu thì đến năm 2012 tăng lên thành 295.922 triệu đồng, tăng 72.479 triệu tương đương 32,44%. Đến năm 2013, cho vay tiêu dùng tăng lên 331.348 triệu đồng tăng 35.425 triệu đồng tương đương 11,97% so với năm 2012. Có được sự tăng trưởng như trên là do ngân hàng đã mở rộng ra nhiều sản phẩm tín dụng phục vụ nhu cầu cho vay tiêu dùng ngày càng cao của người dân như cho vay mua xe, cho vay mua nhà và cho vay du học... Đặc biệt là hoạt động cho vay mua nhà, đây là mảng cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng do nhu cầu nhà ở tăng mạnh. Việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng sẽ giúp cho ngân hàng thu hồi vốn được nhanh chóng và dễ dàng, bời thường những khoản vay này thường có kỳ hạn ngắn và ít rủi ro.
Cho vay phục vụ SXKD: khác với cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ SXKD của ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và lại có xu hướng giảm liên tục.
42
Do chỉ hướng đến khách hàng là cá nhân nên vấn đề trên cũng là điều dễ hiểu. Hầu hết những đối tượng khách hàng này chủ yếu là những cá nhân, hộ gia đình có thực hiện hoạt động SXKD như là tiểu thương, làm nông nghiệp, diêm nghiệp… Năm 2012, cho vay phục vụ SXKD chỉ còn 57.180 triệu đồng trong khi năm 2011 là 65.108 triệu đồng, giảm 7.927 triệu đồng tương đương 12,18%, và tiếp tục giảm xuống còn 41.849 triệu đồng năm 2013, giảm 15.331 triệu đồng tương đương 26,81% so với năm 2012. Do tình hình kinh tế trong những năm này gặp nhiều khó khăn, lạm phát những tháng đầu năm 2012 tăng mạnh làm cho giá đầu vào tăng làm cho các tiểu thương, các hộ sản xuất kinh doanh không kịp xoay sở. Mặt khác, do tình hình kinh tế không mấy khả quan nên ngân hàng đã siết chặt hơn đối với các hợp đồng cho vay để sản xuất kinh doanh trong công tác thẩm định kế hoạch, phương án kinh doanh, cũng như các tài sản thế chấp, đảm bảo...Là một tỉnh thuần nông, nên ngoài cho vay phục vụ SXKD và cho vay tiêu dùng thì ngân hàng còn có hình thức cho vay nông nghiệp. Tuy nhiên, không giống với những ngân hàng chuyên phục vụ người nông dân như Agribank, lại nằm trong nội ô trung tâm thành phố Bạc Liêu, nên cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay và luôn tăng giảm thất thường. Thời tiết diễn biến thất thường, giá thánh sản phẩm biến động làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, tạo nên nguy cơ không thể thu hồi nợ của người dân tăng cao. Vì thế, ngân hàng luôn thận trọng và hạn chế cho vay đối với những khoản vay này.
Qua phân tích ta thấy, ngân hàng nên tập trung vào các khoản mục cho vay tiêu dùng vốn là thế mạnh của mình, cũng như cố gắng phát triển cho vay SXKD nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng ở khoản mục này trong những năm tiếp theo.
4.1.1.3 Theo hình thức đảm bảo
Khi cho vay, ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro bên cạnh lợi nhuận nhận được khi đáo hạn. Việc phân loại khách hàng sẽ giúp ích cho ngân hàng rất nhiều trong việc sử dụng hình thức đảm bảo khi khách hàng đến vay. Tùy vào đối tượng khách hàng là tốt hay xấu, có uy tín hay không mà ngân hàng áp dụng hình thức cho vay thế chấp, cầm cố hay cho vay tín chấp nhằm giảm thiều rủi ro và đảm bảo nguồn thu chắc chắn cho ngân hàng.
43
Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo hình thức đảm bảo tại ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng trong 3 năm từ 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tín chấp 17.042 17.518 30.842 476 2,79 13.324 76,06 Thế chấp, cầm cố 271.731 335.584 342.682 63.853 23,50 7.098 2,11
Doanh số cho vay 288.773 353.102 373.524 64.329 22,28 20.422 5,78 (Nguồn: Phòng tín dụng, PGD Lý Tự Trọng)
Nhìn chung, thông qua bảng số liệu trên, khi phân loại doanh số cho vay cá nhân theo hình thức vay thì ta thấy rằng giữa cho vay thế chấp, cầm cố và cho vay tín chấp thì cho vay tín chấp luôn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Ngân hàng chủ yếu cho vay bằng hình thức thế chấp, cầm cố. Đây là hình thức cho vay đảm bảo an toàn và có lợi cho ngân hàng trong trường hợp có những rủi ro xảy ra. Khi có rủi ro xảy ra, việc cho khách hàng vay bằng thế chấp cầm cố sẽ giúp cho ngân hàng có được nguồn thu thứ hai từ việc phát mãi tài sản. Trong khi đó, việc cho vay tín chấp chỉ áp dụng đối với những khách hàng có uy tín, có quan hệ lâu năm với ngân hàng mà con số này lại rất ít. Thế nhưng, việc cho vay tín chấp lại ẩn chứa nhiều rủi ro nên ngân hàng ít khi mạnh dạn cho vay với hình thức này. Cụ thể:
Tín chấp: ta thấy rằng, trong 3 năm từ 2011- 2013 thì cho vay tín chấp luôn chiếm tỷ trọng thấp và luôn có xu hướng tăng liên tục. Cụ thể, cho vay tín chấp năm 2011 là 17.042 triệu đến năm 2012 tăng lên 17.518 triệu đồng, tăng 476 triệu tương đương 2,79%. Và con số này ở năm 2013 đã tăng mạnh lên thành 30.842 triệu tương đương 76,06% so với năm 2012. Đối tượng chủ yếu của hình thức cho vay này là các cán bộ, công nhân viên chức - những người có thu nhập ổn định; áp đụng đối với cả CB-CNV trong hệ thống ngân hàng Đông Á. Năm 2013, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các CB-CNV và cũng để mở rộng hoạt động tín dụng, ngân hàng đã triển khai giới thiệu mạnh mẽ hơn về cho vay tín chấp. Do đó doanh số cho vay trong năm 2013 tăng mạnh.
Thế chấp, cầm cố: năm 2011 là 271.731 triệu đồng và năm 2012 tăng lên thành 335.584 triệu tăng 63.853 triệu, tương đương 23,50%. Năm 2013, doanh số
44
cho vay bằng thế chấp, cầm cố tăng nhẹ đạt 342.682 triệu, tăng 7.098 triệu, tương đương 2,11%. Với tình hình kinh tế nhiều phức tạp, để hạn chế rủi ro tín dụng vì vậy ngân hàng sẽ ưu tiên các khoản vay có đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố hơn để còn kênh thu hồi vốn thứ 2 nếu như khách hàng mất khả năng trả nợ. Điều này đã làm cho doanh số cho vay thế chấp, cầm cố luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng đều mỗi năm. Mặc dù là khoản vay được đảm bảo, tuy nhiên, việc tỷ trọng của hình thức vay này chiếm quá lớn trong doanh số cho vay cũng là điều không tốt. Bên cạnh việc uy tín khách hàng không được đảm bảo thì việc xác định giá trị thực tế của tài sản đảm bảo đòi hỏi cán bộ tín dụng trong ngân hàng phải có tính trung thực, khách quan cùng với khả năng, trình độ thẩm định chính xác. Có như vậy mới đảm bảo được nguồn thu nợ thứ hai cho ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. 4.1.2 Doanh số thu nợ
Song song với việc cho vay thì việc thu nợ cũng là một vấn đề cần được quan tâm đặc biệt bởi doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà chi nhánh thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
Mặc dù việc thu nợ chưa thể nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay không. Một ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả và bền vững bên cạnh việc nâng cao doanh số cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu nợ, nó được thể hiện ở thiện chí trả nợ của khách hàng và năng lực của cán bộ tín dụng đồng thời phản ánh về mặt hiệu quả công tác cho vay của ngân hàng, nhằm đảm bảo vốn hiện có và tăng số vòng quay của đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra đầu tư. Thông qua chỉ tiêu này, ta sẽ đánh giá được tình hình thu hồi vốn, quản lý vốn của ngân hàng như thế nào qua các năm. Cũng giống như doanh số cho vay, ta phân tích doanh số thu nợ trên nhiều phương diện thông qua các bảng số liệu.
4.1.2.1 Theo thời hạn vay
Khi cho vay, bao giờ ngân hàng cũng mong muốn khách hàng trở nợ đúng kỳ hạn và đầy đủ cả vốn lẫn lãi. Việc này sẽ giúp cho ngân hàng giảm thiểu được rủi ro và tăng cường nguồn tiền để cho khách hàng vay tiếp tục. Để thấy rõ công tác thu hồi nợ của ngân hàng theo thời hạn trong 3 năm từ 2011-2013, ta phân tích bảng số liệu sau:
45
Bảng 4.4 Doanh số thu nợ theo thời hạn vay tại ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng trong 3 năm từ 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
2012/2011 2013/2012 Tuyệt
đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối(%) Ngắn hạn 260.337 340.235 336.283 79.898 30,69 -3.953 -1,16