Đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm làm cho việc hoàn thiện thủ tục cho vay một cách đơn giản hơn, có thể rút ngắn thời gian tiến hành tạo cho khách hàng có cảm giác hài lòng.
Tăng cường đổi mới công nghệ, trang thiết bị hiện đại , nâng cao cơ sở vật chất nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho khách hàng.
Chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, thực hiện các chương trình marketing, đưa các sản phẩm cho vay của ngân hàng đến gần hơn với người dân.
Chính sách ưu đãi về lãi suất: trong hoạt động cho vay, lãi suất là vấn đề quan trọng không thể tách rời với hiệu quả tín dụng. Với mức lãi suất phù hợp và mang tính cạnh tranh cao sẽ giúp thu hút được khách hàng đến với hoạt động tín dụng. Xác định lãi suất cho vay từng thời kỳ và từng nhóm khách hàng cụ thể. Đối với những khách hàng thân thiết có uy tín cao trong các quan hệ tín dụng đã có trước đây, ngân hàng nên có những chính sách ưu đãi về lãi suất để giữ chân họ. Ngoài ra cần có ưu đãi về lãi suất đối với khách hàng vay vốn có tài sản đảm bảo là sổ tiết kiệm mở tại ngân hàng. Vì việc này còn góp phần nâng cao khả năng huy động làm cơ sở cho những khoản vay. Tuy nhiên, lãi suất là vấn đề vô cùng nhạy cảm và quan trọng, nó tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Nên khi xác định mức lãi suất ưu đãi ngân hàng cần nghiên cứu kỹ lưỡng để hai bên cùng có lợi.
70
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Sau 20 năm thành lập kể từ năm 2004 đến nay, ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, pgd Lý Tự Trọng đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng cá nhân. Nằm ở trung tâm thành phố Bạc Liêu, ngân hàng gặp nhiều thuận lợi trong công tác huy động vốn vì thế nguồn vốn của ngân hàng luôn dồi dào và tăng trường qua các năm phục vụ tốt công tác cho vay. Trong những năm từ 2011-2013, tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng tuy có nhiều biến động do tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước nhưng vẫn đạt kết quả khả quan. Điều này thể hiện thông qua việc doanh số cho vay, doanh số thu nợ , dư nợ đều ở mức cao và thường xuyên tăng trưởng. Trong 6 tháng đầu 2014, đứng trước bối cảnh nền kinh tế đang ảm đạm, sự kiểm soát quản lý của nhà nước cũng như khó khăn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tuy có giảm về số lượng nhưng vẫn đảm bảo về công tác thu hồi nợ, hạn chế thấp nhất tình trạng rủi ro cho ngân hàng. Trong bối cảnh nợ xấu luôn tăng cao ở các hệ thống ngân hàng khác trên địa bàn cũng như các chi nhánh, pgd cùng hệ thống trên địa bàn, ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, pgd Lý Tự Trọng luôn kiểm soát được nguồn nợ vay của mình và không để cho xảy ra tình trạng nợ quá hạn cũng như nợ xấu. Tỷ lệ thu hồi nợ tại ngân hàng luôn đạt trên 95%. Có được những thành quả như vậy, là nhờ vào sự nổ lực của tập thể cán bộ, nhân viên trong ngân hàng. Công tác thẩm định cho vay luôn được chú trọng, ngoài ra cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi, đôn đốc nhắc nhở việc trả nợ đúng hạn của khách hàng. Bên cạnh đó, việc xác định đối tượng khách hàng cho vay có uy tín luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng, bởi đây là đối tượng tiềm năng và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Bên cạnh những thành tựu nêu trên, ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, pgd Lý Tự Trọng vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập cần phải giải quyết. Đó là tình trạng chênh lệch khá cao giữa nguồn vốn huy động khá dồi dào trong khi khả năng cho vay của ngân hàng là có hạn. Cho vay cầm cố, thế chấp luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay. Trước tình hình nhà nước đang có những quy định nghiêm ngặt về quy chế cho vay, sự cạnh tranh của các ngân hàng khác, ngân hàng cần phải có biện pháp sử dụng hợp lý nguồn vốn huy động để mở rộng
71
hoạt động tín dụng cá nhân, phù hợp với quy mô của mình nhằm mang lại lợi nhuận tương xứng.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước
Thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định của các NHTM nhằm ngăn chặn kịp thời các sai phạm và việc cạnh tranh không lành mạnh của các NHTM.
Cân nhắc tính toán kĩ lưỡng khi đưa ra các quy định về lãi suất nhằm tạo hiệu quả tối ưu trong việc lưu chuyển dòng tiền trong nền kinh tế, giúp các NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, góp phần trong việc phát triển kinh tế của đất nước.
Tạo hành lang pháp lý thông thoáng trong hoạt động tín dụng cá nhân nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu vốn vay của các cá nhân trong xã hội, thúc đẩy hoạt động tiêu dùng, nâng cao đời sống người dân, góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.
Nâng cao lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC), cập nhật thường xuyên, liên tục nhằm cung cấp thông tin được chính xác và nhanh chóng. Ngân hàng Nhà nước cần có các văn bản chỉ đạo yêu cầu các NHTM phải cung cấp thông tin về khách hàng mới cho vay về cho trung tin tín dụng một cách chi tiết và có quy định rõ ràng về trách nhiệm cho từng đối tượng phụ trách công bố thông tin. Đồng thời trung tâm cần nâng cấp hệ thống mạng lưới tra cứu thông tin để tăng tốc độ xử lý giúp các ngân hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc cập nhật thông tin.
6.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Đông Á chi nhánh Bạc Liêu
Thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ, giao dịch viên tại phòng giao dịch.
Có ý kiến chỉ đạo kịp thời đối với những sai phạm mà phòng giao dịch phạm phải, tạo điều kiện cho phòng giao dịch làm việc có hiệu quả.
Cung cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các công việc tại phòng giao dịch.
72
6.2.3 Kiến nghị với Ngân hàng hội sở
Phát triển các sản phẩm tín dụng, đặc biệt là tín dụng cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn.
Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát để nhắc nhở, đôn đốc các chi nhánh, phòng ban thực hiện đúng chỉ đạo của ban lãnh đạo ngân hàng.
Tiếp thu ý kiến của các chi nhánh cấp dưới về quy trình cũng như những quy định về cho vay nhằm sửa đổi, bổ sung kịp thời những văn bản quy định phù hợp với tình hình mới.
Đưa thương hiệu của ngân hàng ngày càng trở nên gần gủi với khách hàng thông qua các hoạt động vì cộng đồng, các hoạt động xã hội…
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, 2010. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại, 2010. Giáo trình quản trị ngân hàng. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
3. Trịnh quốc Trung và Nguyễn Văn Sang, 2013. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 85, trang 11-16.
4. Nguyễn Đăng Hoài Vũ, 2011. Phân tích hiệu quả tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long chi nhánh Cần Thơ. Luận văn đại học. Đại học cần thơ.