Trước khi đi sâu vào phân tích quá trình sản xuất của nông hộ trồng
khóm, tác giả đã thống kê một số đặc điểm nổi bật của nông hộ để có cái nhìn chung và tổng quan. Số liệu được thể hiện ở bảng 4.1 sau:
Bảng 4.1: Một số đặc điểm của nông hộ trồng khóm
Chỉ tiêu Đvt Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Tuổi đáp viên Năm 21 84 48,26 11,29
Học vấn Năm 0 14 6,62 3,35
Diện tích m2 2.500 140.000 24.957,63 20.063,42
Kinh nghiệm Năm 1 27 11,49 5,85
Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế của tác giả, 2013
Qua khảo sát thực tế các nông hộ trồng khóm trên địa bàn huyện Tân Phước cho thấy tuổi các nông hộ sản xuất khá cao, cao nhất là 84 tuổi và thấp
nhất là 21 tuổi, với độ tuổi trung bình là 48,26 tuổi. Thông thường thì số tuổi
và số năm kinh nghiệm đi song song với nhau, người có tuổi càng cao thì số năm kinh nghiệm tích lũy càng nhiều. Do vùng đất ở huyện Tân Phước, tỉnh
Tiền Giang là đất phèn, cây khóm lại là dễ cây trồng và phù hợp với thổ nhưỡng của vùng đất này, nên cây khóm có mặt ở vùng đất này từ rất lâu và
người dân nơi đây đã chọn cây khóm là cây chủ lực. Đa phần, nông hộ tham
gia sản xuất khóm ở độ tuổi trung niên, qua kết quả thống kế cho thấy, số nông
hộ trong độ tuổi từ 21-35 chiếm 13,9% trong tổng số hộ điều tra. Số nông hộ có độ tuổi từ 36-50 chiếm 47,5%, còn lại 38,6% nông hộ có độ tuổi từ 50 trở
lên. Sỡ dĩ lực lượng tham gia trồng khóm tập trung ở độ tuổi trung niên là vì cây khóm là cây dễ trồng, mặt khác những nông hộ có độ tuổi trung niên này
đã gắn bó với cây khóm từ rất lâu đời và lợi nhuận mang lại từ việc trồng khóm trên địa bàn đôi khi rất bấp bênh do thị trường biến động không ngừng.
Nhiều khi cũng chỉ vừa đủ để trang trãi cho cuộc sống gia đình, cho nên lực lượng trẻ tại địa phương một số không thích gắn bó với nghề nông, một số đã chuyển về các trung tâm thành phố để tìm việc khác.
-Nhìn chung, trình độ học vấn của nông hộ sản xuất khóm ở địa phương là tương đối thấp, trung bình số năm đi học của nông hộ là 7/12 ( tương đương
- 34 -
tiếp nối nghề nông của gia đình nên nông hộ không được đi học nhiều. Hộ có
trình độ học vấn cao nhất là Đại học ( chỉ chiếm 2,1% tương đương 5 nông hộ
trong tổng số 237 hộ điều tra), thấp nhất là mù chữ ( chiếm 4,2% tương đương
10 trong tổng số 237 hộ điều tra). Vì trình độ tương đối thấp nên đa phần nông
hộ tham gia sản xuất đều dựa trên kinh nghiệm bản thân tự tích lũy, kết hợp
với học hỏi từ hàng xóm, ít được tư vấn và tập huấn. Do trình độ học vấn còn thấp nên nông hộ cũng có sự hạn chế về tiếp thu kỹ thuật cũng như tiếp cận
những thông tin của thị trương về nhu cầu và giá cả.
- Diện tích canh tác của nông hộ sản xuất khóm ở huyện Tân Phước
nhìn chung là rất lớn, trung bình mỗi hộ có khoảng 2,5 mẫu đất (25.000m2) thấp nhất là 2.500m2, cao nhất là 140.000m2 ( bao gồm đất thuê). Có đến
80,7% nông hộ có diện tích >10.000m2, sở dĩ diện tích đất canh tác khóm lớn là do Tân Phước được quy hoạch làm vùng chuyên canh khóm lớn nhất cả nước, tất cả diện tích đều được tận dụng canh tác. Nhìn chung, diện tích đất
sản xuất của nông hộ tương đối ổn định trong vòng 5 năm trở lại đây, một số ít có tăng lên do nông hộ mở rộng quy mô sản xuất, tích lũy them tài sản, và một
số ít còn lại thì thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chia tài sản cho con, cháu trong gia đình.