SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KHÓM CỦA HỘ NGHÈO VÀ KHÔNG

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 67 - 68)

KHÔNG NGHÈO

Bảng 5.5: So sánh hiệu quả sản xuất khóm của hộ nghèo và hộ không nghèo

Chỉ tiêu TE AE CE Hộ giàu Hộ nghèo Hộ giàu Hộ nghèo Hộ giàu Hộ nghèo Trung bình 0,83 0,67 0,46 0,42 0,38 0,28 Nhỏ nhất 0,29 0,24 0,19 0,13 0,11 0,08 Lớn nhất 1,00 1,00 1,00 0,64 1,00 0,64 Độ lệch chuẩn 0,19 0,23 0,13 0,11 0,13 0,12 Giá trị Levence 0,06 0,26 0,20 Mức ý nghĩa (Sig.) 0,00 0,00 0,00

Nguồn: Kết quả ước lượng từ phần mềm DEAP version 2.1

Nhìn chung với mức ý nghĩa 5%, kết quả kiểm định cho thấy có sự khác

biệt về hiệu quả hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả chi phí

sản xuất khóm của hai nhóm nông hộ không nghèo và nông hộ nghèo. Đối với

nhóm nông hộ nghèo có mức hiệu quả thấp hơn so với hộ không nghèo. Nguyên nhân có sự khác biệt này là do khả năng tiếp cận thông tin về thị trường của nhóm

nông hộ nghèo còn hạn chế, việc phân bổ nguồn lực và sử dụng chi phí cho việc

- 56 -

Qua bảng 5.5 cho thấy, mức hiệu quả kỹ thuật của hai đối tượng là tương đối cao

và sự chênh lệch về mức hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất khóm ở đối tượng nghèo và không nghèo là không nhiều. Hiệu quả kỹ thuật trung bình của hộ

thuộc đối tượng nghèo có giá trị là 0,67 và hộ không nghèo là 0,83. Ở hai đối tượng, giá trị biến động tương đối rộng, giá trị lớn nhất là 1,00 và nhỏ nhất là 0,29 thuộc đối tượng nông hộ không nghèo. Như vậy, việc sử dụng nguồn lực đầu vào trong thực tế chưa hợp lý là nguyên nhân chính gây giảm hiệu quả sản xuất của

nông hộ trồng khóm thuộc đối tượng nghèo. Mặc dù đạt hiệu quả kỹ thuật ở mức tương đối cao nhưng do phân bổ nguồn lực trong sản xuất chưa hợp lý nên hiệu

quả phân phối nguồn lực của nông hộ ở cả hai đối tượng trong sản xuất trồng khóm chưa đạt hiệu quả cao. Giá trị hiệu quả trung bình của nông hộ thuộc đối

tượng hộ nghèo có giá trị là 0,42 thấphơn hộ không nghèo có giá trị trung bình là 0,46. Độ rông lớn 0,15-1,00; điều này cho thấy mức độ phân phối nguồn lực

trong việc sản xuất khóm ở hộ nghèo và không nghèo chưa đạt hiệu quả cao, việc quản lý phân bổ nguồn lực phục vụ cho sản xuất chưa hợp lý. Có sự

không thống nhất về giá cả mua bán, thuê mướn các yếu tố đầu vào…

Hiệu quả sử dụng chi phí của hộ nghèo và không nghèo có sự chênh lệch

lớn, và hiệu quả sử dụng chi phí của hai đối tượng tương đối thấp. Qua kết quả

trên cho thấy, hiệu quả trung bình của nông hộ thuộc đối tượng không nghèo là 0,38; cao hơn nông hộ thuộc diện nghèo là 0,28. Sự chênh lệch này khá cao, độ

rông khá lớn 0,11-1,00, nguyên nhân là do giá cả vật tư biến động mạnh, khiến chi phí đầu vào tăng. Mặc dù giá cả cao, nhưng nông hộ vẫn phải chấp nhận sử

dụng vì cây trồng không thể không tưới phân. Và do hình thức thanh toán và thời điểm mua các vật tư của nông hộ khác nhau nên việc sử dụng các chi phí của

nông hộ khác nhau.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)