Tham gia tập huấn và ứng dụng trình độ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 46 - 47)

vào sản xuất

Để nông hộ có thể tiếp thu được những kiến thức bổ ích, những lựa chọn đúng trong quá trình sản xuất mà không cần phải qua trường lớp đào tạo đó là mục tiêu và nội dung chủ yếu của chính sách khuyến nông hiện nay. Và hình thức phổ biến nhất là tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo kỹ thuật, hội nghị đầu

bờ… nhằm để rút ngắn được khoảng cách tiếp cận của người dân với những

kỹ thuật mới. Nội dung chủ yếu là định hướng cho nông hộ sản xuất khóm đạt

chất lượng theo nhu cầu và ứng dụng những biện pháp kỹ thuật mới vào trong sản xuất, bao gồm : cải tạo đất, sử dụng giống tốt, chất lượng, bón phân thích

hợp, đúng liều lượng và các biện pháp bảo quản sau thu hoạch…. Việc áp

dụng những biện pháp này nhằm góp phần giảm các nguồn lực đầu vào, gia

tăng giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác. Tình hình tham gia tập huấn và

- 35 -

Bảng 4.2: Tỷ lệ tham gia tập huấn và ứng dụng TBKT của nông hộ

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Tham gia tập huấn

Có tập huấn 145 61,4% Không có tập huần 91 38,6% Tổng số 236 100% Ứng dụng TBKT vào sản xuất Có ứng dụng 54 22,9% Không có ứng dụng 182 77,1% Tổng số 236 100%

Nguồn: số liệu khảo sát thực tế của tác giả, 2013

Qua kết quả khảo sát cho thấy, tình hình tập huấn cho nông hộ sản xuất khóm tương đối, trong 236 hộ được phỏng vấn thì có 145 hộ có tham gia tập

huấn, chiếm 61,4% trên tổng số nông hộ điều tra, còn lại 38,6% không tham gia tập huấn. Trong 145 hộ tham gia tập huấn thì chỉ có 54 hộ ( chiếm 22,9%) có áp dụng tiến bộ kỹ thuật từ chương trình tập huấn vào trong sản xuất, còn lại 77,1% thì không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất.

Nhìn chung, 22,9% hộ có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất là thành viên của Hợp Tác Xã. Còn 77,1% còn lại một phần không là thành viên của hợp tác xã, phần còn lại là do không có đủ điều kiện về vốn, diện tích canh

tác manh mún, không tìm được con giống sạch bệnh, và trang thiết bị, công

nghệ cho sản xuất.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 46 - 47)