Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 26)

Phương pháp thu thập số liệu là công việc hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sau cùng của bài nghiên cứu. Tùy theo đặc điểm của số

liệu, tính cụ thể hay mục đích của bài nghiên cứu mà tác giả sử dụng phương

pháp cho thích hợp. Trong bài nghiên cứu này tác giả chia số liệu làm hai nhóm riêng biệt, số liệu thứ cấp và sơ cấp.

2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tham khảo tài liệu, thông tin có liên quan từ sách, báo, tạp chí khoa học,

tạp chí chuyên ngành và mạng internet để mô tả tình hình kinh tế xã hội, thực

trạng sản xuất nông nghiệp nói chung và khóm nói riêng ở địa bàn nghiên cứu

và số liệu được thu thập từ Niên giám thống kê của Sở Nông Nghiệp & PTNT,

báo cáo tổng hợp của phòng kinh tế, các tài liệu nghiên cứu cũng như những

- 15 -

2.2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Tác giả sử dụng phương pháp ngẫu nhiên phân tần, cùng với phương

pháp thu thập ý kiến từ các chuyên gia và nhiều bài nghiên cứu khác để hình thành bảng câu hỏi phỏng vấn. Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra phỏng

vấn trực tiếp 236 nông hộ tham gia trồng khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền

Giang thông qua bảng câu hỏi đã được soạn trước phù hợp với nội dung bài nghiên cứu.

Bảng 2.1: Số lượng nông hộ được khảo sát tại địa bàn nghiên cứu

Địa bàn khảo sát Tần suất (hộ) Tỷ lệ (%) 236 100 Thạnh Mỹ 60 25,42 Thạnh Tân 53 22,46 Hưng Thạnh 63 26,69 Tân Lập 2 60 25,42

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế của tác giả, 2013

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Đối với mục tiêu 1 (Mô tả thực trạng sản xuất khóm của nông hộ ở

huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang): Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh với các chỉ tiêu như: so sánh số tuyệt đối, số tương đối và số trung bình kết hợp với phân tích các chỉ tiêu kinh tế (chi phí,

doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận) để: (1) Mô tả đặc điểm tự nhiên, điều

kiện kinh tế- xã hội huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang; (2) Mô tả thực trạng

chung của nông hộ sản xuất khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Cụ

thể: số tuổi, số năm kinh nghiệm. trình độ học vấn, nhân khẩu, lao động, diện

tích đất trồng khóm; (3) Đánh giá hiện trạng sản xuất khóm của nông hộ ở ĐBSCL nói chung và Tiền Giang nói riêng.

Đối với mục tiêu 2 (Phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí và hiệu quả phân phối nguồn lực của hộ sản xuất khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang): Sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA để đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí và hiệu quả phân phối nguồn lực của việc sản xuất khóm của nông hộ.

Đối vi mc tiêu 3 (Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

sản xuất qua đó nâng cao thu nhập cho hộ nông dân tham gia sản xuất khóm ở

huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang): Sử dụng kết quả ở mục tiêu 1, 2 làm cơ

- 16 - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Phân tích hiệu quả sản xuất, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu

quả sử dụng chi phí trong sản xuất khóm bằng phương pháp phân tích

màng bao dữ liệu (DEA) cố định theo quy mô

Để đo lường hiệu quả sản xuất của hộ nông dân trồng khóm, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA).Phương pháp này do

Farrell đề xuất vào năm 1957. Năm 1978, khái niệm và phương pháp “phân tích màng bao dữ liệu” được sử dụng phổ biến trong một bài báo về nghiên cứu của Charnel, Cooper and Rhodes. Họ đã đề xuất một phương pháp với

giả thiết tối thiểu hoá đầu vào và với điều kiện kết quả sản xuất không thay đổi theo quy mô. Ngày nay, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu được sử

dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất

của các cây công nghiệp dài ngày như ca cao, cao su, hồ tiêu…., ngoài ra còn có Quang Minh Nhựt, Nguyễn Quốc Nghi, Huỳnh Trường Huy, Võ Hồng Phượng, La Nguyễn Thùy Dung đã đóng góp nghiên cứu về hiệu quả của

mô hình sản xuất lúa, khóm và hành tím qua phương pháp phân tích màng bao

dữ liệu và kết quả cho thấy việc ứng dụng phương pháp này vào nghiên cứu

rất có ý nghĩa cho việc đưa ra quyết định sản xuất.

DEA là phương pháp ước lượng theo hướng phi tham số, là sử dụng các

số liệu thực đầu ra, đầu vào trên diện tích đất canh tác để phân tích, và từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục các hộ không đạt hiệu quả và không thể thống kê được trong kinh tế.

Để đạt hiệu quả cao trong sản xuất, ngoài việc xác định hiệu quả kỹ thuật

(Technical Efficiency- TE) và hiệu quả theo quy mô sản xuất ( Scale

Efficiency- SE), các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến vấn đề hiệu quả phân

phối nguồn lực sản xuất (Allocative Efficiency- AE) và hiệu quả sử dụng chi

phí sản xuất (Cost Efficiency- CE).

DEA là phương pháp tiếp cận ước lượng biên. Tuy nhiên, khác với phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên ( Stochastic Frointier ) sử dụng phương pháp kinh tế lượng, DEA dựa vào kỹ thuật chương trình tuyến tính

toán học (mathematical linear programming) để ước lượng cận biên sản xuất.

Mô hình ước lượng

Theo Tim Coelli (2005), AE và CE có thể được đo lường bằng cách sử

dụng mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào theo biên cố định do quy mô (the Constant Returns to Scale Input-Oriented DEA Model, CRS-DEA Model). Liên quan đến hoạt động sản xuất khóm sử dụng

nhiều yếu tố đầu vào – một sản phẩm đầu ra như trong nghiên cứu của chúng

ta. Giả định có N đơn vị tạo quyết định ( decision making unit- DMU), mỗi

- 17 -

Theo tình huống này, để ước lượng AE và CE của từng hộ sản xuất khóm, một

tập hợp phương trình tuyến tính phải được xác lập và giải quyết cho từng hộ.

Vấn đề này có thể thực hiện nhờ mô hình CRS Input-Oriented DEA có dạng như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Min,xi* wi’xi*,

Subject to: (1)

Trong đó: wi = vectơ đơn giá các yếu tố sản xuất của DMU thứ i,

xi* = vectơ số lượng các yếu tố đầu theo hướng tối thiểu hoá chi

phí sản xuất của DMU thứ i được xác định bởi mô hình (1) i = 1 to N (số lượng DMU),

k = 1 to S (số sản phẩm),

j = 1 to M (số biến đầu vào),

yik = lượng sản phẩm k được sản xuất bởi DMU thứ i,

xij = lượng đầu vào j được sử dụng bởi DMU thứ i,

i = các biến đối ngẫu.

Việc ước lượng TE, AE và CE theo mô hình (1) có thể được thực hiện

bởi nhiều chương trình máy tính khác nhau. Tuy nhiên, để thuận tiện chúng ta

sử dụng chương trình DEAP phiên bản 2.1 cho việc ước lượng trong nghiên cứu này[1].[1].

Mô hình nghiên cứu

Sử dụng phương pháp DEA để đo lường hiệu quả sản xuất của việc sản

xuất khóm của nông hộ năm 2013 mà không qua bất kỳ hàm số nào. Dựa vào các tài liệu đã lược khảo, các biến được sử dụng trong mô hình DEA để phân

tích hiệu quả sản xuất khóm được thể hiện qua bảng sau:

i k y y j x x i N i ki ki i N i ji ji i             , 0 , 0 , 0 1 1 * i k y y j x x i N i ki ki i N i ji ji i             , 0 , 0 , 0 1 1 *

- 18 -

Bảng 2.2: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình DEA

LOẠI CÁC BIẾN SỬ DỤNG KÝ HIỆU

Sản phẩm Q = năng suất khóm ( kg) Y

Đầu vào sản xuất Dientich=tổng diện tích đất (1.000m2

) X1

Laodong= ngày công lao động (ngày) X2

Giong = số cây giống ( cây) X3

URE = số lượng phân URE (kg) X4

DAP = số lượng phân DAP (kg) X5

Kali = lượng phân Kali (kg) X6

Thuocco = Thuốc trừ cỏ(lít) X7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuoctrusau,benh = thuốc trừ sâu, bệnh

(lít)

X8

Nhienlieu = nhiên liệu trong sản xuất (lít X9

Giá các yếu tố

đầu vào P_Dientich=giá thuê đất (1.000đ/1.000m

2

) W1

P_Laodong= giá lao động (1.000đ/ngày) W2

P_Giong = giá cây giống ( 1.000đ/thiên

cây)

W3

P_URE = giá phân URE (1.000đ/kg) W4

P_DAP = giá phân DAP (1.000đ/kg) W5

P_Kali = giá phân Kali (1.000đ/kg) W6

P_Thuocco = giá thuốc trừ cỏ(1.000đ/lít) W7

P_Thuocduong=giá thuốc dưỡng(1.000đ/lít)

W8

P_Nhienlieu = giá nhiên liệu xăng dầu (1.000đ/lít)

- 19 -

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tiền Giang là vùng sản xuất nguyên liệu khóm lớn nhất ĐBSCL (13.200

ha, năm 2011), tuy nhiên diện tích trồng khóm tập trung nhiều nhất ở huyện Tân Phước (13.059ha, năm 2011) [10]. Điều kiện về đất đai, thời tiết, khí hậu,

sông ngòi mang tính đặc trưng cho vùng sản xuất khóm của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng. Vì vậy tác giả chọn huyện Tân Phước làm vùng nghiên cứu.

Dựa vào số liệu được thu thập từ Niên giám Thống kê của Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, tác giả mô tả sơ lược về đặc điểm địa bàn nghiên cứu:

Nguồn: tanphuoc.vn/modules.php?name=Ban-Do

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1)Vị trí địa lý

- Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc Vùng ĐBSCL, vừa nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một

nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120km. Tiền Giang có diện tích tự

nhiên là 2.481,77 km2, chiếm khoảng 6% diện tích ĐBSCL, 8,1% diện tích

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 0,7% diện tích cả nước. Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (8 huyện, 01 thành phố, 01 thị xã) và 169 đơn vị

- 20 -

- Tân Phước là một huyện thuộc tỉnh Tiền Giang. Huyện nằm ở phía bắc

tỉnh Tiền Giang, phía bắc, đông bắc và phía tây giáp tỉnh Long An, phía tây

nam là huyện Cai Lậy, phía nam và đông nam là huyện Châu Thành. Tổng

diện tích tự nhiên của huyện là 333,2 km 2.Dân số của toàn huyện là 55.173

người. Huyện có 13 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 1 thị trấn. Thị trấn Mỹ Phước là trung tâm kinh tế - văn hóa của huyện. Toàn huyện có 3 chợ, gồm:

chợ Tân Phước, chợ Bắc Đông và chợ Phú Mỹ; huyện có khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười rộng 100,7 ha và vùng đệm rộng trên 2.000 ha, với các loại động vật, thực vật đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười. Kinh tế chủ lực của

huyện: là kinh tế nông - lâm nghiệp.

- Xã Hưng Thạnh có diện tích tự nhiên 3.124,07 ha; nhân khẩu 5.340. Địa giới xã Hưng Thạnh: phía Đông giáp xã Phú Mỹ; phía Tây giáp xã Mỹ Phước; phía Nam giáp xã Tân Lập 2 và xã Tân Hoà Thành; phía Bắc giáp xã

Tân Hoà Đông.

- Xã Thạnh Mỹ có diện tích tự nhiên 2.805,54 ha; nhân khẩu 789. Địa

giới xã Thạnh Mỹ: phía Đông giáp xã Tân Hoà Đông; phía Tây giáp xã Thạnh

Tân; phía Nam giáp xã Mỹ Phước; phía Bắc giáp tỉnh Long An (2010).

- Xã Thạnh Tân: có diện tích tự nhiên 3.319,8 ha; nhân khẩu 541. Địa

giới xã Thạnh Tân: phía Đông giáp xã Thạnh Mỹ; phía Tây giáp xã Thạnh

Hoà; phía Nam giáp xã Tân Hoà Tây và xã Mỹ Phước; phía Bắc giáp tỉnh

Long An (2010).

- Xã Tân Lập 2 có diện tích tự nhiên 1.647,11 ha; nhân khẩu 1525. Địa

giới xã Tân Lập 2: phía Đông giáp xã Hưng Thạnh và xã Tân Hoà Thành; phía Tây giáp xã Phước Lập; phía Nam giáp xã Tân Lập 1; phía Bắc giáp xã Mỹ Phước và xã Hưng Thạnh.

(2) Về địa hình – đất đai

Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao

trình biến thiên từ 0m đến 1,6m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8m đến

1,1m. Nhìn chung, toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những

khu vực có tiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung.

Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình phổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

biến từ 0,9 - 1,1m nổi hẳn lên trên các đồng bằng chung quanh.

Nhìn chung, đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa trung tính (chiếm 53%), thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử

dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của

tỉnh; còn lại 19,4% (45.912ha) là nhóm đất phèn và 14,6% (34.552ha) là

nhóm đất phù sa nhiễm mặn ... trong thời gian qua được tập trung khai hoang,

- 21 -

phát triển vùng Đồng Tháp Mừơi, chương trình ngọt hoá Gò Công, đã từng bước mở rộng vùng trồng lúa năng suất cao, vườn cây ăn trái sang các huyện phía Đông và vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc huyện Tân Phước.

(3) Thời tiết- khí hậu

Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến- cận xích đạo và nằm

trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc (thường có hạn Bà chằng

vào tháng 7, tháng 8). Nhiệt độ trung bình năm là 280C, chênh lệch giữa các

tháng không lớn, khoảng 40C.

Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 -

1.424mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông; Độ ẩm

trung bình 80 - 85%.

Gió : có 2 hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa);

tốc độ trung bình 2,5 - 6m/s.

Nhìn chung, Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của vùng ĐBSCL, với đặc điểm nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, ít

bão, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

(4) Hệ thống sông ngòi

Tiền Giang có hệ thống sông ngòi chằng chịt với các sông và kênh quan trọng, như sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo, kênh Nguyễn Văn Tiếp,…. Các sông nêu trên và mạng lưới kênh rạch trong tỉnh có tầm quan trọng về nhiều diện, chủ yếu giúp vận chuyển và trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh ĐBSCL với Sài Gòn và là của ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven

sông Tiền và Campuchia, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, cải tạo đất

mặn và phèn gia dụng, nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái. Đa số sông rạch

chịu ảnh hưởng bán nhật triều không đồng đều của Biển Đông.

(5) Tài nguyên thiên nhiên

Tiền Giang không có ưu thế về mặt khoáng sản; tuy nhiên, cũng có một

số loại mỏ đáng kể như: than bùn, đất sét làm vật liệu xây dựng, cát sông và mạch nước ngầm đóng góp không ít vào phát triển kinh tế xã hội tỉnh.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang

3.1.2.1. Kinh tế

Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng ĐBSCL, vừa nằm trong vùng kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trọng điểm phía Nam. Vì vậy, có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế, đặc

- 22 -

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế tỉnh

Tiền Giang

Nguồn: Niên Giám Thống kê Cục Thống kê Tiền Giang (2012) trang 43

Dựa vào bảng số liệu, tác giả thấy rằng ngành nông-lâm-ngư nghiệp

chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế tỉnh 35,6% năm 2011 mang lại giá

trị 41.337.414 triệu đồng nhưng lại có dấu hiệu giảm vào năm 2012, cụ thể

giảm xuống còn 46.287.232 triệu đồng chỉ chiếm 37,7% trong cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 26)