CÁC BIẾN SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MÀNG BAO DỮ

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 62 - 67)

DỮ LIỆU

Các biến về sản lượng đầu ra, đầu vào và giá các yếu tố đầu vào sử dụng

trong mô hình phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis –

DEA) theo hướng định hướng cố định theo quy mô (CRS) để tính hiệu quả kỹ

thuật ( Technical Efficiency) của việc trồng khóm được thể hiện qua bảng 5.1. Từ bảng 5.1, ta thấy sản lượng trung bình trong một đợt thu hoạch trên 1.000m2 của nông hộ trồng khóm là 401,15 kg. Nông hộ có sản lượng thấp nhất là 80 kg và cao nhất là 1.000kg. Các đầu vào sản xuất khác: lao động được quy đổi ra

ngày công, giống được quy đổi ra cây, phân bón được quy đổi ra kilogram, thuốc

BVTV được quy ra lít, nhiên liệu được quy ra lít. Tất cả yếu tố đầu vào được tính

từ lúc đặt cây giống xuống mô cho tới lúc thu hoạch trái. Còn các đơn giá đầu vào sản xuất tương ứng với các đầu vào sản xuất với đơn giá 1.000 đồng/đơn vị đầu vào tương ứng.

- 51 -

Bảng 5.1: Biến sử dụng trong mô hình phân tích vỏ bọc dữ liệu (DEA) của

việc sản xuất khóm trong một vụ :

Các biến sử dụng Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch

chuẩn

Sản lượng

Sản lượng (kg) 80,00 1.000,00 401,16 165,34

Đầu vào sản xuất

Lao động (ngày) 0,39 16,63 3,02 1,68 Giống (cây) 1.200,00 5.000,00 2.884,97 580,21 Phân URE (kg) 0,00 33,33 7,13 4,56 Phân DAP (kg) 0,00 25,00 5,10 4,32 Phân LÂN (kg) 0,00 33,33 1,24 4,00 Phân KALI (kg) 0,00 20,00 0,86 2,18 PHÂN 20-20-15 (kg) 0,00 40,00 1,60 4,16 PHÂN 16-16-8 (kg) 0,00 16,67 1,70 3,14 Thuốc BVTV (lít) 0,00 8,50 0,31 0,75 Khí đá (kg) 0,03 0,50 0,12 0,06 Nhiên liệu (lít) 0,00 6,00 0,58 0,57

Đơn giá đầu vào sản xuất

Lao động (1.000đ/ngày) 89,30 149,00 110,85 9,89 Giống (1.000đ/cây) 0,30 0,30 0,30 0,00 Phân URE (1.000đ/kg) 0,00 12,00 9,41 1,74 Phân DAP (1.000đ/kg) 0,00 19,20 12,45 6,62 Phân LÂN (1.000đ/kg) 0,00 16,20 0,57 1,58 Phân KALI (1.000đ/kg) 0,00 15,00 2,83 5,14 PHÂN 20-20-15 (1.000đ/kg) 0,00 19,00 3,43 6,26 PHÂN 16-16-8 (1.000đ/kg) 0,00 15,20 3,89 5,93 Thuốc BVTV (1.000đ/lít) 0,00 121,00 29,41 29,51 Khí đá (1.000đ/kg) 12,00 32,00 25,20 2,18 Nhiên liệu (1.000đ/lít) 0,00 28,00 24,29 2,36

- 52 -

5.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VỀ KỸ THUẬT, HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI

NGUỒN LỰC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ SẢN XUẤT

5.2.1 Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối nguồn lực và chi phí sản

xuất khóm của nông hộ

Hiệu quả kỹ thuật là đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm

nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được

xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt hiệu quả kinh tế

thì trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật. Trong trường hợp tối đa hóa lợi

nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng

với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định

Kết quả tính toán từ mô hình phân tích màng bao dữ liệu (DEA) cho

phép chúng ta đánh giá chính xác hiệu quả sản xuất khóm của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu trong năm bao gồm hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả

phân phối nguồn lực (AE), hiệu quả sử dụng chi phí (CE). Bảng 5.2, 5.3, 5.4 thể hiện rõ kết quả này

Bảng 5.2: Hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất khóm

Giá trị hiệu quả

Hiệu quả kỹ thuật

Số hộ sản xuất Tỷ lệ (%) 1,00 81 34,32 0,90 – 0,99 14 5,93 0,80 – 0,89 23 9,75 0,70 – 0,79 28 11,86 0,60 – 0,69 31 13,14 0,5 – 0,59 27 11,44 0,4 – 0,49 19 8,05 < 0,4 13 5,51 Tổng số hộ 236 100,00 Trung bình 0,77 Lớn nhất 1,00 Nhỏ nhất 0,24 Độ lệch chuẩn 0,22

Nguồn: kết quả từ phần mềm DEAP version 2.1

*Hiệu quả về kỹ thuật (TE)

Từ bảng 5.2 cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình của nông hộ sản khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang là tương đối lớn. Có đến 75% nông hộ đạt hiệu quả kỹ thuật với thang điểm trên 0,6; trong đó có 34,32% là số phần

- 53 -

trăm của nông hộ đạt hiệu quả tối đa (1,00) tương đương 81/236 hộ là những

hộ được xem là những điểm nằm trên đường đẳng lượng (isoquantline) bao quanh các điểm chưa đạt hiệu quả kỹ thuật và ảnh hưởng đến các điểm còn lại

có thể tiến tới điểm đạt hiệu quả, số hộ chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu là

155 hộ, chiếm tỷ lệ 25%. Cụ thể ở mức hiệu quả kỹ thuật 0,90-0,99 là 14 hộ

(chiếm 5,93%), đây là mức có những điểm nằm gần đường hiệu quả kỹ thuật

tối ưu nhất, mức 0,80-0,89 là 23 hộ (chiếm 9,75%), mức 0,70-0,79 là 28 hộ

(chiếm 11,86%), mức 0,60-0,69 là 31 hộ (chiếm 13,14%) và mức dưới 0,60 là 59 hộ (chiếm 25%). Hiệu quả kỹ thuật trung bình của việc sản xuất khóm năm

2013 có giá trị tương đối cao là 0,773 với độ lệch chuẩn là 0,222. Độ rộng tương ứng là 0,244-1,000; độ rộng lớn thể hiện trình độ kỹ thuật canh tác

khóm giữa các nông hộ tương đối xa nhau, hộ có hiệu quả kỹ thuật thấp nhất

là 0,244. Mức kém hiệu quả kỹ thuật do chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa có thể là do trình độ học vấn, chưa nắm bắt được kỹ thuật sản xuất tốt, chưa có sự

tiếp thu tốt lượng kiến thức mới từ những buổi hội thảo, tập huấn trong việc ứng

dụng TBKT vào sản xuất khóm và do các yếu tố ngẫu nhiên ngoài tầm kiểm

soát của nông hộ như: thời tiết, sâu bệnh, lũ lụt…. Các yếu tố này dẫn đến độ

rộng lớn cho thấy cùng một cây trồng nhưng sự ảnh hưởng của cách chăm sóc,

thời tiết và địa chất là rất lớn giữa các nông hộ.

Với mức hiệu quả kỹ thuật 0,773 này là tương đối tốt với tình hình hiện

tại, do đất đai và thủy lợi tại địa bàn nghiên cứu không thể trồng cây khác. Tuy nhiên so với sản phẩm khóm ở tỉnh Hậu Giang thì hiệu quả kỹ thuật này còn thấp hơn. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Tú Anh (2012) về cây khóm ở

tỉnh Hậu Giang thì hiệu quả kỹ thuật của việc sản xuất khóm là 0,878 [11].

*Hiệu quả phân phối nguồn lực (AE)

Qua kết quả từ việc xử lý bằng phần mềm DEAP Version 2.1 ta thấy,

hiệu quả phân phối nguồn lực của các nông hộ trồng khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang trung bình đạt 0,444, giá trị cao nhất đạt 1,00 và thấp

nhất đạt 0,134. Có đến 91,1% hộ đạt hiệu quả phân phối nguồn lực dưới 0,6.

Chỉ có 1 hộ đạt hiệu quả phân phối nguồn lực tối đa (chiếm 0,42%), Mức hiệu

quả phân phối nguồn lực 0,90-0,99 là 1 hộ (chiếm 0,42%), không có hộ đạt

hiệu quả phân phối ở mức 0,7-0,89, ở mức 0,60-0,69 có 19 hộ (chiếm 8,05%),

hiệu quả nguồn lực có xu hướng xoay quanh cột giá trị từ 0,4-0,59, có đến 133

hộ (chiếm 56,36%). Ngoài ra thì có đến 82 hộ nằm trong cột giá trị <0,4

(chiếm 34,75%). Từ kết quả trên cho thấy, mức độ phân phối nguồn lực trong

việc sản xuất khóm ở địa bàn huyện Tân Phước chưa đạt hiệu quả cao, Độ

rộng là 0,134-1,000, độ rộng lớn thể hiện việc quản lý phân bổ nguồn lực phục

vụ cho sản xuất chưa hợp lý, nguyên nhân là do giá cả đầu vào không ổn định,

- 54 -

mà nhà vật tư đưa ra mức giá. Có sự không thống nhất về giá cả mua bán, thuê

mướn các yếu tố đầu vào…

Bảng 5.3: Hiệu quả phân phối nguồn lực của nông hộ sản xuất khóm

Giá trị hiệu quả Hiệu quả phân phối nguồn lực

Số hộ sản xuất Tỷ lệ (%) 1,00 1 0,42 0,90 – 0,99 1 0,42 0,80 – 0,89 0 0,00 0,70 – 0,79 0 0,00 0,60 – 0,69 19 8,05 0,5 – 0,59 54 22,88 0,4 – 0,49 79 33,47 < 0,4 82 34,75 Tổng số hộ 236 100 Trung bình 0,44 Lớn nhất 1,00 Nhỏ nhất 0,13 Độ lệch chuẩn 0,12

Nguồn: kết quả từ phần mềm DEAP version 2.1

*Hiệu quả sử dụng chi phí (CE)

Hiệu quả sử dụng chi phí hay còn gọi là hiệu quả kinh tế tổng hợp của hộ

sản xuất khóm được tính toán trên cơ sở tổng hợp hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân phối nguồn lực trong sản xuất (AE). Kết quả bảng 5.4 cho thấy

hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ sản xuất khóm thấp và mức độ phân tán

lớn. Hiệu quả sử dụng chi phí trung bình của nông hộ đạt 0,340, với giá trị cao

nhất là 1,00 và thấp nhất là 0,075. Có đến 169 hộ (chiếm 71,61%) có mức

hiệu quả chi phí ở mức giá trị < 0,4. Và cũng chỉ có duy nhất 1 nông hộ đạt

hiệu quả chi phí tối đa chiếm (0,42%). Từ kết quả trên cho thấy, nếu một nông

hộ sản xuất có hiệu quả sử dụng chi phí ở mức trung bình trong mẫu quan sát

có thể đạt hiệu quả như hộ có mức cao nhất thì hộ trung bình đó sẽ tiết kiệm được một lượng chi phí tương đương 0,660 đơn vị tiền mà sản lượng đầu ra

không giảm sút (1-[0,34/1,00]). Tương tự ta có thể dễ dàng ước lượng một hộ

sản xuất có mức hiệu quả thấp nhất trong mẫu quan sát sẽ tiết kiệm được một

- 55 -

Bảng 5.4: Hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ sản xuất khóm

Giá trị hiệu quả Hiệu quả chi phí

Số hộ sản xuất Tỷ lệ (%) 1,00 1 0,42 0,90 – 0,99 0 0,00 0,80 – 0,89 0 0,00 0,70 – 0,79 0 0,00 0,60 – 0,69 8 3,39 0,5 – 0,59 23 9,75 0,4 – 0,49 35 14,83 < 0,4 169 71,61 Tổng số hộ 236 100 Trung bình 0,34 Lớn nhất 1,00 Nhỏ nhất 0,08 Độ lệch chuẩn 0,13

Nguồn: kết quả từ phần mềm DEAP version 2.1

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)