Điều kiện kinh tế xã hội huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 33)

3.1.2.1. Kinh tế

Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng ĐBSCL, vừa nằm trong vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam. Vì vậy, có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế, đặc

- 22 -

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế tỉnh

Tiền Giang

Nguồn: Niên Giám Thống kê Cục Thống kê Tiền Giang (2012) trang 43

Dựa vào bảng số liệu, tác giả thấy rằng ngành nông-lâm-ngư nghiệp

chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế tỉnh 35,6% năm 2011 mang lại giá

trị 41.337.414 triệu đồng nhưng lại có dấu hiệu giảm vào năm 2012, cụ thể

giảm xuống còn 46.287.232 triệu đồng chỉ chiếm 37,7% trong cơ cấu kinh tế.

Song nhìn chung, với thế mạnh là vùng có diện tích cây ăn quả lớn nhất nhì cả nước, nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế tỉnh.

Tiền Giang với đô thị loại II là thành phố Mỹ Tho mặc dù chưa thật sự

phát triển như một số thành phố trẻ khác trong khu vực nhưng vẫn mang lại sự đóng góp quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ của tỉnh. Năm 2012 công nghiệp và xây dựng đạt 56.698.768 triệu đồng, đạt 46,1% trong cơ cấu kinh tế tăng 2,3% so với năm 2011. Công

nghiệp và xây dựng của tỉnh Tiền Giang đã bước đầu có những tín hiệu khả

quan, với lợi thế vùng nguyên liệu (cây trái) Tiền Giang đã và đang quy hoạch

nhiều khu công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, tỷ trọng ngành dịch vụ cũng có

dấu hiệu tăng song rất hạn chế từ 16.872.257 triệu đồng năm 2011 lên 19.962.640 triệu đồng năm 2012 chiếm 16,3% trong cơ cấu kinh tế.

*Kinh tế nông nghiệp huyện Tân Phước: Tính đến cuối năm 2012 huyện Tân Phước vẫn phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp là chủ yếu. Cây trồng chủ

lực là: dứa có diện tích khoảng 13.900 ha, sản lượng hàng năm 240.000 tấn;

lúa có diện tích khoảng 17.000 ha, sản lượng bình quân 91.000 tấn/năm; khoai

mỡ có diện tích 1.000 ha, sản lượng hàng năm 14.000 tấn; hoa màu thực phẩm

các loại có diện tích khoảng 1.000 ha, sản lượng hàng năm 12.000 tấn. Rừng

có diện tích 9.500 ha, trong đó, cây tràm chiếm 8.100 ha, cây bạch đàn chiếm

1.400 ha.

*Công nghiệp - Xây dựng huyện Tân Phước: Công nghiệp - Xây dựng

huyện Tân Phước bước đầu có những tín hiệu khả quan. Khu vực công nghiệp Đông Nam Tân Phước được tỉnh quy hoạch với diện tích trên 3600 ha. Trong

Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây

dựng Dịch vụ

Đơn vị tính: Triệu đồng

2011 103.656.286 41.337.414 45.446.615 16.872.257 2012 122.948.640 46.287.232 56.698.768 19.962.640

Cơ Cấu Đơn vị tính: Tỷ lệ %

2011 100 39,9 43,8 16,3

- 23 -

đó, khu công nghiệp Long Giang với diện tích 600 ha đang xúc tiến hình thành

ở Tân Lập 1. Huyện đang quy hoạch cụm công nghiệp ở xã Phú Mỹ với diện

tích 30 ha phục vụ cho công nghiệp chế biến: xay xát, chế biến khóm, khoai,

bột giấy từ nguồn nguyên liệu ưu thế của địa phương

*Thương mại - Dịch vụ huyện Tân Phước: Huyện có 3 chợ đầu mối: chợ

thị trấn Mỹ Phước, chợ Bắc Đông và chợ Phú Mỹ. Huyện đang dự kiến đầu tư

sân golf và khu nghĩ dưỡng 300 đến 500 ha ở xã Tân Lập I và xã Tân Hoà Thành.

3.1.2.2. Xã hội

*Giáo dục: Trên địa bàn huyện có 25 trường gồm: mẫu giáo, tiểu học,

trung học cơ sở, có 2 trường phổ thông trung học (PTTH Nguyễn Văn Tiếp và

PTTH Tân Phước). Huyện đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về công tác phổ cập trung học cơ sở năm 2006.

* Y tế: Huyện có 12 trạm y tế các xã, các trạm y tế đều có bác sĩ tay nghề cao tăng cường về điều trị, khám và chữa bệnh cho người dân.

*Hạ tầng xã hội: Tính đến ngày 20-01-2010, huyện đã thực hiện được

05 cụm dân cư vượt lũ gồm: thị trấn Mỹ Phước, Hưng Thạnh, Thạnh Hoà, Thạnh Tân và Tân Lập 2, đã bố trí cho 1.453 hộ vào cất nhà tại các tuyến dân cư này; toàn huyện có 13.225 hộ sử dụng điện và 11.387 hộ sử dụng nước

sạch. Trong năm 2009, huyện đã thực hiện 14 công trình thủy lợi nội đồng với

tổng chiều dài trên 18.600 m

*Giao thông: Hệ thống giao thông mở rộng toàn huyện, tạo điều kiện tốt

nhất cho việc đi lại; Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương đi

qua 2 xã Tân Lập 1 và Phước Lập; Đường tỉnh 865 chạy song song với kênh Nguyễn Văn Tiếp, đi các tỉnh Đồng Tháp, Long An và TP. Hồ Chí Minh; Đường Tỉnh 867 chuẩn bị đầu tư xây dựng và bắt cầu kênh Bắc Đông qua

huyện Thạnh Hoá (Long An), tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông thông

suốt từ huyện ra vùng lân cận;Đường 874 đang chuẩn bị đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho du khách tham quan di tích chiến thắng Ấp Bắc; Đường nhựa

vào khu Bảo tồn sinh thái đang lập dự án đầu tư xây dựng, tạo thuận lợi cho

du khách tham quan du lịch sinh thái vùng Đồng Tháp Mười; Kênh Nguyễn Văn Tiếp chuẩn bị được nạo vét mở rộng phục vụ giao thông thủy, có thể cho

xà lan 400-600 tấn lưu thông thông suốt khu vực Đồng Tháp Mười.

3.1.2.3. Dân cư

Tiền Giang là một tỉnh có diện tích lớn, dân số và mật độ tương đối cao.

Tuy nhiên, sự phân phối dân cư còn chưa đồng đều giữa các huyện. Điều đó được thể hiện bằng bảng dưới đây:

- 24 -

Bảng 3.2: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo huyện tỉnh

Tiền Giang Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) Tổng 2.508,6 1.692.457 675 Thành phố Mỹ Tho 81,5 217.203 2665 Thị xã Gò Công 102 95.734 939

Huyện Tân Phước 333,2 57.640 173

Huyện Cái Bè 420,9 290.005 689

Huyện Cai Lậy 436,2 308.632 708

Huyện Châu Thành 229,9 238.045 1.035

Huyện Chợ Gạo 231,4 176.709 764

Huyện Gò Công Tây 183,7 126009 686

Huyện Gò Công Đông 267,7 141.923 530

Huyện Tân Phú Đông 222,1 40.557 183

Nguồn: Niên Giám Thống kê Cục Thống kê Tiền Giang (2012) trang 29

Qua bảng số liệu thống kê, nhìn chung mật độ dân số tỉnh Tiền Giang

khá cao 675 người/km2, gấp 2,5 lần so với mật độ cả nước 267 người/km2

(nguồn Tổng Cục thống kê) và lớn hơn 1,5 lần ĐBSCL (429 người/km2)(Tổng

cục dân số - kế hoạch hóa gia đình). Trong đó, tại địa bàn nghiên cứu huyện Tân Phước, mật độ dân số thấp 173 người/km2, thấp nhất so với tất cả các

huyện trong toàn tỉnh. Nguyên nhân là do có huyện có diện tích lớn (333,2

km2) đứng thứ 3 (sau huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy). Thêm vào đó, huyện

lại có dân số khá ít chỉ khoảng 57.096 người. Ngoài ra huyện Tân Phước là vùng trũng của Tháp Mười, đất đai phèn nặng, thường xuyên lũ lụt, khí hậu

khắc nghiệt, kinh tế khó khăn.Vì vậy, Tân Phước là huyện nghèo nhất tỉnh và

dân cư rất thưa thớt.

3.1.2 Khái quát về cây khóm[3]. KS.

3.1.2.1 Nguồn gốc và đặc điểm cây khóm

Nguồn gốc:

Khóm có tên khoa học là Ananascomosus, thuộc họ dứa (Bromeliaceae)

là cây thân thảo và là cây ăn quả nhiệt đới. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng,

phát triển của cây là 23-25oC. Khóm thuộc cây sinh trưởng nhiều thế hệ, sau

khi thu hoạch quả, các mầm, ở nách tiếp tục phát triển thành một trái mới [3]. Giống khóm đã và đang được nông dân trồng ở huyện Tân Phước nói

riêng, tỉnh Tiền Giang chung ban đầu được nông hộ mua từ Kiên Giang, sau mỗi vụ thu hoạch thì nông hộ bắt đầu tự nhân giống và chia sẽ giống cho nhau. Đây là giống Queen (Nữ Hoàng) có nguồn gốc từ Thái Lan.(Theo Trưởng

- 25 -

Theo những người kỳ cựu, cây khóm đã gắn kết với người dân vùng đất phèn chua Tân Phước từ năm 1979. Đến giai đoạn 1996-2000 thì diện tích khóm đã nhanh chóng được mở rộng và trở thành cây trồng chủ lực của huyện

nói riêng và tỉnh nói chung.

Đặc điểm:

Khóm được xem là một trong những cây ăn quả nhiệt đới hàng đầu, rất được ưa chuộng ở thị trường trong nước lẫn ngoài nước. Khóm có mùi thơm

mạnh, có vị ngọt, hơi chua, chứa lượng calo khá cao, giàu chất khoáng, chứa

các loại vitamin cần thiết như A, B1, B2, PP, C. Khóm chứa 80 -85% là nước,

12 -15% là đường, 0,4% protein, 0,1% chất béo. Đặc biệt trong cây khóm có

chứa chất Bromelin có thể chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa, ức chế phù nề và tụ

huyết, làm vết thương mau lành sẹo.

Giống khóm này có hình trụ đều, trái ngắn-mập,và hình chóp. Lá có nhiều gai, cuống ngắn, lõi nhỏ, mắt lồi, hố mắt hơi sâu. Thịt có màu vàng đậm, ít xơ, ít nước, ăn giòn và ngọt. Trái khóm có thể để khoảng 10-15 ngày không thối.

Cây khóm là cây ưa phèn, chịu ngập kém, lượng mưa khoảng 1000-1500

mm/ năm. Khóm là giống cây ăn quả nhiệt đới, ưa nhiệt độ cao, nhiệt độ thích

hợp để sinh trưởng và phát triển của cây từ 23-250C.

Thời vụ trồng khóm thích hợp ở mỗi vùng phụ thuộc vào điều kiện khí

hậu. Ở Tiền Giang trồng vào đầu mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 6, tuy nhiên thời vụ trồng hiệu quả nhất là trồng cây con vào tháng 6 và thu hoạch vào cuối

tháng 11. Khóm trồng thường bố trí nơi cao gần nguồn nước, để dễ vận

chuyển khóm khi thu hoạch. Trồng trên líp, mật độ trồng từ 2.500-3.000 cây trên 1000m2. Nếu đất đai tốt, phân bón, tưới nước đầy đủ thì có thể trồng

3.500 cây/1000m2.

Khóm trồng thường bón phân URE, DAP và KALI. Tuy nhiên, tùy vào từng loại đất tốt hay xấu , mà có kế hoạch bón khác nhau sao cho phù hợp

nhất.

Khóm trồng từ cây con sau 12 tháng bắt đầu thu hoạch (tơ), khóm này cho năng suất rất cao, có thể đạt 800kg/1.000m2/lần đạt 100% năng suất, sau đó mỗi 3-4 tháng lien tiếp thu hoạch, thùy theo lượng phân bón và kích thích CaC2 mà thời gian thu hoạch sẽ khác nhau ( khóm vụ năng suất sẽ giảm dần

từ 10-20% so với vụ trước).

Khóm trồng thường chết bụi. Vì vậy phải cải tạo đất, giữ độ phèn của đất ổn định, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, chăm sóc cho cây luôn được khỏe

- 26 -

Thu hoạch là khâu cuối cùng của mùa vụ, nếu thu hoạch sớm quá thì

không đạt được kết quả tốt mà nếu như trễ quá thì khóm bị hư, cho nên gần tới

thu hoạch cần phải thường xuyên thăm rẫy khóm để thu hoạch đúng lúc, thu

hoạch ở đâu, trái nào vừa nhất để đảm bảo được năng suất và trái khóm chất lượng. Vụ thu hoạch khóm rộ là cuối tháng 2 và đầu tháng 3 âm lịch.

3.1.2.2 Kỹ thuật trồng

-Mỗi vùng đất có chế độ canh tác khác nhau. Ở ĐBSCL khóm được

trồng lên líp nhằm mục đích nâng cao tầng canh tác tránh ngập úng.

Chuẩn bị đất trồng:đất được cày xới sâu 30cm, cào nhặt kỹ gốc cỏ. Trước khi trồng một tháng tiến hành san bằng mặt đất, lên líp trồng kết hợp

bón lót lân + vôi + kali + thuốc sát trùng trừ kiến, rệp sáp. Líp trồng rộng 4m –

6m để dễ thoát nước trong mùa mưa.Mương rộng khoảng 1/2 líp, sâu 1 -12,2 m. Trong những vùng có tầng sinh phèn nằm gần lớp mặt thì áp dụng lên líp theo băng (dùng lớp đất mặn đưa vào lớp giữa) lớp đất sâu ốp hai bên líp, qua

năm thứ 2 phèn được rửa thì trồng thêm, kỹ thuật trồng này tránh cây bị ngộ độc phèn sau khi trồng. Nếu trồng lại trên lớp đất mùa trước thì có thể cài nát thân lá khóm rồi bón vôi nhằm cung cấp thêm phân hữu cơ cho đất..

Làm cỏ: Tưới đẫm và phun thuốc diệt cỏ tiền nẩy mầm 2-3 tuần trước

khi trồng. Ngoài ra có thể dung màng phủ nông nghiệp giúp hạn chế cỏ dại,

tiết kiệm nước tưới, giảm lượng phân bón và điều hòa nhiệt độ.

Bón Phân:

- Bón lót:Trước khi trồng 3-4 ngày bón 25% tổng lượng phân đạm, 60%

tổng lượng lân và 50% tổng lượng phân kali của cả năm. đối với những vùng

đất thấp nhiễm phèn cần bổ sung thêm 1-1,2 tấn vôi/ ha.

- Bón cơ bản:liều lượng phân bón thay đổi tùy theo độ phì và đặc tính

của đất nhưng phải tuân thủ yêu cầu lượng ka-li luôn cao hơn gấp 2-2,5 lần lượng đạm. Vùng đất cát cần được bón nhiều phân hơn đất phù sa, vùng đất

chua phèn ở ĐBSCL cần nhiều lân hơn các vùng đất khác. Tuy nhiên, có thể

bón theo công thức tổng quát là 5-6g đạm +4g lân + 10-12g kali/cây/vụ tương đương với 10-12 g urea + 22g super lân + 20-24g sun-phát ka li /cây/vụ.( tránh

sử dụng các dạng phân bón có chứa Clo)

- Bón nuôi quả:Chia lượng phân ka li còn lại làm 2 lần, bón lúc 1 và 2 tháng sau khi hoa nở.

- Tiêu chuẩn giống:Chọn chồi từ những cây mẹ tốt không sâu bệnh.

Dùng chồi thân và chồi cuống để trồng. Chồi thân: Trọng lượng 200-400g, chiều dài 30-40cm; Chồi cuống: trọng lượng 200-250g, chiều dài 25-30cm. Để

ngừa rệp sáp gây héo khô đầu lá (ngâm gốc chồi trong dung dịch Ridomin,

- 27 -

- Kỹ thuật trồng:

Trồng tốt nhất vào đầu mùa mưa. Mật độ trồng thông thường khoảng

50.000 hom/ha. Khoảng cách trồng: tuỳ theo chiều rộng líp mà bố trí thích

hợp, thường trồng hàng kép 2, kép 3, theo hình vuông, hình nanh sấu.

Một số nước trên thế giới có khuynh hướng trồng thật dày và thâm canh cao trong một vụ để thu hoạch nhiều trái có kích thước, trọng lượng đồng điều, sau đó trồng lại vụ mới.

Cách trồng: trồng cây thẳng hàng, đều nhau để có thể cơ giới hoá khi chăm

sóc. Khoảng cách cây trên hàng 30-40cm; Khoảng cách giửa 2 hàng con 40-60cm. Khoảng cách giửa 2 hàng kép 60-90cm. Vài ngày sau khi trồng phải

sửa lại các cây bị ngã do mưa hay tưới.

3.1.2.3 Về khâu chăm sóc

- Trồng dậm: sau khi trồng 15-20 ngày tiến hành trồng dậm ở nơi cây

chết bằng cây tốt khác để vườn cây phát triển đồng đều, đảm bảo mật độ.

- Làm cỏ, vun gốc, cắt lá. Vun gốc thường áp dụng cho mùa thứ 2 trở đi

vì các cây đời sau thường mọc cao hơn không đủ đất để bảo vệ cây thường bị

ngã.

- Sau khi thu hoạch xong cần cắt tỉa lá, để mặt líp thông thoáng ít sâu

bệnh.

- Bón phân: Bón nhiều lần để thường xuyên thoả mản nhu cầu của cây. Bón phân cân đối để trái có phẩm chất tốt và đạt năng suất cao. Bón đủ loại dưỡng chất nhất là trên đất phèn. Áp dụng kỹ thuật bón thích hợp.

- Tỉa chồi và để cây con: nên giử lại 1 chồi khoẻ mọc gần mặt đất để thay

thế cây mẹ trong mùa sau.

- Tưới tiêu nước: tưới 2 - 4 lần/ngày trong mùa nắng và thoát nước tốt trong mùa mưa.

- Chống nắng: có thể dùng cỏ khô, rơm rạ che phủ trái hoặc buột túm các

lá lại để che trái.

- Xử lý ra hoa (thường xử lý rãi vụ): cây khóm thường tượng hoa trong giai đoạn ngày ngắn. Điều kiện tượng hoa phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, sức sinh trưởng. Mục đích xử lý rãi vụ thu hoạch trong năm nhằm trách thu hoạch

tập trung gây ứđộng sản phẩm ảnh hưởng đến kênh tiêu thụ.

- Kỹ thuật xử lý ra hoa: thông thường dùng CaC2 (khí đá) để xử lý cho

khóm Queen, kích thích khóm ra hoa trái vụ được áp dụng phổ biến nhất. Khi

xử lý cần phải lưu ý: thời gian sinh trưởng từ 8-10 tháng tuổi bằng chồi thân

- 28 -

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)