Tình hình sản xuất khóm trong nước

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 41)

3.2.2.1. Tình hình sản xuất khóm cả nước

Từ bảng số liệu thống kê (xem bảng 4), tác giả nhận thấy rằng diện tích

trồng khóm cả nước rất lớn hơn 40.000 ha. Trong đó diện tích cho sản phẩm năm 2011 là 33.600 ha đạt 83% và tăng lên 36.000 ha đạt 87% năm 2012. Sản lượng cả nước năm 2011 ước đạt 532.700 tấn tăng lên 571.600 tấn năm 2012,

với năng suất khóm trung bình đạt hơn 15 tấn/ha.

Bảng 3.3: Diện tích và sản lượng khóm cả nước năm 2011 - 2012

Tên câytrồng/chỉ tiêu 2011 2012 So sánh 2011/2010 (%)

DT gieo trồng (1000ha) 40,5 41,1 101,5

DT cho sản phẩm (1000ha) 33,6 36,0 107,1

Năng suất (tạ/ha) 157,9 158,8 100,6

Sản lượng (1000 tấn) 532,7 571,6 107,3

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012) http://fsiu.mard.gov.vn/data/trongtrot.htm

3.2.2.2. Diện tích và sản lượng khóm phân theo khu vực

Khóm là cây trồng có tính thích nghi cao và cho năng suất tương đối ổn định và có thể trồng xen với các cây nông nghiệp khác nên có thể trồng được ở

- 30 -

Bảng 3.4: Diện tích và sản lượng khóm cả nước phân theo địa phương

Vùng và tỉnh Năm 2011 Diện tích (1000ha) Sản lượng (1000 tấn) CẢ NƯỚC 40,5 532,7 Đồng bằng sông Hồng 4,0 53,1

Trung du và miền núi phía Bắc 3,6 33,3

Bắc trung bộ, duyên hải miền Trung 7,6 87,2

Tây Nguyên 1,2 17,7 Đông Nam Bộ 1,3 16,2 ĐBSCL 22,8 325,2 Long An 1,3 6,8 Tiền Giang 13,2 207,9 Trà Vinh 0,1 0,6 Vĩnh Long 0,1 0,7 Kiên Giang 6,4 91,5 Hậu Giang 1,7 17,3

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012)

http://fsiu.mard.gov.vn/data/trongtrot.htm

Theo số liệu thống kê từ bảng diện tích và sản lượng khóm cả nước năm

2011, tác giả thấy rằng sản lượng khóm sản xuất hàng năm ở nước ta là rất lớn

với 532.700 tấn trên tổng diện tích 40.500 ha. Trong đó, ĐBSH chiếm khoảng

10% diện tích gieo trồng cả nước với sản lượng 53.100 tấn; Trung du và miền

núi phía Bắc chiếm diện tích tương đối nhỏ hơn ĐBSH với 3.600 ha, sản lượng

khoảng 33.300 tấn; Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung chiếm 19% diện tích

cả nước với sản lượng đạt 87.200 tấn; Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là hai khu vực có diện tích trồng khóm nhỏ nhất nước, lần lượt 1.200ha và 1.300ha. Do đó,

sản lượng khóm thu hoạch được là khá thấp chỉ gần 40.000 tấn.

- ĐBSCL là khu vực trồng khóm lớn nhất nước với diện tích 22.800 ha

chiếm hơn 56% diện tích cả nước, với sản lượng năm 2011 đạt 325.200 tấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Riêng Tiền Giang có diện tích trồng khóm 13.200 ha chiếm gần 33% diện tích

của cả nước.

3.3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KHÓM Ở HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH

TIỀN GIANG

3.3.1. Diện tích và sản lượng khóm các huyện trong tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng khóm và liên tục tăng qua các năm gần đây. Trong đó, huyện Tân Phước là địa bàn trọng điểm cho phát triển bền vững cây khóm.

- 31 -

Bảng 3.5: Diện tích và sản lượng khóm các huyện tỉnh Tiền Giang

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Tổng 11.69 193.64 13.18 207.95 14.06 244.08 Thành phố Mỹ Tho - - - - Thị xã Gò Công - - - -

Huyện Tân Phước 11.57 192.05 13.06 206.28 13.93 242.19

Huyện Cái Bè 4 52 15 184 56 644

Huyện Cai Lậy 6 104 7 70 4 21

Huyện Châu Thành 95 1.280 93 1.395 76 1.216

Huyện Chợ Gạo 2 14 1 12 1 10

Huyện Gò Công Tây 1 3 - - - -

Huyện Gò Công Đông - - - -

Huyện Tân Phú Đông 12 132 - - - -

Nguồn: Niên Giám Thống kê Cục Thống kê Tiền Giang 2012 trang 181

Theo số liệu từ Niên Giám Thống kê Cục Thống kê Tiền Giang 2012, tác giả nhận thấy rằng Tân Phước là huyện có diện tích trồng khóm lớn nhất tỉnh

với 13.059 ha năm 2011 và 13.926 năm 2012 chiếm 99% diện tích trồng khóm

toàn tỉnh. Ngoài ra khóm cũng được trồng ở một số huyện của tỉnh Tiền Giang như: Châu Thành, Cái Bè, Cai Lậy, Chợ Gạo nhưng diện tích không đáng. Nguyên nhân là do Tân Phước là vùng đất phèn thích hợp với cây khóm và

được nhà nước quy hoạch trở thành vùng chuyên canh khóm, năng suất trung

bình 17 tấn/ha.

3.3.2. Tình hình tiêu thụ

Hiện nay, khóm là cây trồng chủ lực và là loại cây đứng đầu ở huyện Tân Phước cả về diện tích và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, giá cả đầu ra của khóm rất

- 32 -

Nguồn:Trang thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang;

<http://www.tiengiang.gov.vn/lietkemuc.asp?cap=2&idcha=1627>

Hình 3.3: Giá khóm tại thị trường Mỹ Tho năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào số liệu giá khóm tại thị trường Mỹ Tho từ tháng 1 đến tháng 10

năm 2013, tác giả nhận thấy rằng, giá cả là khá cao nhưng tăng giảm thất thường. Giá cao nhất đạt 4.300 đồng/kg và thấp nhất chỉ đạt 2.300 đồng/kg.

Vào khoảng giữa tháng 6 giá khóm bất ngờ giảm xuống mức 2.300đồng/kg, và bắt đầu tăng liên tục vào những tháng tiếp theo. Nguyên nhân khiến giá khóm

sụt giảm là do vào khoảng tháng 2 ( tháng 3 âm lịch) khóm trổ hoa tự nhiên và bắt đầu chín rộ vào tháng6 (tháng 5 âm lịch) làm tình trạng cung vượt quá cầu

gây giảm mạnh giá khóm. Từ tháng 7 trở đi sản lượng khóm bắt đầu ổn định

và có chiều hướng giảm nên đẩy giá khóm tăng dần mang lại thu nhập tương đối ổn định cho nông dân trồng khóm.

Tuần Đồng

- 33 -

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA VIỆC SẢN XUẤT KHÓM Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

4.1.CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ THAM GIA SẢN XUẤT KHÓM

4.1.1. Đặc điểm chung của nông hộ

Trước khi đi sâu vào phân tích quá trình sản xuất của nông hộ trồng

khóm, tác giả đã thống kê một số đặc điểm nổi bật của nông hộ để có cái nhìn chung và tổng quan. Số liệu được thể hiện ở bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1: Một số đặc điểm của nông hộ trồng khóm

Chỉ tiêu Đvt Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Tuổi đáp viên Năm 21 84 48,26 11,29

Học vấn Năm 0 14 6,62 3,35

Diện tích m2 2.500 140.000 24.957,63 20.063,42

Kinh nghiệm Năm 1 27 11,49 5,85

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế của tác giả, 2013

Qua khảo sát thực tế các nông hộ trồng khóm trên địa bàn huyện Tân Phước cho thấy tuổi các nông hộ sản xuất khá cao, cao nhất là 84 tuổi và thấp

nhất là 21 tuổi, với độ tuổi trung bình là 48,26 tuổi. Thông thường thì số tuổi

và số năm kinh nghiệm đi song song với nhau, người có tuổi càng cao thì số năm kinh nghiệm tích lũy càng nhiều. Do vùng đất ở huyện Tân Phước, tỉnh

Tiền Giang là đất phèn, cây khóm lại là dễ cây trồng và phù hợp với thổ nhưỡng của vùng đất này, nên cây khóm có mặt ở vùng đất này từ rất lâu và

người dân nơi đây đã chọn cây khóm là cây chủ lực. Đa phần, nông hộ tham

gia sản xuất khóm ở độ tuổi trung niên, qua kết quả thống kế cho thấy, số nông

hộ trong độ tuổi từ 21-35 chiếm 13,9% trong tổng số hộ điều tra. Số nông hộ có độ tuổi từ 36-50 chiếm 47,5%, còn lại 38,6% nông hộ có độ tuổi từ 50 trở

lên. Sỡ dĩ lực lượng tham gia trồng khóm tập trung ở độ tuổi trung niên là vì cây khóm là cây dễ trồng, mặt khác những nông hộ có độ tuổi trung niên này

đã gắn bó với cây khóm từ rất lâu đời và lợi nhuận mang lại từ việc trồng khóm trên địa bàn đôi khi rất bấp bênh do thị trường biến động không ngừng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiều khi cũng chỉ vừa đủ để trang trãi cho cuộc sống gia đình, cho nên lực lượng trẻ tại địa phương một số không thích gắn bó với nghề nông, một số đã chuyển về các trung tâm thành phố để tìm việc khác.

-Nhìn chung, trình độ học vấn của nông hộ sản xuất khóm ở địa phương là tương đối thấp, trung bình số năm đi học của nông hộ là 7/12 ( tương đương

- 34 -

tiếp nối nghề nông của gia đình nên nông hộ không được đi học nhiều. Hộ có

trình độ học vấn cao nhất là Đại học ( chỉ chiếm 2,1% tương đương 5 nông hộ

trong tổng số 237 hộ điều tra), thấp nhất là mù chữ ( chiếm 4,2% tương đương

10 trong tổng số 237 hộ điều tra). Vì trình độ tương đối thấp nên đa phần nông

hộ tham gia sản xuất đều dựa trên kinh nghiệm bản thân tự tích lũy, kết hợp

với học hỏi từ hàng xóm, ít được tư vấn và tập huấn. Do trình độ học vấn còn thấp nên nông hộ cũng có sự hạn chế về tiếp thu kỹ thuật cũng như tiếp cận

những thông tin của thị trương về nhu cầu và giá cả.

- Diện tích canh tác của nông hộ sản xuất khóm ở huyện Tân Phước

nhìn chung là rất lớn, trung bình mỗi hộ có khoảng 2,5 mẫu đất (25.000m2) thấp nhất là 2.500m2, cao nhất là 140.000m2 ( bao gồm đất thuê). Có đến

80,7% nông hộ có diện tích >10.000m2, sở dĩ diện tích đất canh tác khóm lớn là do Tân Phước được quy hoạch làm vùng chuyên canh khóm lớn nhất cả nước, tất cả diện tích đều được tận dụng canh tác. Nhìn chung, diện tích đất

sản xuất của nông hộ tương đối ổn định trong vòng 5 năm trở lại đây, một số ít có tăng lên do nông hộ mở rộng quy mô sản xuất, tích lũy them tài sản, và một

số ít còn lại thì thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chia tài sản cho con, cháu trong gia đình.

4.1.2. Tham gia tập huấn và ứng dụng trình độ khoa học kỹ thuật

vào sản xuất

Để nông hộ có thể tiếp thu được những kiến thức bổ ích, những lựa chọn đúng trong quá trình sản xuất mà không cần phải qua trường lớp đào tạo đó là mục tiêu và nội dung chủ yếu của chính sách khuyến nông hiện nay. Và hình thức phổ biến nhất là tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo kỹ thuật, hội nghị đầu

bờ… nhằm để rút ngắn được khoảng cách tiếp cận của người dân với những

kỹ thuật mới. Nội dung chủ yếu là định hướng cho nông hộ sản xuất khóm đạt

chất lượng theo nhu cầu và ứng dụng những biện pháp kỹ thuật mới vào trong sản xuất, bao gồm : cải tạo đất, sử dụng giống tốt, chất lượng, bón phân thích

hợp, đúng liều lượng và các biện pháp bảo quản sau thu hoạch…. Việc áp

dụng những biện pháp này nhằm góp phần giảm các nguồn lực đầu vào, gia

tăng giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác. Tình hình tham gia tập huấn và

- 35 -

Bảng 4.2: Tỷ lệ tham gia tập huấn và ứng dụng TBKT của nông hộ

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Tham gia tập huấn

Có tập huấn 145 61,4% Không có tập huần 91 38,6% Tổng số 236 100% Ứng dụng TBKT vào sản xuất Có ứng dụng 54 22,9% Không có ứng dụng 182 77,1% Tổng số 236 100%

Nguồn: số liệu khảo sát thực tế của tác giả, 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả khảo sát cho thấy, tình hình tập huấn cho nông hộ sản xuất khóm tương đối, trong 236 hộ được phỏng vấn thì có 145 hộ có tham gia tập

huấn, chiếm 61,4% trên tổng số nông hộ điều tra, còn lại 38,6% không tham gia tập huấn. Trong 145 hộ tham gia tập huấn thì chỉ có 54 hộ ( chiếm 22,9%) có áp dụng tiến bộ kỹ thuật từ chương trình tập huấn vào trong sản xuất, còn lại 77,1% thì không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất.

Nhìn chung, 22,9% hộ có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất là thành viên của Hợp Tác Xã. Còn 77,1% còn lại một phần không là thành viên của hợp tác xã, phần còn lại là do không có đủ điều kiện về vốn, diện tích canh

tác manh mún, không tìm được con giống sạch bệnh, và trang thiết bị, công

nghệ cho sản xuất.

4.1.3. Các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất của nông hộ

4.1.3.1. Nguồn lao động

Nguồn lao động đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói

chung và sản xuất khóm nói riêng. Để hiểu rõ hơn về nguồn lực lao động trong sản xuất khóm ở địa bàn nghiên cứu ta xét đến các chỉ tiêu số nhân khẩu trong gia đình, số lao động tham gia sản xuất khóm, số lao động nam và lao động nữ

tham gia sản xuất.

Trong nông nghiệp, lao động sản xuất hầu hết là lao động sẵn có trong gia đình. Hầu hết tất cả các khâu trong quá trình sản xuất đều đòi hỏi phải cần

nguồn lao động, vì thế nông hộ sản xuất khóm tận dụng nguồn LĐGĐ nhằm

- 36 - Bảng 4.3: Nguồn lực lao động của nông hộ

ĐVT: người Đặc điểm Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Số nhân khẩu 9 1 4,32 1,38

Số lao động tham gia sản

xuất khóm 7 1 2,19 0.93

- Số lao động nam 5 0 1,25 0,64

- Số lao động nữ 3 0 0,93 0,55

(Nguồn: số liệu khảo sát thực tế của tác giả, 2013)

Qua bảng khảo sát thực tế cho thấy, trung bình một hộ gia đình ở Tân Phước có tổng số nhân khẩu là 4,32 người, trong đó hộ có đông nhân khẩu

nhất là 9 người, ít nhất là 1 người. Trong 4,32 người thì có 2,19 người trực tiếp

tham gia sản xuất khóm, còn lại là những người sống phụ thuộc, trẻ nhỏ còn đi

học và một số làm công nhân cho công ty ở địa phương. Trong 2, 19 người

tham gia sản xuất khóm thì có 1,25 người lao động là nam giới và 0.93 lao

động nữ giới. Thực tế cho thấy, phần lớn nữ giới có phần hạn chế trong việc

tham gia trồng khóm, nguyên nhân là vì sức lao động ở nữ giới kém hơn nam

giới, và nữ giới chỉ có thể phụ gieo giống, làm cỏ trong quá trình sản xuất. Và

đa phần thì các nông hộ ít sử dụng lao động thuê vì tốn kém nhiều chi phí, chỉ

những hộ có diện tích lớn thì mới thuê mướn lao động để phụ giúp. Như vậy

có thể thấy rằng, nếu sản xuất khóm của các nông hộ có hiệu quả thì không chỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động trong gia đình nhàn rỗi.

4.1.3.2. Nguồn lực về vốn sản xuất

Trong sản xuất nông nghiệp vốn góp phần quan trọng vào việc nâng cao

hiệu quả sản xuất. Vốn hầu như cần phải có xuyên suốt trong quá trình sản

xuất. Đểđạt được hiệu quả cao trong sản xuất thì nông hộ phải có đủ vốn đầu tưchăm sóc cho quá trình sản xuất trong vụ. Đa phần các hộ tham gia sản xuất

khóm ở địa bàn nghiên cứu phải vay vốn mới đủ để trang trãi cho suốt mùa vụ,

một số khác thì mua chịu vật tư ( hình thức gối đầu) có nghĩa là khi bắt đầu

trồng họ mua phân, thuốc BVTV sau đó thu hoạch xong họ thanh toán tiền. Cụ

thể nhu cầu về vốn của nông hộ sản xuất khóm ở Tân Phước được thể hiện qua

- 37 - Bảng 4.4: Tình hình nguồn vốn vay của nông hộ

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) Vay vốn Vay 151 64 Không vay 85 36 Tổng 236 100 Nơi vay

NH Nông nghiệp & PT

nông thôn 138 58,5

NH Chính sách xã hội 21 8,9

Mua chịu vật tư 27 11,4

Mượn người quen 12 5,1

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế của tác giả, 2013)

Qua bảng trên cho thấy nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuẩt khóm của

nông hộ là tương đối cao, chiếm 64% tức là trong tổng số 236 hộ tham gia sản

xuất thì có đến 151 hộ có nhu cầu về vốn vay. Mặc dù giá khóm khá bắp bênh

nhưng nông hộ sản xuất vẫn phải vay vì thiếu vốn để đầu tư vào quá trình sản

xuất, mặt khác tỉ lệ lãi suất của các Ngân hang gần đây đã được Chính phủ

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang (Trang 41)