Về công tác nguồn vốn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ CHẤT LƯỢNG tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 84 - 87)

6. KẾT CẤU NỘI DỤNG CỦA ĐỀ TÀI

3.1.1Về công tác nguồn vốn

- Mọi cá nhân, từ Ban giám đốc, lãnh đạo các phòng đến cán bộ công nhân viên phải chủ động tìm kiếm khai thác các nguồn tiền gửi từ các đối tượng khách hàng là các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, từ các khách hàng đã có quan hệ lâu nay và tìm kiếm khai thác các khách hàng mới, kết hợp việc khai thác các khoản tiền nhàn rỗi lớn và các khoản nhỏ lẻ, các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm gửi góp… để không chỉ tăng trưởng về số dư mà cả về số lượng khách hàng để dần ổn định về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, hạn chế việc suy giảm nhanh do quá lệ thuộc vào một bộ phận khách hàng lớn.

- Triển khai các chương trình huy động vốn cá nhân, các sản phẩm có tính gối đầu để duy trì liên tục số dư tiền gửi từ dân cư, các sản phẩm đặc trưng trên nền tảng công nghệ cao, áp dụng bán chéo các sản phẩm huy động vốn gắn liền với vốn cho vay. Tiếp tục triển khai các sản phẩm huy động vốn trung, dài hạn để tranh thủ huy động nguồn vốn dài hạn.

- Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, theo dõi và duy trì hiệu quả các khách hàng có số dư tiền gửi lớn, đa dạng hoá đối tượng khách hàng, giảm sự phụ thuộc vào khách hàng tổ chức lớn.

- Tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất, nghiên cứu áp dụng chính sách lãi suất phù hợp với khách hàng để khuyến khích tăng cường huy động vốn.

- Điều tra nắm vững số tiền BHXH chi trả lương, trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng được hưởng, tiền công thu nhập hàng tháng của cán bộ, công nhân viên chức từ các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cận để huy động.

- Bộ phận kế toán tổ chức tốt công tác giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ, giải phóng nhanh khách hàng để thu hút có hiệu quả khách hàng đến giao dịch.

- Tăng cường quảng cáo có hiệu quả các hình thức huy động vốn của Argribank đã và đang áp dụng tới các khách hàng, phối hợp với phòng kế hoạch kinh doanh triển khai thực hiệt tốt các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng trong năm; sao kê nắm bắt khách hàng có tiền gửi đến hạn theo từng tuần để kịp thời vận động gửi lại.

- Nâng cấp mở rộng mạng lưới hoạt động đặc biệt tại khu vực đông dân cư. - Theo dõi phân tích chặt chẽ tình hình biến động của lãi suất cũng như nguồn vốn trên thị trường để từ đó kịp thời đưa ra những kế hoạch điều chỉnh cụ thể phù hợp.

- Ngay từ đầu năm các phòng chỉ đạo thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, đặc biệt là chỉ tiêu huy động vốn đến từng cá nhân. Để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ nhận khoán trong việc thực hiện chỉ tiêu huy động vốn, tiếp tục duy trì việc chi tạm ứng lương hàng tháng, quyết toán năm theo kết quả thực

hiện các chỉ tiêu khoán theo văn bản 1537/NHNN-KHTH kết hợp với kết quả thực hiện chỉ tiêu huy động vốn của các cá nhân, bộ phận.

- Thường xuyên phát động có hiệu quả các phong trào thi đua huy động vốn, cuối kỳ sơ kết, đánh giá và biểu dương, khen thưởng những cá nhân điển hình đạt thành tích cao trong kỳ. Sử dụng một cách hài hoà, có hiệu quả các công cụ, chính sách tạo động lực trong công tác huy động vốn của Giám đốc NHNN tỉnh nhằm tạo động lực mạnh mẽ trong công tác huy động vốn.

- Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền địa phương, phối kết hợp với các hội đoàn thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động ngân hàng.

3.1.2. Về công tác tín dụng

- Kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với sự tăng trưởng nguồn vốn,

kiểm soát tăng trưởng tín dụng trung, dài hạn. Bám sát các chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước, của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và tình hình thanh khoản của đơn vị để có chính sách tín dụng phù hợp.

- Ưu tiên nguồn vốn cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010, các đối tượng cho vay chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, các đối tượng cho vay nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định 63/2010 và Quyết định 65/2011, cho vay hộ sản suất phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án, phương án có hiệu quả và phù hợp với thế mạnh kinh tế trên địa bàn, mở rộng cả về mặt số lượng và dư nợ. Kiểm soát dư nợ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.

- Tập trung đôn đốc, xử lý thu hồi các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ xấu, nợ kém hiệu quả để tạo quỹ quay vòng cho vay.

- Cần tích cực tìm kiếm, khai thác khách hàng mới, kiểm tra sau khi cho vay đối với các khoản đã giải ngân, đôn đốc khách hàng thực hiện việc luân chuyển vốn vay theo đúng kế hoạch, dự án và chu kỳ luân chuyển vốn, để quản lý chặt chẽ dư nợ cho vay theo đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ.

- Chú trọng công tác kiểm tra trước trong và sau khi cho vay cũng như công tác thẩm định - khâu quyết định chất lượng hiệu quả hoạt động đầu tư; qua đó kịp thời phát hiện sai sót và chỉ đạo sửa sai kịp thời tránh rủi ro.

- Phấn đấu tăng trưởng dư nợ lành mạnh, an toàn và hiệu quả đối với mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt phải quan tâm đến chất lượng tín dụng, nâng cao năng lực thẩm định cho vay. Tổ kiểm tra thẩm định phải phối hợp chặt chẽ với CBTD tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn đúng quy trình nghiệp vụ, nhanh chóng kịp thời, rút ngắn thời gian thiết lập thủ tục hồ sơ, phê duyệt cho vay, đăng nhập thông tin vào hệ thống, nhanh chóng giải ngân cho khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các ngân hàng.

- Chú trọng quan tâm công tác chăm sóc khách hàng để giữ các khách hàng quan trọng, khách hàng có quan hệ lâu năm, khách hàng có uy tín. Tất cả các trường hợp để mất khách hàng do thiếu sự quan tâm chăm sóc, theo dõi của CBTD đều phải được chấn chỉnh và xử lý nghiêm túc. Tăng cường hoạt động Marketing, công tác tiếp thị, cải tiến tinh thần thái độ phục vụ… qua đó tạo niềm tin tưởng nơi khách hàng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ CHẤT LƯỢNG tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 84 - 87)