Các nhân tố từ phía Ngân hàng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ CHẤT LƯỢNG tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 34 - 37)

6. KẾT CẤU NỘI DỤNG CỦA ĐỀ TÀI

1.4.2.1. Các nhân tố từ phía Ngân hàng

- Chính sách tín dụng:

Tín dụng cá nhân là một bộ phận quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng nên việc xây dựng một chính sách riêng cho khoản mục này sẽ giúp ngân hàng xác định rõ hơn mục tiêu cần hướng tới cũng như phân bổ và sử dụng các nguồn lực bên trong một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

Chính sách tín dụng có thể thay đổi khi các yếu tố xây dựng nên chính sách tín dụng như khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng thay đổi. Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra các chính sách khác

nhau cho phù hợp: Đối với các khách hàng có uy tín thì ngân hàng có thể cho vay không có tài sản đảm bảo, có hạn mức cao hơn, lãi suất ưu đãi hơn trong khi việc có tài sản đảm bảo là cần thiết đối với các khách hàng khác. Một chính sách tín dụng hợp lý, linh hoạt sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng khác nhau của các khách hàng khác nhau và đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng cá nhân.

- Quy trình tín dụng: Sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng phát hiện kịp thời các khuyết điểm, nắm được diễn biến các khoản tín dụng để có biện pháp điều chỉnh, can thiệp kịp thời, sớm ngăn ngừa hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Thủ tục giải quyết nhanh, đơn giản, chính xác, thuận tiện sẽ tạo ấn tượng tốt với các khách hàng và ngày càng thu hút được khách hàng cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng.

- Chất lượng thông tin tín dụng: Tác động trực tiếp đến quyết định cho vay hay không của ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng cá nhân, việc thu thập đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân và tình hình tài chính của khách hàng mang lại không ít khó khăn cho công tác thẩm định cho vay. Để cho vay có hiệu quả, ngân hàng phải chú trọng vào công tác thu thập thông tin như tư cách, uy tín, năng lực tài chính, kết quả kinh doanh, quan hệ xã hội, thông tin giá cả, thị trường của đối tượng cho vay… thông qua hồ sơ khách hàng, trung tâm tín dụng, các cơ quan quản lý Nhà nước… để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay, mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

- Công tác tổ chức ngân hàng: Tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hoá và sắp xếp có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc đã quy định. Ngân hàng được tổ chức một cách có khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các ngân hàng với nhau trong toàn hệ thống cũng như với các cơ quan liên quan khác. Qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng dành cho KHCN.

- Tình hình huy động vốn: Nguồn vốn đáp ứng hoạt động tín dụng dành cho KHCN ảnh hưởng lớn tới chất lượng của các khoản vay. Vốn huy động càng lớn, hiệu quả vốn huy động càng cao thì NHTM càng có khả năng mở rộng và phát triển tín dụng cá nhân. Để đảm bảo chất lượng các khoản vay, ngân hàng cần có sự điều chỉnh hợp lý về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay để hạn chế rủi ro thanh khoản, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tín dụng và tạo lập uy tín đối với khách hàng.

- Chất lượng của đội ngũ cán bộ

Trực tiếp tham gia vào mọi khâu của quy trình tín dụng và tạo nên hình ảnh cho ngân hàng, con người là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Việc đánh giá nhân tố con người bao gồm: trình độ cán bộ, đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, cơ cấu nhân sự…

Một NHTM muốn hoạt động kinh doanh tốt trước hết ban lãnh đạo phải là người có chất xám, kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức tốt và đặt lợi ích chung lên hàng đầu. Tiếp đến là đội ngũ CBTD giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm và quan trọng không kém là đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Bên cạnh đó CBTD cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trường kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thị trường… để dự đoán trước được những biến động có thể xảy ra từ đó tư vấn và xây dựng phương án kinh doanh cho phù hợp.

- Trình độ công nghệ và quản lý: Trình độ công nghệ áp dụng vào hoạt động tín dụng cũng có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng dành cho KHCN. Nếu ngân hàng có trình độ công nghệ và quản lý hiện đại thì sẽ thúc đẩy hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng như rút ngắn thời gian cho vay đối với mỗi khách hàng, tạo được uy tín và sự tín nhiệm, thu hút ngày càng nhiều khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

- Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Hoạt động tín dụng rất phức tạp và nhạy cảm và đầy biến động. Trong khi đó, cán bộ ngân hàng thường làm theo thói quen nên việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ giúp cho ngân hàng nhận ra những sai sót, nắm bắt kịp

thời các khoản cho vay có vấn đề. Mặt khác, công tác kiểm soát nội bộ còn đóng vai trò là những hồi chuông nhắc nhở các phòng ban và CBTD trong việc chấp hành quy chế tín dụng, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ để theo kịp trình độ phát triển của nền kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ CHẤT LƯỢNG tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w