Phân tích kết quả điều tra các đối tượng quản lý công tác thu ngân sách trên địa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 72 - 74)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.3.2.Phân tích kết quả điều tra các đối tượng quản lý công tác thu ngân sách trên địa

trên địa bàn huyện Tĩnh Gia

2.3.2.1. Đánh giá về công tác lập, giao dự toán và chức năng giám sát của HĐND huyện đối với việc thu ngân sách

a. Lập và giao dự toán

Qua điều tra 56 người được phỏng vấn cho thấy phần lớn các ý kiến đều đồng tình với quy trình lập và giao dự toán thu Lanng năm.

Tuy vậy, vẫn còn một số ý kiến chưa đồng tình với quy trình lập và giao dự toán thu như hiện nay, tỷ lệ ý kiến đánh giá thấp nhất là 1,8% và cao nhất là 25% cho từng căn cứ trên tổng phiếu điều tra. Do việc tổ chức quản lý ngân sách theo mô

hình “lồng ghép” nên việc quyết định dự toán ngân sách của địa phương chỉ mang tính hình thức và quyết định những chỉ tiêu mà cấp trên đã quyết định rồi, không phát huy được vai trò của HĐND ở địa phương. Kéo theo nó là làm cho chu trình ngân sách kéo dài, thời gian dành cho mỗi khâu ngắn, không đủ để chắc chắn các khoản thu được giao là chính xác.

Bảng 2.21 Đánh giá về công tác lập và giao dự toán

NỘI DUNG Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ % TRONG CƠ CẤU

Không

Tổng

số Không Tổng số

1. Đánh giá về một số căn cứ trong quá trình thảo luận và phương thức lập dự toán

1.1 Tính đến sự biến động của

yếu tố giá cả 44 12 56 78,6 21,4 100,0

1.2 Kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội của địa phương 55 1 56 98,2 1,8 100,0

2. Thực trạng việc giao dự toán thu NSNN đối với ngân sách ở cấp huyện 2.1 Phù hợp với tình hình thực

tế tại địa phương 44 12 56 78,6 21,4 100,0

2.2 Tính khoa học và hợp lý 42 14 56 75,0 25,0 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Dự toán ngân sách NLan nước chỉ là kế hoạch năm, chưa có kế hoạch dài hạn. Do đó nó làm cho việc lập dự toán không được định hướng chiến lược, làm cho:

- Kế hoạch tài chính đôi khi không đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Các dự án, công trình thường kéo dài nhiều năm nhưng kế hoạch tài chính thường là một năm, do đó các quyết định thiếu tầm chiến lược.

- Bố trí kế hoạch tài chính khó phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

b. Chức năng giám sát của HĐND huyện đối với công tác thu ngân sách

huyện, có 44 ý kiến đánh giá chức năng giám sát của HĐND huyện chưa đạt yêu cầu, chiếm 78,6% trong cơ cấu.

Bảng 2.22: Đánh giá về chức năng giám sát của HĐND huyện

CHỈ TIÊU Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

Tổng số Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Không xác định

1. Chức năng giám sát của HĐND huyện đối

với công tác thu ngân sách trên địa bàn 56 10 44 2

2. Tỷ lệ trong cơ cấu (%) 100,0 17,9 78,6 3,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Thực tế Lanng năm, trước hai kỳ họp của HĐND huyện (kỳ họp 6 tháng đầu năm và kỳ họp cuối năm), Ban Kinh tế – ngân sách của HĐND có tổ chức các đoàn giám sát các nội dung có liên quan đến các ý kiến của cử tri, trong đó có những nội dung liên quan đến ngân sách.

Tuy vậy, việc giám sát ngân sách chỉ tập trung vào các nhiệm vụ chi của địa phương, chưa quan tâm đánh giá đến công tác thu ngân sách. Cán bộ chuyên trách của HĐND cấp huyện còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, nhất là cán bộ chuyên trách về tài chính, ngân sách nên chất lượng công tác giám sát chưa cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 72 - 74)