Năng lực và ứng xử của cán bộ thu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 75)

- Tỷ lệ chất rắn thải và chất thải y tế được thu gom xử lý đạt 90%

14. Năng lực và ứng xử của cán bộ thu

Hệ số tin cậy Cronbach’s anpha tổng thể 0,8963

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Số liệu ở trên cho ta thấy tất cả các hệ số cronbach’s anpha của các câu hỏi (tại cột giá trị Item Cronbach’s Alpha) đều có giá trị cao hơn 0,8. Thêm nữa hệ số Cronbach’s Alpha toàn bộ cho các câu hỏi như trình bày ở bảng trên bằng 0.8963 là tốt.

Vì vậy, có thể kết luận rằng đây là một thang đo lường tốt, các câu trả lời của các đối tượng quản lý ngân sách đều cho ta kết quả tin cậy.

Tóm lại, chúng ta có thể kết luận rằng các thông tin điều tra thu được qua quá

trình điều tra về hiệu quả của các vấn đề liên quan đến công tác thu ngân sách là khá đầy đủ và đáng tin cậy để sử dụng trong nghiên cứu.

2.3.2.4. Phân tích giá trị trung bình

Kết quả đánh giá mức độ của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thu ngân sách trên địa bàn được trình bày tại Bảng 2.24 và được xếp thứ tự từ cao

đến thấp

Qua kết quả trên cho thấy các ý kiến đánh giá về các biện pháp đã thực hiện giao động xung qoanh mức trung bình nhưng chưa đạt đến mức độ đánh giá tốt.

Vấn đề được đánh giá cao nhất đạt giá trị trung bình 3,59 điểm – Chế độ thưởng đối với đơn vị thu vượt dự toán trước thời gian quy định. Thực tế kể từ năm 2007, huyện bắt đầu thực hiện chủ trương này, vì vậy đã khuyến khích các địa phương có điều kiện để hoàn tLannh dự toán thu trong 6 tháng đầu năm, góp phần tích cực trong việc tăng nguồn thu trong cân đối ngân sách.

Bảng 2.24 Giá trị trung bình của các vấn đề được hòi

Các chỉ tiêu Mean

4. Chính sách khen thưởng 3,59

1. Thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn 3,34

6. Tổ chức bộ máy thu nộp 3,29

10. Chất lượng công tác lập và giao kế hoạch 3,27

14. Năng lực và ứng xử của cán bộ thu 3,16

5. Công tác thanh tra, kiểm tra 3,16

8. Công tác ủy nhiệm thu ở cấp xã 3,14

13. Tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp 3,14

2. Công tác quản lý đối tượng nộp 3,14

9. Công khai số nộp của các đối tượng sản xuất kinh doanh 3,09

12. Ứng dụng tin học trong quản lý thu 3,07

11. Xử lý vi phạm các quy định về thuế 3,02

7. Sự phối hợp trong công tác quản lý 2,89

3. Công tác giáo dục tuyên truyền 2,61

Nguồn: Số liệu điều tra sau khi xử lý SPSS

Vấn đề được đánh giá thấp nhất chưa đạt mức trung bình (2,61 điểm) – Giáo dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức của người nộp thuế, thực tế trong thời gian qua, việc gặp gỡ để trao đổi và tuyên truyền về công tác thuế chưa được chú trọng triển khai và chỉ mới dừng lại ở mức độ cấp đội thuế tuyên truyền. Lanng tháng các đội thuế có tổ chức gặp gỡ các tổ trưởng tổ kinh doanh để tổ chức trao đổi, nắm thêm tình hình nhưng chưa tổ chức gặp gỡ được trực tiếp các hộ sản xuất kinh doanh; việc tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi dạ hội văn nghệ, thông qua các

trung tâm học tập cộng đồng chưa thực hiện được. Đây chính là hạn chế lớn nhất, do đó, trong thời gian tới cần có nhiều giải pháp hơn nữa để nâng cao chất lượng tuyên truyền nhằm góp phần tăng thu ngân sách.

2.3.2.5. Đánh giá về tỷ lệ phân chia các nguồn thu giữa ngân sách các cấp

Qua tổng hợp số liệu có một số nhận xét sau:

- Đối với các khoản thu từ thuế công thương nghiệp - ngoài quốc doanh phần lớn các ý kiến đánh giá chưa hợp lý (trên 50%), bởi vì tỷ lệ điều tiết chưa phân biệt theo nhóm xã, do đó số thu chỉ tập trung vào một số xã có vị trí địa lý thuận lợi (tỷ lệ điều tiết như nhau nhưng có xã được hưởng nhiều tỷ đồng) nên không thể điều hoà nguồn thu cho các xã khác, địa bàn khác. Số thu vượt không được sử dụng ngay nên một số địa phương có dấu hiệu thu cầm chừng khi đã gần đạt dự toán, gây thất thu ngân sách. Trong thời gian tới cần phải tính toán để quyết định tỷ lệ điều tiết phân theo nhóm xã.

Bảng 2.25 Tổng hợp ý kiến đánh giá về tỷ lệ phân chia các nguồn thu trong cân đối ngân sách

Chỉ tiêu Đánh giá mức độ Tiêu thức đánh giá(%) Hợp lý Chưa

hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý

1. Thuế thu nhập DN của hộ KD cá thể 27 29 48,2 51,8

2. Thuế tài nguyên thu từ DN và HTX 19 37 33,9 66,1

3. Thuế tài nguyên thu từ hộ KD cá thể 23 33 41,1 58,9

4. Thuế GTGT hộ KD cá thể 26 30 46,4 53,6

5. Thuế tiêu thụ đặc biệt hộ KD cá thể 27 29 48,2 51,8

6. Thuế môn bài 28 28 50,0 50,0

7. Thuế sử dụng đất nông nghiệp 37 19 66,1 33,9

8. Thuế nLan đất 30 26 53,6 46,4

9. Thuế chuyển quyền 30 26 53,6 46,4

10. Lệ phí trước bạ 36 20 64,3 35,7

11. Thuế cấp quyền sử dụng đất ở xã 28 28 50,0 50,0

12. Thuế cấp quyền SD đất ở thị trấn 30 26 53,6 46,4

Nguồn số liệu điều tra qua xử lý SPSS

- Đối với khoản thu tiền sử dụng đất ở các xã có 50% ý kiến đánh giá chưa hợp lý, bởi vì đây là các khoản thu lớn ở địa phương nhưng lại phân bố không đồng đều giữa các địa bàn, chủ yếu tập trung ở các địa phương có đường quốc lộ 1A đi

qua (gồm 9 xã). Trong thời gian qua, Lanng năm các địa phương trên đều thu vượt dự toán đối với khoản thu cấp quyền sử dụng đất nhưng mức vượt không cao, nguyên nhân chính là nếu thu đủ dự toán được giao, thì các địa phương được hưởng 40% theo tỷ lệ quy định chung của tỉnh, riêng phần thu vượt chỉ được hưởng 30% theo quy định của huyện cho cả nhiệm kỳ 2004-2009, trong khi quỹ đất để đấu có hạn, việc đầu tư tạo quỹ đất mới không có đủ kinh phí nên các địa phương chỉ tổ chức đấu giá đạt mức dự toán giao, làm giảm nguồn thu chung của toàn huyện, từ đó huyện cũng không có nguồn để điều tiết lại đầu tư cho các xã khác, vì vậy trong thời gian tới cần có hướng để điều chỉnh lại tỷ lệ khoản thu này.

2.3.3. Các ý kiến về những tồn tại và vướng mắc trong công tác quản lý thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện

Thông tin thu dược từ Phiếu điều tra cho thấy trong số các câu trả lời đối với câu hỏi mở về những khó khăn và vướng mắc liên quan đến công tác thu ngân sách được tập trung vào 5 vấn đề chủ yếu như đã được trình bày tại Bảng 2.28. Tổng số thông tin về câu hỏi mở mà người phỏng vấn đã nhận xét là 119 ý kiến. Qua tổng hợp cho thấy như sau:

Bảng 2.26 Bảng tổng hợp các tồn tại, vướng mắc chủ yếu trong công tác thu ngân sách trên địa bàn

Các tồn tại, vướng mắc chủ yếu Số quan sát Tỷ lệ (%)

1. Lập và giao dự toán thu 32 26,9

2. Công tác quản lý thuế CTN-NQD 19 16,0

3. Ý thức của người nộp thuế 16 13,4

4. Sự phối hợp giữa các cơ quan, các cấp

chính quyền trong quản lý nguồn thu. 35 29,4

5. Ý kiến khác 17 14,3

Tổng số 119 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Ý kiến của người được phỏng vấn tập trung nhiều nhất với tỷ lệ 29,4% cho rằng sự phối hợp giữa các cơ quan, các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền cấp xã trong việc quản lý nguồn thu là chưa hiệu quả.

Có 26,9% ý kiến cho rằng có một số sắc thuế dự toán giao quá cao, khó thực hiện vì không phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, nguyên nhân chính là do

một số khoản thu tỉnh giao cho huyện cao, huyện giao xuống cho xã và phải triển khai thực hiện.

Ý kiến tồn tại, vướng mắc tập trung nhiều thứ ba với tỷ lệ 16% là Công tác quản lý thu thuế CTN-NQD còn nhiều bất cập, vẫn còn tình trạng bỏ sót đối tượng sản xuất kinh doanh, việc quản lý chi phí và doanh thu chưa triển khai được… đã phần nào làm ảnh hưởng đến số thu ngân sách.

Ý kiến tồn tại, vướng mắc tiếp theo là ý thức của người nộp thuế chưa cao, chiếm 13,6%. Trong các ý kiến này thì ý kiến được tập trung nhiều nhất là tình trạng người nộp thuế cố tình chây ì mà chưa có biện pháp xử phạt nghiêm minh.

Ý kiến khác chiếm tỷ lệ 14,3% là công tác tuyên truyền chưa có kinh phí để tổ chức thường xuyên, hộ kinh doanh nhỏ lẽ chiếm phần lớn nên công tác thu gặp nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh chưa phát triển… đã phần nào ảnh hưởng đến số thu ngân sách trong thời gian qua.

2.3.4. Sự khác biệt giữa đối tượng quàn lý thu ngân sách và đối tượng nộp ngân sách trong đánh giá chất lượng công tác quản lý thu ngân sách ngân sách trong đánh giá chất lượng công tác quản lý thu ngân sách

Để đánh giá chất lượng công tác thu trong cân đối ngân sách, luận văn này đã sử dụng phiếu điều tra thu thập thông tin từ phía đối tượng nộp. Có 15 câu hỏi đưa ra trên phiếu thu thập thông tin cho các đối tượng nộp ngân sách nhằm biết được sự đánh giá của họ về chất lượng công tác thu ngân sách. Các câu hỏi sử dụng thang chia độ Likert 5 điểm.

Tiến Lannh kiểm định Independent-samples T-test về sự khác biệt giá trị trung bình đối với các vấn đề được hỏi để đánh giá sự khác biệt giữa hai đối tượng điều tra.

Bảng 2.27 Kết quả kiểm định sự bằng nhau của hai phương sai

Các biến phân tích Sig.

1. Thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn 0,9518

2. Công tác quản lý đối tượng nộp 0,2160

3. Công tác giáo dục tuyên truyền 0,7450

4. Chính sách khen thưởng 0,3202

5. Công tác thanh tra, kiểm tra 0,4243

7. Sự phối hợp trong công tác quản lý 0,1394

8. Công tác ủy nhiệm thu ở cấp xã 0,6162

9. Công khai số nộp của các đối tượng sản xuất kinh doanh 0,6933

10. Chất lượng công tác lập và giao kế hoạch 0,3450

11. Xử lý vi phạm các quy định về thuế 0,6559

12. Ứng dụng tin học trong quản lý thu 0,6471

13. Tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp 0,9224

14. Năng lực và ứng xử của cán bộ thu 0,5159

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra trên SPSS, Mức ý nghĩa α =5%

Qua số liệu ở bảng 2.25 kết luận rằng không có sự khác biệt về phương sai trong việc đánh giá các vấn đề giữa đối tượng quản lý thu ngân sách và đối tượng nộp ngân sách.

Bảng 2.28 Kết quả phân tích sự khác biệt về giá trị trung bình đối với các vấn đề liên quan đến chất lượng công tác quản lý thu ngân sách

Các biến phân tích Mean của đối tượng quản lý thu ngân sách Mean của đối tượng nộp ngân sách Sig. (2- tailed)

1. Thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh 3,34 3,33 0,979

2. Công tác quản lý đối tượng nộp 3,14 3,07 0,705

3. Công tác giáo dục tuyên truyền 2,61 2,49 0,492

4. Chính sách khen thưởng 3,59 3,07 0,020

5. Công tác thanh tra, kiểm tra 3,16 3,04 0,575

6. Tổ chức bộ máy thu nộp 3,29 3,29 0,987

7. Sự phối hợp trong công tác quản lý 2,89 2,58 0,088

8. Công tác ủy nhiệm thu ở cấp xã 3,14 2,98 0,448

9. Công khai số nộp các đối tượng sản xuất kinh doanh 3,09 3,04 0,842

10. Chất lượng công tác lập và giao kế hoạch 3,27 2,76 0,013

11. Xử lý vi phạm các quy định về thuế 3,02 2,91 0,570

13. Tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp 3,14 3,09 0,790

14. Năng lực và ứng xử của cán bộ thu 3,16 2,69 0,023

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra trên SPSS, Mức ý nghĩa α =5%

Bảng 2.26 trình bày kết quả kiểm định Independent-samples T-test. Kết quả cho thấy, tất cả các vấn đề trên đều có trị số trung bình Mean giữa hai nhóm đối tượng được điều tra gần giống nhau. Chỉ có 3 vấn đề đánh giá có giá trị Sig nhỏ hơn mức ý nghĩa α =5%, nghĩa là có sự khác biệt trong đánh giá giữa hai nhóm đối tượng được phỏng vấn. Cụ thể như sau:

- Về chính sách khen thưởng: Cả hai nhóm đối tượng được phỏng vấn đều có giá trị mean lớn hơn mức trung bình (mức điểm 3) nhưng chưa đạt đến mức tốt, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế tại địa bàn, bởi vì qua phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được phỏng vấn chưa đánh giá tốt chính sách khen thưởng hiện nay do định mức khen thưởng quá thấp (Cục thuế tỉnh quy định mức khen thưởng hiện nay ở địa bàn là 200.000 đồng đối với tập thể và 100.000 đồng đối với cá nhân).

Giá trị mean của đối tượng quản lý công tác thu ngân sách đánh giá cao hơn bởi vì kể từ năm 2007, Lanng năm huyện đã có kế hoạch và thực hiện chủ trương thưởng cho các địa phương, đơn vị thực hiện thu ngân sách về đích trước thời hạn. Cụ thể, đối với các địa phương hoàn tLannh dự toán thu trong thời hạn 6 tháng đầu năm (với điều kiện thu thuế CTN-NQD và thu phí, lệ phí đạt trên 50% dự toán huyện giao) huyện đã tổ chức cho đồng chí Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND đi tham quan học tập ở nước một số nước khu vực Đông nam á. Phần lớn các ý kiến phỏng vấn trực tiếp đều rất đồng tình với chủ trương này nhưng vẫn còn nhiều ý kiến mong muốn được huyện thưởng trực tiếp cho cá nhân đứng đầu địa phương vì đã chỉ đạo tích cực trong công tác thu ngân sách, đây là một vấn đề hợp lý vì vậy cần phải có những quy định cụ thể để triển khai thực hiện trong thời gian tới.

- Về chất lượng công tác lập và giao kế hoạch: Đối tượng nộp ngân sách đánh giá chưa đạt mức trung bình (2,76/5), bởi vì thực tế trong khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 năm trước, Chi cục thuế huyện có tổ chức lập và giao kế hoạch năm sau cho các doanh nghiệp nhưng việc lập và giao kế hoạch chưa có căn cứ tính toán một cách khoa học, trên cơ sở số kiểm tra của Sở Tài chính, Chi cục thuế tính toán

và triển khai việc giao kế hoạch thực hiện bằng cách ấn định theo một tỷ lệ cố định so với doanh thu dự kiến đạt được, trong khi đó việc xác định doanh thu chưa chính xác do nhiều yếu tố khách quan.

Đối tượng quản lý công tác thu ngân sách có đánh giá vấn đề này cao hơn (3,27) nhưng chưa đạt mức tốt, nhiều ý kiến phản ánh việc lập và giao kế hoạch chỉ mang tính hình thức bởi vì có nhiều chỉ tiêu phải buộc thực hiện vì đã được cấp trên giao.

- Về năng lực và ứng xử của cán bộ thu: Đối tượng quản lý công tác thu ngân sách có đánh giá cao hơn (giá trị mean đạt 3,16/5) nhưng vẫn chưa đạt mức tốt, điều này hoàn toàn hợp lý bởi vì trong thời gian qua Chi cục thuế huyện đã chủ trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao năng lực và bổi dưỡng kỹ năng ứng xử cho đội ngũ cán bộ tại chi cục.

Tuy vậy, cơ quan thuế chưa thay đổi phong cách quản lý, còn quản lý theo kiểu cấp trên đối với doanh nghiệp, mang tính mệnh lệnh Lannh chính, không cùng nhau giải quyết mà còn đùn đẩy những khó khăn cho doanh nghiệp gánh vác, vô cảm trước sự khó khăn trong kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, năng lực của viên chức thuế chưa đồng đều, còn một bộ phận thiếu năng lực để đảm đương công việc được giao. Việc thi tuyển còn mang tính hình thức chưa đánh giá thực sự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w