Đối với nguồn thu từ thuế CTN NQD

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 89 - 94)

- Tỷ lệ chất rắn thải và chất thải y tế được thu gom xử lý đạt 90%

3.3.2.1. Đối với nguồn thu từ thuế CTN NQD

a. Giải pháp về quản lý đối tượng nộp thuế

Để thực hiện việc quản lý thu thuế được tốt thì trước hết cần phải có những biện pháp quản lý thích hợp đối với đối tượng nộp thuế. Cần phải đưa tất cả mọi đối tượng kinh doanh trên địa bàn quản lý vào diện quản lý và thu. Muốn làm được điều này, phải thực hiện các giải pháp như sau:

- Tổ chức một đợt tổng điều tra mang tính chất điều tra cơ bản đối với các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh CTN-NQD trên địa bàn huyện.

Cách thức tiến Lannh: Cơ quan thuế tham mưu cho UBND huyện, chỉ đạo phối hợp các ngành có liên quan và chính quyền cấp xã tiến Lannh khảo sát, điều tra nắm hết những tổ chức kinh tế (hợp tác xã, công ty,...) và hộ kinh doanh thực tế có hoạt động trong từng ngành nghề, từng tLannh phần kinh tế trên địa bàn quản lý... kết hợp với việc giáo dục, thuyết phục các đối tượng thực hiện đầy đủ các chế độ về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ kịp thời cho Ngân sách nLan nước.

Phương pháp điều tra là kết hợp phát biểu mẫu cho cán bộ điều tra và các đối tượng kê khai và đi thực tế trên địa bàn.

- Sau kết quả cuộc điều tra, tiến Lannh lập danh bạ các cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Danh bạ này khi lập được phân tổ theo từng loại hình kinh doanh, theo ngành nghề và theo từng địa bàn và phải dành chỗ để bổ sung thêm các đối tượng kinh doanh phát sinh, loại bỏ các đối tượng nghỉ, bỏ kinh doanh. Danh bạ này được coi là “cẩm nang” sử dụng cả thời kỳ cho đến khi có cuộc điều tra mới.

- Tiếp theo đợt điều tra này cần phải chấn chỉnh và thực hiện công tác đăng ký kinh doanh kết hợp với đăng ký và cấp mã số thuế. Đối với các đối tượng chưa đăng ký kinh doanh, chưa có giấy phép kinh doanh và giấy phép Lannh nghề (đối với các ngành nghề, mặt Lanng kinh doanh có điều kiện) thì bắt buộc phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Trên cơ sở đó mới tạo điều kiện cho cơ quan thuế quản lý về thuế được tốt, đúng pháp luật.

- Trên cơ sở danh bạ, Lanng năm Chi cục thuế lập bộ thuế môn bài để quản lý và thu thuế. Bộ thuế môn bài đảm bảo quản lý hết đối tượng thực tế có sản xuất kinh doanh trên địa bàn không phân biệt quốc tịch, dân tộc, kinh doanh tại chỗ hay lưu động, tạm thời hay lâu dài, kinh doanh chuyên nghiệp hay nửa chuyên nghiệp.

- Sau đợt tổng điều tra và quá trình quản lý, theo dõi, tiến Lannh phân loại hộ. Trên cơ sở phân loại hộ để có hình thức, biện pháp quản lý thu thuế phù hợp.

Cần chú ý là công tác đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế không chỉ tập trung vào một đợt nhất định mà phải làm thường xuyên đối với tất cả các cơ sở mới ra kinh doanh hoặc có thay đổi về các chỉ tiêu đã kê khai đăng ký. Đề nghị cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh khi hoàn tLannh thủ tục phải giữ hồ sơ đầy đủ, kịp thời cho cơ quan thuế đúng theo quy định để nắm và quản lý thu thuế. Định kỳ (tháng, quý) cơ quan thuế và cơ quan cấp đăng ký kinh doanh thực hiện việc thông tin, đối chiếu số liệu với nhau để tăng cường công tác quản lý. Đối với các cơ sở kinh doanh nhưng không xin phép, đăng ký kinh doanh ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế theo Luật thuế quy định, các cơ quan chức năng (Quản lý thị trường, Thuế, Thanh tra chuyên ngành...) phải xử phạt một cách nghiêm minh. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế đưa hết các hoạt động kinh doanh vào “ống kính quản lý” bảo đảm việc thi Lannh các Luật thuế được nghiêm chỉnh và chống thất thu thuế có hiệu quả nhằm phát huy toàn diện tác dụng của chính sách thuế .

- Trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế, cần đặc biệt chú ý đến những đối tượng lợi dụng danh nghĩa cơ quan, đoàn thể để kinh doanh trái phép, gây thất thu Ngân sách nLan nước, làm ảnh hưởng đến công bằng xã hội... Tất cả các trường hợp này đều được coi là vi phạm luật pháp về thuế, cần phải được xử lý nghiêm minh theo đúng luật và các qui định xử lý về thuế.

- Trong việc quản lý đối tượng nộp thuế, cần phải chấm dứt ngay tình trạng một số địa phương giữ hộ kinh doanh để thu phí, lệ phí dưới dạng “lệ làng” để xây dựng ngân sách riêng không cho thu thuế, cơ quan thuế các cấp phải điều tra, nắm lại và tổng hợp báo cáo với UBND huyện để chỉ đạo chấm dứt.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn, phát hiện và xử lý những đối tượng ra kinh doanh không kê khai đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế. Truy thu đầy đủ số thuế kể từ khi ra kinh doanh đến khi được phát hiện và phạt vi phạm Lannh chính về Lannh vi vi phạm một cách nghiêm minh, qua đó để làm gương cho các đối tượng khác.

b. Giải pháp về quản lý doanh thu và chi phí, chấp Lannh chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ.

Trong quá trình kê khai nộp thuế, các đối tượng nộp thuế thường tìm cách hạ thấp doanh thu và tăng chi phí trong lúc kê khai so với doanh thu và chi phí thực tế để giảm số thuế phải nộp.

Nhiệm vụ của cơ quan thuế là phải tìm cách đưa doanh thu tính thuế và chi phí được trừ đúng với doanh thu và chi phí thực tế phát sinh trong kỳ. Muốn vậy, cần phải có biện pháp quản lý cụ thể, phù hợp với từng đối tượng:

- Đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, hợp tác xã (gọi chung là doanh nghiệp ngoài quốc doanh).

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc đối tượng bắt buộc phải thực hiện chế độ kế toán thống kê theo Luật kế toán, được thu thuế theo kê khai và áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Yêu cầu các doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh thực hiện chế độ kế toán, sổ sách, chế độ lập hoá đơn chứng từ, ghi chép phản ánh đầy đủ trung thực kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Những trường hợp vi phạm cơ quan thuế phải có quyết định xử lý vi phạm Lannh chính về thuế.

Căn cứ vào tờ khai thuế GTGT và tờ khai TNDN của đơn vị, cán bộ thuế có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn, chính xác của tờ khai, có thể so sánh doanh thu và chi phí giữa những cơ sở có qui mô kinh doanh và điều kiện như nhau so sánh doanh thu chi phí đã thực hiện kỳ trước với doanh thu, chi phí kỳ này. Nắm chắc từng loại tài sản cố định đưa vào kinh doanh, giá trị tài sản cố định, lượng Lanng hoá mua vào, bán ra, còn tồn kho, phân tích mối tương quan giữa sản xuất và tiêu thụ để có thể

tìm ra những bất hợp lý trong doanh thu, chi phí kê khai để điều chỉnh kịp thời.

Khi kiểm tra cần phải chú trọng đến tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ và sổ sách kế toán, đề phòng những trường hợp cơ sở sử dụng “sổ ma” hoặc hạch toán sai với chế độ kế toán qui định để gian lận về thuế. Trong quá trình kiểm tra, cần khai thác, tổng hợp và chọn lọc những thông tin chính thức, không chính thức để từ đó có biện pháp truy tìm xác minh sự thật, có căn cứ pháp lý mà cơ sở phải chấp nhận để làm cơ sở tính thuế.

Trường hợp qua kiểm tra, xác minh mà đơn vị vi phạm thì cơ quan thuế áp dụng biện pháp ấn định doanh thu và thu nhập chịu thuế. Mức ấn định đối với doanh nghiệp vi phạm phải cao hơn mức doanh thu và thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có cùng ngành nghề và qui mô kinh doanh thực hiện tốt chế độ lập hoá đơn, chứng từ và sổ sách kế toán. Các đối tượng cố tình hạch toán sai doanh thu, tăng chi phí để trốn thuế ngoài việc phải truy thu đủ số thuế trốn lậu, tuỳ theo mức độ vi phạm phải phạt từ 1 đến 5 lần số thuế trốn lậu theo luật định.

- Đối với hộ cá thể kinh doanh

Căn cứ vào Luật thuế và bậc môn bài tiến Lannh phân loại các hộ kinh doanh cá thể theo tiêu thức hộ lớn, hộ vừa và hộ nhỏ để có biện pháp quản lý doanh thu và thu thuế theo đúng Luật qui định.

Đối với hộ kinh doanh lớn: Phải yêu cầu hộ kinh doanh thực hiện chế độ kế toán, chế độ lập hoá đơn chứng từ theo qui định và kê khai nộp thuế Lanng tháng theo kết quả sản xuất kinh doanh phản ánh trên sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ và áp dụng tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Biện pháp quản lý doanh thu, chi phí và thu thuế cũng giống như các doanh nghiệp đã được nêu ở trên.

Đối với hộ vừa và nhỏ: Khuyến khích thực hiện kế toán hoá đơn chứng từ và nộp thuế theo kê khai.

Các hộ kinh doanh vừa và nhỏ nếu nộp thuế theo kê khai thì cũng phải quản lý như đối với hộ lớn nêu trên.

Các trường hợp thực hiện chưa thật đầy đủ hoặc không thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ thì áp dụng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên

cơ sở doanh số ấn định.

Doanh số ấn định (hay doanh số khoán) được xác định căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của từng hộ kinh doanh. Để đảm bảo việc ấn định doanh số cho sát với tình hình kinh doanh và khách quan, việc ấn định doanh số được thực hiện như sau:

+ Hộ kinh doanh căn cứ vào kết quả kinh doanh kỳ trước và dự kiến khả năng tăng, giảm kinh doanh trong thời kỳ tiếp theo, tự kê khai doanh số bình quân tháng kỳ tiếp theo nộp cho cơ quan thuế.

+ Cơ quan thuế căn cứ tờ khai của hộ kinh doanh tiến Lannh điều tra hoặc phối hợp với Hội đồng tư vấn điều tra, xác minh các căn cứ để xác định tính chính xác của việc kê khai. Trường hợp hộ kinh doanh kê khai thiếu trung thực hoặc không kê khai sẽ sử dụng luôn tài liệu điều tra để làm căn cứ ấn định.

Lập danh sách hộ kinh doanh, dự kiến doanh số từng hộ kinh doanh và thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, thị trấn, ban quản lý chợ... để tham khảo ý kiến. Sau thời gian niêm yết, công khai lấy ý kiến, phải nghiên cứu kỹ ý kiến tham gia của các hộ kinh doanh, của UBND xã, thị trấn, ban quản lý chợ và nhân dân. Trường hợp cần điều tra xác minh lại phải phối hợp với Hội đồng tư vấn điều tra lại để kết luận.

Doanh số từng hộ kinh doanh sau khi đã được điều chỉnh lại trình lãnh đạo Chi cục thuế duyệt làm căn cứ để xác định giá trị gia tăng và tính thuế GTGT phải nộp.

Trường hợp hộ kinh doanh đã kê khai hoặc cơ quan thuế đã điều tra ấn định doanh số tính thuế nhưng có tài liệu khẳng định số liệu kê khai hoặc doanh số đã ấn định thấp hơn doanh số thực tế, cơ quan thuế phải tính lại theo kết quả kinh doanh thực tế.

Những hộ kinh doanh Chi cục thuế ấn định doanh số để tính thuế được ổn định mức thuế trong 1 thời gian nhất định (6 tháng, hoặc 1 năm). Hết thời hạn phải được ấn định lại theo qui trình trên.

c. Triển khai thực hiện chế độ kế toán hộ cá thể

thu kịp thời vào ngân sách nLan nước và đảm bảo sự bình đẳng, công bằng xã hội, điều cần thiết là phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ đối với tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi tLannh phần kinh tế.

Mở một đợt tập huấn về chế độ kế toán và sử dụng hoá đơn, chứng từ cho các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn thuộc diện phải thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ.

Bố trí cán bộ thuế có năng lực, có kiến thức vững về kế toán thực hiện nhiệm vụ này, trong giai đoạn đầu mỗi cán bộ thuế được giao hướng dẫn và kiểm tra từ 5 - 10 hộ, gắn trách nhiệm của cán bộ thuế với kết quả thực hiện của các hộ được giao.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tạo phong trào, ý thức của các hộ kinh doanh trong việc thực hiện chế độ kế toán, tạo dư luận rộng rãi trong xã hội, thói quen mua bán Lanng hoá có hoá đơn.

Tăng cường công tác kiểm tra các hộ kinh doanh về việc chấp Lannh chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, chú ý đến việc phát hiện các cơ sở, hộ sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn tự in chưa qua sự kiểm soát của cơ quan thuế. Xử phạt nghiêm minh những Lannh vi, vi phạm Lannh chính trong lĩnh vực thuế.

d. Triển khai thực hiện việc thu thuế xây dựng đối với khu vực tư nhân

Cơ quan thuế cần sớm đề xuất với UBND huyện để có phương án triển khai, tổ chức phối hợp giữa cơ quan cấp phép xây dựng nLan ở tư nhân (Phòng Công Thương) và chính quyền các xã, thị trấn, trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc cấp phép xây dựng để tổ chức triển khai thu thuế xây dựng đối với việc xây dựng cơ bản khu vực tư nhân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w