2.1.6.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối
- So sánh số tuyệt đối :
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. 0 1 y y y Trong đó:
y0 : chỉ tiêu năm trước. y1 : chỉ tiêu năm sau.
y
: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
- So sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
% 100 % 100 0 1 y y y Trong đó:
y0 : chỉ tiêu năm trước. y1 : chỉ tiêu năm sau.
y
: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Được sử dụng để biểu hiện tốc độ phát triển của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian phân tích. Từ đó so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
2.1.6.2 Phương pháp thống kê mô tả và phân tích tần số
* Thống kê mô tả
Là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính đối với các biến định lượng và thường sử dụng các đại lượng sau:
+ Giá trị trung bình (Mean): bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát.
20
+ Số trung vị (Median): là giá trị của biến đứng ở giữa của một dãy số đã được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần. Số trung vị chia dãy số làm 2 phần, mỗi phần có số quan sát bằng nhau.
+ Mode: là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay trong một dãy số phân phối.
+ Phương sai: là trung bình giữa bình phương các độ lệch giữa các biến và trung bình của các biến đó.
+ Độ lệch chuẩn: là căn bậc hai của phương sai.
Trong đề tài này, tác giả sử dụng thang đo Lirket 5 mức độ để phân tích thực trạng sử dụng dịch vụ NHBL của các khách hàng cá nhân, nhằm giúp Ngân hàng kịp thời đề xuất các giải pháp phù hợp. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình trong thang đo khoảng được xác định như sau:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5 – 1)/5 = 0,8 Bảng 2.1 Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng
Giá trị
Trung bình Ý nghĩa
1,00 – 1,80 Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng/ Rất không quan trọng 1,81 – 2,60 Không đồng ý/ Không hài lòng/ Không quan trọng
2,61 – 3,40 Không ý kiến/ Trung bình 3,41 – 4,20 Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng
4,21 – 5,00 Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng
(Nguồn: Phạm Lê Hồng Nhung (2013), Hướng dẫn thực hành SPSS căn bản)
* Phân tích tần số
Phương pháp dùng để đếm tần số xuất hiện để biết với tập dữ liệu đang có thì số lượng có các biểu hiện nào đó ở một thuộc tính cụ thể là bao nhiêu, nhiều hay ít…. Bảng phân phối tần suất được thể hiện với tất cả các biến định tính (rời rạc) với các thang đo định danh, thứ tự và các biến định lượng (liên tục) với thang đo khoảng cách hoặc tỉ lệ.
(Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, 2008).
2.1.6.3 Công cụ phân khúc thị trường – Định vị sản phẩm
Theo Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, Quản trị Ngân hàn gthương mại. Toàn bộ thị trường được phân chia thành “thị trường cung cấp”
21
bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ. Mỗi thị trường Ngân hàng tham dự vào sẽ được làm rõ và trả lời những câu hỏi sau đây:
Khách hàng chính xác là ai? Họ cần gì?
Sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng có đáp ứng những nhu cầu của khách hàng không?
Ngân hàng có thể cung cấp những nhu cầu này một có hiệu quả, có lợi nhuận ở một mức độ rủi ro có thể chấp nhận được không?
Những nguồn lực gì Ngân hàng cần để phân phối những dịch vụ này? Ngân hàng sẽ quản trị những nguồn lực đó như thế nào?
Thay vì Ngân hàng hoạt động trong một loạt “thị trường phục vụ”, mỗi trong số thị trường là một bộ phận của tổng thị trường như được chứng minh trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Xác định thị trường phục vụ - Nguồn – Quản trị Ngân hàng thương mại – Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt
Trường hợp áp dụng với Agribank chi nhánh Mỹ Xuyên tác giả tiến hành cụ thể hoá sơ đồ 2.1 như sau:
Yếu tố vùng địa lý: Mỹ Xuyên hiện có 10 xã và 01 thị trấn và với đặc tính mới chia tách huyện vào ngày 23/12/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 64/NQ-CP quyết định thành lập huyện Trần Đề. Huyện Trần Đề chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/4/2010. Vì thế nên 01 phần các xã thuộc huyện Trần Đề vẫn tiến hành giao dịch với ngân hàng đó là xã Thạnh Thới An, Tài Văn, Viên An và Viên Bình. Đặc biệt mỗi vùng kinh tế có một lợi thế riêng biệt về nguồn lợi, điều kiện kinh tế như: nông nghiệp, mua bán, kinh doanh dịch vụ…Từ đó ta có thể dựa vào tiêu chí vị trí địa lý để phân loại và xác định thị trường phục vụ. Thị trường phục vụ Phân loại khách hàng Vùng địa lý Lĩnh vực sản phẩm dịch vụ linh
22
Yếu tố phân loại khách hàng: theo đối tượng giao dịch thì tại Ngân hàng có 02 nhóm khách hàng chính là cá nhân và tổ chức. Trong đó thành phần cá nhân chiếm tỷ trọng khá cao.
Yếu tố sản phẩm/dịch vụ: Hiện tại các sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng cung cấp rất đa dạng, tuy vậy do đặc tính kinh tế của vùng nên có thể phân chia thành 02 dịch vụ chính là: Cho vay và huy động vốn.
Từ việc phân tích dựa trên 03 yếu tố trên sẽ xác định được thị trường tiềm năng mà Ngân hàng cần cung cấp, phù hợp với nhu cầu kinh tế của vùng và Ngân hàng. Cũng như phân chia thành các thị trường riêng biệt giúp Ngân hàng dễ dàng trong quá trình quản lý và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất.