Phân tích các yếu tố môi trường kinhdoanh

Một phần của tài liệu marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên (Trang 54 - 63)

3.2.3.1 Nguồn nhân lực

Tại các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực Ngân hàng nói riêng. Nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng góp phần giúp các doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu kinh doanh của mình. Bởi nhân viên

45

chính là những người trực tiếp tham gia vào qua trình hoạt động kinh doanh và tác động đến chất lượng của sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng. Con người là một trong 5 yếu tố quan trọng bên trong mà các công ty cũng như Ngân hàng có thể kiểm soát được. Và yếu tố này góp phần quan trọng trong sự thành công của công ty.

Và tại Agribank Mỹ Xuyên cơ cấu nhân sự phân theo độ tuổi được thể hiện thông qua đồ thị 3.7 biểu thị như sau: : độ tuổi từ 30 – 50 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất với 61%, tiếp theo là độ tuổi <30 tuổi với 26% và cuối cùng là >50 tuổi chỉ chiếm 13%. Nhìn chung, độ tuổi của nhân viên Ngân hàng tập trung nhiều ở 30 – 50 tuổi vì Ngân hàng đã được thành lập từ 1992 với 22 năm hoạt động. Và đây cũng chính là nguồn nhân lực gắn liền với Ngân hàng từ ngày đầu thành lập đến ngày nay. Từ đó cho thấy, các nhân viên này có tuổi nghề cao và có khá nhiều kinh nghiệm trong công việc. Chính yếu tố này giúp Agribank Mỹ Xuyên vượt qua tình hình kinh doanh đầy khó khăn và biến động trong thời gian qua. Tuy vây, trong tương lai xa nên trẻ hóa đội ngũ nhân viên nhằm mục đích có người kế cân đối với các hoạt động của Ngân hàng, đồng thời với sức trẻ lòng nhiệt huyết thế hệ trẻ có thể vận dụng các kiến thức mới, sự hiểu biết mới và những suy nghĩ táo bạo sẽ giúp Ngân hàng có bước đột phá trongtương lai kết hợp với các kinh nghiệm của những người đi trước.

Vì thế Ngân hàng nên có các chính sách kêu gọi nhân tài ngay từ lúc này, để có thể chuẩn bị nguồn nhân lực thực sự vững mạnh cho Ngân hàng. Bằng các chính sách như cấp học bổng cho con em các hộ gia đình là khách hàng của Ngân hàng có hoàn cảnh khó khăn để có nguồn nhân lực phục vụ lâu dài và phục vụ tốt cho địa phương .

Nguồn: phòng hành chính Agribank Mỹ Xuyên

46

Trình độ học vấn của nhân viên Ngân hàng cũng là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn lực của Ngân hàng. Chính yếu tố này góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

Bảng 3.4: Trình độ học vấn của nhân viên Agribank Mỹ Xuyên

Trình Độ Số lượng Tỷ trọng (%) Trên Đại học 0 0 Đại học 20 87 Cao đẳng 0 0 Trung cấp 3 13 Tổng 23 100

(Nguồn: phòng hành chính Agribank Mỹ Xuyên)

Từ bảng số liệu 3.4 cho thấy, nhân viên tại Ngân hàng hiện có đủ trình độ và nghiệp vụ để thực hiện các công tác hoạch định chiến lược hay kinh doanh tại Ngân hàng. Cụ thể trình độ Đại học chiếm 87% với 20 người và trình độ trung cấp chiếm 3 người với tỷ trọng 13%.

Hiện tại thì tại Ngân hàng, nguồn nhân lực đang là một lợi thế với đội ngũ nhân viên đủ trình độ thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh cũng như ứng phó với các biến động của thị trường. Tuy vậy, các cán bộ ở cấp quản lý cần nâng cao trình độ hơn nữa để có thể hoạch định các chiến lược kinh doanh tốt hơn cho quá trình kinh doanh.

Trước tình hình kinh tế khó khăn như trong 2013 nhiều Ngân hàng đã tiến hành cắt giảm nhân sự như: ACB (công ty mẹ) cắt giảm hơn 900 vị trí trong 9 tháng đầu năm. Trong khi theo lời Chủ tịch Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) - Lê Hùng Dũng, nhà băng này đã mạnh tay điều chuyển nhiều nhân viên, cán bộ sang bộ phận bán hàng trực tiếp để cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, sang năm 2014 đã có những tín hiệu khả quan theo. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý I/2014 của Vụ Dự báo Thống kê Tiền tệ Ngân hàng Nhà nước vừa qua cho thấy những tín hiệu tích cực trong lĩnh vực nhân sự ngân hàng. Theo đó, 40% nhà băng cho rằng họ vẫn đang thiếu người và chắc chắn sẽ tuyển thêm trong tương lai. Phần còn lại nhận thấy nguồn nhân lực hiện tại đủ đáp ứng nhu cầu. Đây là những yếu tố làm tăng khả năng làm việc của nhân viên, họ an tâm hơn trong quá trình công tác không sợ bị cắt giảm trong thời gian tới.

* Tóm lại: nhìn lại tình hình nhân sự của Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Mỹ Xuyên vẫn trong tình trạng cần thu hút thêm nhân tài và cụ thể là gia tăng công tác tuyển dụng tránh tình trạng ùng tắc trong công việc nhất là đối với các cán bộ tín dụng phải phụ trách địa bàn rộng hay phải phụ trách 02 địa bàn, đồng thời các cán bộ ở quầy tiếp tân, quản lý hành chính và kế toán

47

ngân quỹ cũng cần được tăng cường tránh tình trạng chờ đợi khi thực hiện giao dịch tại Ngân hàng của các khách hàng gây ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với Ngân hàng cũng như thái độ của nhân viên Ngân hàng khi chịu áp lực công việc cao. Đồng thời, cần có chính sách khen thưởng, động viên phù hợp giúp gia tăng hiệu quả làm việc của nhân viên làm cho nhân viên an tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.3.2 Yếu tố tài chính

Yếu tố vốn là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng góp phần giúp quá trình kinh doanh của Ngân hàng được thông suốt. Nguồn vốn cũng một phần nào đó thể hiện rõ khả năng tài chính của các Ngân hàng góp phân giúp người dân tin tưởng vào khả năng chi trả của Ngân hàng. Tránh dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn lâm vào tình trạng khủng hoảng.

Thông qua bảng số liệu 3.6 cho thấy qui mô vốn của Ngân hàng có xu hướng gia tăng từ 2011 – 6/2014. Cụ thể: năm 2012 so với 2011 gia tăng 25,9% tương ứng với giá trị 72.847 triệu đồng, đến 2013 nguồn vốn tại Ngân hàngtiếp tục gia tăng và đạt mức 456.076 triệu đồng và so với 2012 tăng 101,914 triệu đồng ứng với 28,8%. Tuy vậy, xét đến 6.2014 thì tình hình nguồn vốn có xu hướng giảm nhẹ với mức 0,73% tương đương với 2.924 triệu đồng so với 6/2013. Sự biến động của tổng nguồn vốn chủ yếu do sự tác động chính của 2 yếu tố là vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong đó huy động chiếm từ 80 – 100%, vì thế yếu tố vốn huy động gần như chi phối tổng nguồn vốn của Ngân hàng.

- Vốn huy động:

Từ đồ thị 3.8 có thể nhận thấy, vốn huy động của Ngân hàngcó xu hướng gia tăng qua 2 năm từ 2011 – 2013 tương tự như biến động của tổng nguồn vốn. Sự biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như tình hình lạm phát, tình hình nhà đất và thị trường vàng, ngoại tệ luôn chứa đựng khá nhiều rủi ro. Không chỉ thế, với đặc tính kinh tế của vùng chủ yếu là canh tác nông nghiệp nên các hoạt động đầu tư khác khá hạn chế do thiếu điều kiện hay thiếu nhà đầu tư chuyên nghiệp. Chính vì thế, khách hàng lựa chọn Ngân hàng là nơi đầu tư và an toàn cho nguồn tài chính của họ. Do vậy, vốn huy động 2012 tăng 15,4% so với 2011 và đến 2013 tăng mạnh với mức tăng 40,5%. Những nguyên nhân làm gia tăng nguồn vốn huy động đã được tác giả lý giải cụ thể ở phần sản phẩm tiền gửi tại Ngân hàng.

48

(Nguồn: phòng kế toán Agribank Mỹ Xuyên)

Đồ thị 3.8 : Tình hình Nguồn vốn huy động tại Agribank Mỹ Xuyên 2011 – 6/2014

- Vốn điều chuyển

Nguồn vốn này được sử dụng không thường xuyên và chủ yếu tùy thuộc vào từng thời điểm. Từ bảng số liệu bên trên ta có thể nhận thấy các mốc thời gian mà Agribank Mỹ Xuyên sử dụng nguồn vốn này là vào năm 2012, 6/2013. Do việc sử dụng nguồn vốn này sẽ làm gia tăng thêm chi phí tài chính, góp phần làm hạn chế lợi nhuận trong tương lai của Ngân hàng. Nguyên nhân của việc phải sử dụng vốn điều chuyền tại Agribank Mỹ Xuyên là do:

+ Năm 2012: Được xem như năm biến động của thị trường Ngân hàngvới khá nhiều sự kiện nổi bật như: Ngày 21/8/2012, thị trường rúng động trước thông tin ông Nguyễn Đức Kiên (còn gọi là “bầu” Kiên), nguyên là thành viên Hội đồng Sáng lập, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Á Châu (ACB), bị bắt một ngày trước đó để “điều tra về một số sai phạm trong hoạt động kinh tế”, tình hình nợ xấu gia tăng với mức gần 10% thay vì 3-4% trong thời gian trước đó (theo: Thống Đốc NHNN Nguyễn Văn Bình), sự thay đổi lớn tại các NHTM lớn như: Sacombank với ngày 11/12/2012, ông Đặng Hồng Anh xin từ nhiệm chức danh thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Đây là thành viên cuối cùng trong cơ cấu ban quản trị cũ từ nhiệm, trong đó đáng chú ý là sự ra đi của ông Đặng Văn Thành - nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị, người hơn 20 năm gắn bó, gây dựng và chèo lái Ngân hàng này và năm 2012 được xem như 1 năm sa sút của các nhà băng.

49

Bảng 3.5 Tình hình Nguồn Vốn tại Agribank Mỹ Xuyên từ 2011 – 6/2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 6/2013 6/2014 2012/2011 2013/2012 6-2014 / 6-2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Vốn huy động 281.315 324.754 456.076 320.331 395.684 43.439 15,4 131.322 40,4 75.353 23,5 Vốn điều chuyển - 29.408 - 78.277 - 29.408 - (29.408) 100,0 78.277 100,0 Tổng nguồn vốn 281.315 351.162 456.076 398.608 395.684 72.847 25,9 101.914 28,8 (2.924) (0,73)

50

Chính các yếu tố vĩ mô này một phần làm cho một số khách hàng thiếu lòng tin vào các Ngân hàng đã tiến hành rút nguồn vốn của mình, nhất là khi nguồn thông tin truyền miệng thiếu chính xác càng làm hoang mang cho khách hàng do phương tiện truyên thông còn khá hạn chế ở một số khu vực tại huyện Mỹ Xuyên. Khiến tình trạng thiếu vốn tạm thời xảy ra tại một số Ngân hàng và cần nguồn vốn điều chuyển trong đó có Agribank Mỹ Xuyên. Điều đó lý giải vì sao doanh số cho vay tín dụng thấp và tổng nguồn vốn gia tăng mà Ngân hàng lại phải cần đến vốn điều chuyển.

+ 6/2013: Tình hình kinh doanh tại Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này, với kết quả kinh doanh tại 6/2013 lợi nhuận là âm. Kết hợp với việc gia tăng nhanh của nợ xấu với con số 2.511 triệu đồng, trong khi đó năm 2012 nợ xấu chỉ đạt 2.284 triệu đồng. Đồng thời việc gia tăng nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các cá nhân và tổ chức kinh tế, chỉ riêng 6/2013 chiếm đến 70% tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi. Chính yếu tố này đã làm gia tăng các chi phí từ lãi. Đây cũng là những nguyên nhân khiến 6/2013 vốn điều chuyển được sử dụng tại Ngân hàng.

3.2.3.4 Yếu tố công nghệ - cơ sở vật chất

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển theo hướng hiện đại nhanh chóng, tác động mạnh đến nên kinh tế, trong đó có ngành Ngân hàng. Hầu như toàn bộ các nghiệp vụ Ngân hàng đã được tin học hóa ở mức cao, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành nội bộ, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng tiên tiến cho khách hàng (như dịch vụ Internet banking, Mobile Banking, SMS Banking, các dịch vụ thẻ,...).

Nắm được xu thế đó ngành Ngân hàng đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào các hoạt động của Ngân hàng. Và đã đạt được một số thành tựu như sau:

Theo Cục trưởng Lê Mạnh Hùng: Cục trưởng Cục Công nghệ tin học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Đơn vị chuyên trách về phát triển, ứng dụng CNTT của ngành Ngân hàng:

(i). Hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng (Hệ thống TTĐTLNH), Trước năm 1993, hoạt động thanh toán liên Ngân hàng thực hiện qua bưu điện mất từ 10-15 ngày/1 giao dịch; đến cuối những năm 1990 thông qua áp dụng công nghệ tin học, thời gian thanh toán liên Ngân hàng rút xuống còn từ 2 đến 3 ngày. Từ năm 2003 đến nay, với sự tài trợ của WB, dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toán đã hoàn thành và thiết lập hạ tầng thanh toán

51

quốc gia hiện đại, mà hạt nhân là Hệ thống TTĐTLNH, tạo điều kiện cho các Ngân hàng tập trung nguồn vốn trôi nổi, cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử trực tuyến thuận tiện, an toàn, hiệu quả trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thời gian thực hiện thanh toán giảm xuống chỉ còn 10 giây cho một thanh toán bất kỳ trên toàn quốc. Hệ thống TTLNH trung bình xử lý 130,000 giao dịch/ngày với số tiền tương ứng 150,000 tỷ đồng. Trong ngày cao điểm hệ thống xử lý hơn 362,000 giao dịch/ngày với số tiền tương ứng 304,600 tỷ đồng. Doanh số thanh toán của Hệ thống này hàng năm đạt trên 10 lần GDP của Việt Nam.

(ii). Dịch vụ thẻ: Trong những năm qua ngành Ngân hàng đã rất quan tâm, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư, đặc biệt 5 năm trở lại đây dịch vụ thanh toán thẻ tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh cả về số lượng ATM, POS và số lượng thẻ đã phát hành. Mạng lưới ATM, POS đã được kết nối liên thông trong toàn hệ thống ngân hàng. Tính đến 1/2014 toàn ngành Ngân hàng đã có trên 15.000 máy ATM, trên 100.000 thiết bị POS, phát hành được 62 triệu thẻ nội địa và hơn 6,7 triệu thẻ quốc tế. Riêng POS, tính đến cuối tháng 6/2014, cả nước có 37 NHTM lắp đặt được 149.000 POS, tăng khoảng 15% so với cuối năm 2013, đạt 75% kế hoạch năm 2014. Trong đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có trên 49.600 máy, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có trên 49.400 máy, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có trên 10.600 máy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có trên 9.100 máy. Đây là 04 Ngân hàng có số lượng POS lớn nhất, chiếm gần 80% tổng số POS trên thị trường. Các điểm chấp nhận thẻ POS tập trung tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với số lượng lần lượt là trên 19.200 máy và trên 28.000 máy, hai địa phương này chiếm trên 30% tổng số POS trên toàn quốc.Đến cuối tháng 6/2014, trên 14,6 triệu giao dịch đã được thực hiện qua POS, đạt 18% kế hoạch năm 2014 (trong đó giao dịch rút tiền mặt chiếm khoảng 3,8%); tổng giá trị giao dịch đạt trên 75.700 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch rút tiền mặt chiếm 50%.

(iii). Dịch vụ Ngân hàng trực tuyến: phát triển dịch vụ Ngân hàng trực tuyến là xu hướng tất yếu và mang tính khách quan, đem lại lợi ích rất lớn cho khách hàng, Ngân hàng và cả nền kinh tế. Bên cạnh kênh giao dịch truyền thống tại các trụ sở ngân hàng, với sự phát triển không ngừng của lĩnh vực CNTT, các Ngân hàng đã phát triển và mở rộng nhiều sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại và cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ mới như Mobile banking, Internet banking, mPayment, SMS Banking, Ví điện tử...

Một số công nghệ tiên tiến trên thế giới cũng được ứng dụng phổ biến tại Việt Nam như: Hệ thống Ngân hàng lõi (Core banking). Thông qua hệ

52

thống Ngân hàng lõi, khách hàng có thể tiếp cận với các sản phẩm, tiện ích Ngân hàng ở bất cứ điểm giao dịch nào trong và ngoài hệ thống ngân hàng.

Với tình hình ứng dụng công nghệ như trên thì tìm ẩn nguy cơ về an ninh công nghệ thông tin là rất lớn. Cụ thể theo thông tin từ Bộ Công an, tháng 4/2013, trên toàn thế giới số lượng các phần mềm độc hại nhằm vào các giao dịch tài chính, Ngân hàng lên đến 125.000 lượt/ngày và ngày 9/4/2014, một số trang thông tin điện tử và một số báo online có đưa tin về việc 15 website ebanking của các Ngân hàng thương mại bị tấn công. Đây là những dấu hiệu

Một phần của tài liệu marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên (Trang 54 - 63)