Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên (Trang 65)

- Thuận lợi:

Thương hiệu Agribank là Ngân hàng đáng tin cậy và được sự tín nhiệm cao của người dân. Ngân hàng cũng được sự quan tâm sâu sát từ Hội Sở, chính quyền đại phương tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh dịch vụ tại Ngân hàng.

Nhân viên luôn năng động, nhiệt tình tâm huyết với nghề luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, khó khăn của người dân, góp phần giúp người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng.

Ngân hàng có nguồn vốn mạnh, khả năng huy động vốn từ dân cư khá cao.

56

- Khó khăn

Tình hình kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ mang tính công nghệ cao còn nhiều hạn chế. Đồng thời hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng đang có xu hướng giảm quan các năm, tuy có sự tăng trưởng trở lại vào 6/2014 nhưng còn khá chậm.

Số lượng nhân viên còn khá ít, nhất là vị trí cán bộ tín dụng điều đó làm cho hiệu quả công việc đôi khi còn thấp. Nhất là vào các mùa vụ sản xuất, thu hoạch trong năm như tháng 4, tháng 9..Gây tình trạng ùng tắc hồ sơ quá tải.

Cơ sở vật chất của Ngân hàng còn hạn chế, cần trang bị thêm các trang thiết bị hiện đại nhằm gia tăng công suất công việc. Cũng như gia tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh.

Số lượng đối thủ cạnh tranh ngày càng gia tăng. Điển hình tại khu vực hiện có 03 Ngân hàngvà 01 Quỹ tín dụng, gây sức ép lớn cho Ngân hàng. Nhất là khi tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay.

3.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2014 3.4.1 Về công tác huy động vốn

- Thực hiện theo chỉ đạo tinh thần công văn số 473/NHNo – Kế Hoạch Tổng Hợp Sóc Trăng ngày 31/12/2013 của Giám Đốc NHNo Tỉnh Sóc Trăng “Về việc chỉ đạo điều hành kinh doanh đầu năm 2014”. Cố gắng giữ được số dư huy động vốn đến ngày 31/12/2013 và có tăng trưởng ngay từ đầu năm bằng các giải pháp đã thực hiện thành công trong 2013, đăc biệt là những tháng cuối năm.

- Quan tâm công tác chăm sóc khách hàng vào dịp tết nguyên đán sắp tới. Củng cố tổ tiếp thị, xây dựng kế hoạch tiếp thị năm 2014 một cách chuyên nghiệp hơn.

- Xem xét lại cơ cấu nguồn vốn, tranh thủ các nguồn vốn rẻ, đa dạng hóa hình thức và thể thức huy động một cách linh hoạt, quảng bá rộng rãi các sản phẩm đến khách hàng, giải thích cho khách hàng cảm nhận được các quyền lợi khi tiếp cận sản phẩm với chủ trương ưu tiên phục vụ khách hàng là cao nhất.

- Tiếp tục củng cố hoạt động của tổ tiếp thị, trên cơ sở xác định những mặt làm được để tiếp tục phát huy và loại bỏ những tồn tại, không hiệu qủa trước đây, đưa tổ tiếp thị đi vào hoạt động chiều sâu, hoàn thiện và triển khai ngay mô hình tiếp cận hiệu quả, chủ động tìm đến khách hàng, xác định được nhu cầu khách hàng, từ đó đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp.

57

3.4.2 Về công tác đầu tư tín dụng

- Tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên, đặc biệt đầu tư phát triển loại hình kinh tế tập thể và cơ giới hóa nông nghiệp. Triển khai thực hiện đúng nội dung Nghị Định 41/NĐ-CP, tuy nhiên vấn đề vẫn phải quan tâm thường xuyên là chất lượng tín dụng. Dứt khoát từ chối đầu tư đối với các mô hình kém hiệu quả, ưu tiên đối với các đối tượng chí thú làm ăn và có dự án phát huy hiệu quả và sử dụng nhiều sản phẩm của Ngân hàng.

- Nghiêm chỉnh chấp hành cơ chế điều hành kế hoạch kinh doanh của Ngân hàngcấp trên nhất là hạn mức tín dụng và hạn mức dư nợ, chú trọng cân đối nguồn vốn, nhất quyết không vi phạm kỷ luật điều hành kế hoạch kinh doanh, cán bộ tín dụng phải tuân thủ việc quản lý tốt các nhóm nợ, không để nợ xấu phát sinh, tập trung thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ tồn đọng để tái tạo nguồn vốn đầu tư.

- Tiếp tục thực hiện miễn, giảm lãi đối với khách hàng quá khó khăn, đặc biệt là khách hàng có nợ đã xử lí rủi ro và nợ xấu, nợ thi hành án theo qui định, nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho khách hàng trả được nợ cho Ngân hàng.

- Ngoài việc đầu tư vào các đối tượng truyền thống, Ngân hàngsẽ mở rộng cho vay các đối tượng đang phát huy hiệu quả cao như: nuôi bò sữa, heo sinh sản…Các vùng trồng hoa màu chuyên canh như: hẹ, hành tím, ớt…Bên cạnh đó xem xét lại mức đầu tư hợp lý đối với các dự án hiệu quả.

3.4.3 Về công tác tài chính

- Xây dựng kế hoạch doanh thu chặt chẽ hàng tháng, quý trên cơ sở cân đối các nguồn: Nợ đến hạn, nợ cơ cấu, nợ khoanh, nợ quá hạn, nợ xử lí rủi ro, nợ thi hành án…Thực hiện triệt để việc giao chỉ tiêu cho các cán bộ tín dụng trên cơ sở khoán đảm bảo đủ lương.

- Tăng cường phát triển nguồn thu dịch vụ ngoài tín dụng và nguồn thu từ ABIC để nhằm tăng cường sự ổn định trong công tác tài chính.

- Xây dựng kế hoạch chi tiêu cụ thể trên cơ sở hết sức tiết kiệm và hợp lý nhằm giảm chi tăng quỹ thu nhập tạo lương. Lập định mức chi tiêu cụ thể đối với các đối tượng, chú ý các nguồn chi lớn có biến động đột xuất.

3.4.4 Các công tác khác

- Thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong tập thể như thi đua huy động vốn, giảm nợ xấu…Và hưởng ứng tích cực các phong trào thi

58

đua của Agribank Tỉnh cũng như Agribank Việt Nam phát động. Hằng tháng, quý có tổ chức sơ kết, đánh giá, biểu dương, khen thưởng và rút kinh nghiệm để thật sự công tác thi đua là đòn bẩy để hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh.

- Quan tâm và thường xuyên chấn chỉnh, đổi mới tác phong giao dịch, phong cách phục vụ khách hàng. Thực hiện phong cách giao dịch hiện đại, lịch sự và tạo ấn tượng tốt với khách hàng.

- Quán triệt 100% cán bộ - viên chức Agribank về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ Ngân hàngtrong xu thế hội nhập hiện nay. Trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Agribank chi nhánh huyện Mỹ Xuyên – Sóc Trăng, cả về trình độ và tác phong giao dịch.

- Công tác đào tạo cán bộ: Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ có trình độ cao, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ Ngân hàng tiếp cận được công nghệ mới, quan tâm đến môi trường làm việc của cán bộ cũng nhu chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần cho nhân viên.

- Giữ gìn đoàn kết nội bộ, tạo sức mạnh tập thể để cùng vượt khó khăn và cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được giao.

Cùng với những mục tiêu trên Agribank Mỹ Xuyên sẽ tiếp tục phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt hạn chế góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình để góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và tỉnh Sóc Trăng nói chung.

Tóm lại: trong chương 3 đánh giá và nhìn lại tình hình kinh doanh cũng như thực trạng hoạt động Marketing đang diễn ra tại Ngân hàng. Cụ thể cho thấy:

- Hoạt động kinh doanh có các dấu hiệu khả quan với vệc thu nhập luôn dương từ 2011 – 6/2014. Trong 6 tháng 2014 cắt giảm đáng đáng kể chi phí làm cho tổng thu nhập gia tăng mạnh ứng với việc gia tăng 1.270% so với 6/2013.

- Hoạt động Marketing hiện còn khá hạn chế tại Ngân hàng:

+ Sản Phẩm: chủ yếu là hoạt động tín dụng và tiền gửi. Các hoạt động khác chiếm tỷ trọng không đáng kể và đem lại nguồn thu nhập hạn chế. Nhất là thanh toán và thẻ.

+ Giá: chi phí của Agribank hiện tại được đánh giá thấp hơn các Ngân hàng khác. Tuy nhiện mức độ khác biệt không quá lơn.

59

+ Phân phối: hạn chế, Ngân hàng đang khắc phục khuyết điểm này bằng việc trình bày đề án và chính thức đưa PGD Ngọc Tố vào hoạt động vào 09/09/2008.

+ Chiêu thị: Yếu nhất trong 4P, không tạo sự khác biệt và mang dấu ấn riêng của Agriabnk Mỹ Xuyên chủ yếu là thực hiện các hoạt động của Hội, Sở Tỉnh và các hoạt động mang tính chất truyền thống.

- Các yếu tố của môi trường kinh doanh:

+ Nhân sự: Đang già hóa và thiếu các cán bộ có trình độ chuyên sâu Thạc sĩ, Tiến sĩ. Nguồn nhân lực còn khá ít so với hoạt động của Ngân hàng.

+ Tài chính: Nguồn vốn của Ngân hàng tương đối vững mạnh so với các dịch vụ của Ngân hàng cung cấp và có sự gia tăng quan các năm.

+ Yếu tố công nghệ - cơ sở vật chất: Cần được trang bị và thay mới để quá trình hoạt động của Ngân hàng diễn ra thuận lợi hơn.

60

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

4.1 PHÂN TÍCH MÔ TẢ NHÂN KHẨU HỌC

Qua phỏng vấn trực tiếp 80 khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ NHBL tại Agribank chi nhánh Mỹ Xuyên. Kết quả số mẫu thu được đạt 100%, không có mẫu không đạt yêu cầu. Để có cái nhìn tổng quát về đối tượng nghiên cứu, tác giả sẽ mô tả khái quát thông tin của khách hàng bao gồm giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập và tình trạng hôn nhân.

4.1.1 Giới tính

Qua kết quả điều tra thể hiện ở bảng 4.1 thì trong 80 khách hàng, tỷ lệ nam chiếm 52,5% nữ chiếm 47,5%. Tỷ lệ trên giữa nam và nữ không có sự chênh lệch quá lớn, cho thấy việc sử dụng dịch vụ tại Ngân hàng không phụ thuộc hay chịu tác động nhiều bởi giới tính của người sử dụng.

Bảng 4.1: Giới tính

Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%)

Nam 42 52,5

Nữ 38 47,5

Tổng 80 100

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế 9/2014)

4.1.2 Nghề nghiệp

Bảng 4.2: Nghề nghiệp

Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)

Học sinh/sinh viên 4 5,0

Công nhân viên chức 22 27,5

Tự kinh doanh/buôn

bán nhỏ 12 15,0

Nghề nông 42 52,5

Tổng 80 100,0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế 9/2014)

Từ bảng số liệu 4.2 cho thấy khách hàng sử dụng dịch vụ NHBL tại Agribank chi nhánh Mỹ Xuyên có nghề nghiệp chính là sản xuất nông nghiệp hay nghề nông với 52,5%, tiếp đến là các công nhân viên chức chiếm 27,5%,

61

tự kinh doanh và buôn bán nhỏ xếp thứ 3 với 15% và cuối cùng là học sinh/sinh viên với 5%.

Nguyên nhân là do Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ chính là phát triển nông nghiệp nông thôn nên khách hàng là nông dân chiếm trên 50% là điều hợp lý. Còn đối với công nhân viên chức chủ yếu là sử dụng dịch vụ thẻ do các cơ quan tiến hành làm thẻ đồng loạt cho các nhân viên và tiến hành chi trả lương qua thẻ cho các cá nhân, mặt khác cho vay tiêu dùng hiện là một sản phẩm mang lại nguồn thu nhập từ lãi đáng kể cho Ngân hàng mà công chức viên chức là đối tượng mà các Ngân hàng chú ý đến nên tỷ lệ nay chiếm 27,5%. Các hoạt động thương mại dịch vụ ngày càng phát triển vì vậy các doanh nghiệp cơ sở kinh doanh tìm đến Ngân hàng để vay vốn hay gửi tiền đó là lý do khiến đối tượng này chiếm 15%. Cuối cùng là học sinh /sinh viên chủ yếu là sử dụng sản phẩm thẻ và một số ích sử dụng sản phẩm tiết kiệm học đường mới của Ngân hàng, đây là đối tượng chưa có thu nhập ổn định nên các giao dịch của họ thực hiện với Ngân hàng còn nhiều hạn chế.

4.1.3 Tình trạng hôn nhân

Theo thống kê của tác giả (bảng 4.3) thì những người sử dụng dịch vụ thường đã lập gia đình với 83,8% và độc thân là 16,2%. Điều này là phù hợp với thực tế vì thường những người có gia đình họ có xu hướng sử dụng nguồn vốn nhiều hơn để chăm lo cho đời sống kinh tế, tiến hành các hoạt động đầu tư. Còn với những người độc thân nhu cầu vốn của họ thấp hơn chủ yếu là sử dụng sản phẩm thẻ và tiền gửi để đảm bảo cuộc sống của họ hơn là yếu tố đầu tư kinh tế.

Bảng 4.3: Tình trạng hôn nhân

Tình trạng hôn nhân Số lượng Tỷ lệ (%)

Độc thân 13 16,2

Đã lập gia đình 67 83,8

Tổng 80 100,0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế 9/2014)

4.1.4 Tuổi

Bảng 4.4 cho thấy, độ tuổi từ 41-60 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao với 53,8%, tiếp đến là nhóm tuổi từ 25-40 tuổi chiếm 36,2%, từ 25 tuổi trở xuống chỉ chiếm 7,5% và cuối cùng là trên 60 tuổi với 2,5%. Kết quả này cho thấy những khách hàng giao dịch tại Ngân hàng thường trong độ tuổi trưởng thành và có kinh nghiệm trong đời sống hằng ngày. Vì thế, họ có khả năng chịu

62

trách nhiệm những giao dịch mình đã thực hiện và mức độ rủi ro thấp hơn nhóm người quá trẻ <25 tuổi và quá già >60 tuổi.

Bảng 4.4: Tuổi Tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) <25 tuổi 6 7,5 25-40 tuổi 29 36,2 41-60 tuổi 43 53,8 >60 tuổi 2 2,5 Tổng 80 100,0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế 9/2014)

4.1.5 Trình độ học vấn Bảng 4.5: Trình độ học vấn Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ (%) THCS 22 27,5 Phổ thông 26 32,5 Trung cấp 15 18,8 Cao đẳng/Đại học 17 21,2 Tổng 80 100,0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế 9/2014)

Từ kết quả nghiên cứu trong bảng 4.5 cho thấy số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng có trình độ từ trung cấp – đại học chiếm 40%, trình độ phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất với 32,5% và tiếp đến là THCS với 27,5%. Mỹ Xuyên là vùng có 03 dân tộc kinh, hoa và khmer cùng sinh sống, trong đó dân tộc Khmer chiếm gần 33,13%. Vì thế trình độ học vấn giữa các đối tượng khách hàng giao dịch tại Ngân hàng ở cấp phổ thông là chủ yếu (khách hàng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu), và như các xã Tài Văn, Viên An, Viên Bình thì đa số những người giao dịch có trình độ học vấn ở cấp THCS. Còn trung cấp – địa học tập trung nhiều ở các xã phát triển như: Ngọc Tố, Hòa Tú…và Thị trấn Mỹ Xuyên.

4.1.6 Thu nhập

Qua bảng khảo sát 4.6 trên cho thấy thu nhập của các khách hàng chủ yếu là trong khoảng từ 2 – 4 triệu đồng với 40%, 2 khoảng thu nhập từ >4 – 6 triệu và > 6 triệu có cùng tỷ lệ là 23,8%, cuối cùng là <2 triệu chỉ chiếm 12,5%. Do kinh tế của vùng đang trong giai đoạn phát triển nên thu nhập bình quân chủ yếu là từ 2 – 4 triệu, mặt khác với các mô hình kinh tế phát triển

63

được áp dụng mới ở huyện nhà như: nuôi bò sữa, nuôi heo tập trung và phát triển nuôi trồng thủy sản đã làm tỷ lệ thu nhập cao từ >4 triệu trở lại chiếm ưu thế với 57,6%. Bảng 4.6: Thu nhập Thu nhập Số lượng Tỷ lệ (%) < 2 triệu 10 12,5 2 - 4 triệu 32 40,0 >4-6 triệu 19 23,8 > 6 triệu 19 23,8 Tổng 80 100,0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế năm 2013)

Qua bảng khảo sát 4.6 trên cho thấy thu nhập của các khách hàng chủ yếu là trong khoảng từ 2 – 4 triệu đồng với 40%, 2 khoảng thu nhập từ >4 – 6 triệu và > 6 triệu có cùng tỷ lệ là 23,8%, cuối cùng là <2 triệu chỉ chiếm 12,5%. Do kinh tế của vùng đang trong giai đoạn phát triển nên thu nhập bình quân chủ yếu là từ 2 – 4 triệu, mặt khác với các mô hình kinh tế phát triển được áp dụng mới ở huyện nhà như: nuôi bò sữa, nuôi heo tập trung và phát triển nuôi trồng thủy sản đã làm tỷ lệ thu nhập cao từ >4 triệu trở lại chiếm ưu thế với 57,6%.

4.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ NHBL TẠI AGRIBANK CHI

Một phần của tài liệu marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên (Trang 65)