Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên (Trang 32)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Mục tiêu 1: Báo cáo kết quả kinh doanh dịch vụ NHBL từ 2011 – T6/2014 của Agribank chi nhánh Mỹ Xuyên qua các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thị trường, khách hàng và marketing mix.

- Mục tiêu 2: Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp 80 khách hàng trên địa bàn 03 xã Tài Văn, Thạnh Thới An, Ngọc Tố và 01 thị trấn (thị trấn Mỹ Xuyên) do đây là những địa bàn có số lượng khách hàng giao dịch tại Ngân hàng khá lớn và có điều kiện trong việc sử dụng đầy đủ các dịch vụ Ngân hàng cung cấp. Tiến hành điều tra theo theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện tại nhà của đối tượng phỏng vấn, tác giả có thể vừa tiến hành điều tra kết hợp quan sát trực tiếp các đối tượng phỏng vấn trong quá trình đi công tác khảo sát thực địa với các nhân viên phòng kinh doanh tại Agribank chi nhánh Mỹ Xuyên.

- Mục tiêu 3: Định hướng phát triển của Agribank chi nhánh Mỹ Xuyên 2014.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối dùng đồ thị thể hiện sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận của dịch vụ NHBL tại chi nhánh. Đồng thời sử dụng các công cụ phân khúc thị trường và phân tích 4P để tiến hành phân tích về thị trường, khách hàng và thực trạng hoạt động marketing.

Mục tiêu 2: Để đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ NHBL của khách hàng cá nhân, tác giả sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp

23

phân tích tần số để thống kê thông tin chung của khách hàng, mức độ sử dụng dịch vụ, dịch vụ khách hàng đang sử dụng, hình thức biết đến dịch vụ NHBL…. Nhằm giúp cho quá trình đề xuất giải pháp cho Ngân hàng.

Mục tiêu 3: Từ các phân tích, đánh giá trên tiến hành đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động marketing dịch vụ NHBL tại Agribank chi nhánh Mỹ Xuyên.

24

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI AGRIBANK MỸ XUYÊN

3.1 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH MỸ XUYÊN NÔNG THÔN CHI NHÁNH MỸ XUYÊN

3.1.1 Giới thiệu chung

Vị trí địa lý: Mỹ Xuyên là một huyện của tỉnh Sóc Trăng với diện tích 37.188,41ha; Phía Tây giáp với huyện Thạnh Trị, phía Tây Bắc giáp huyện Mỹ Tú, Đông Bắc giáp Thành phố Sóc Trăng, phía Đông giáp huyện Trần Đề, phía Đông Nam giáp Thị xã Vĩnh Châu và phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu. Vị trí địa lý của huyện tạo điều kiện cho việc giao thương buôn bán với các khu vực khác trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh góp phần phát triển kinh tế của vùng.

Hiện nay, Huyện có 10 xã và 01 thị trấn: thị trấn Mỹ Xuyên và các xã Đại Tâm, Thạnh Phú, Thạnh Quới, Tham Đôn, Hòa Tú 1, Hòa Tú 2, Gia Hòa 1, Gia Hòa 2, Ngọc Tố và Ngọc Đông. Dân số là 157.264 nhân khẩu, với 03 dân tộc Kinh, Hoa và Khmer cùng sinh sống, Trong đó, dân tộc Kinh 10.211 người, chiếm 65,36% dân số; dân tộc Khmer 51.807 người chiếm 33,13% dân số; dân tộc Hoa 4.336 người, chiếm 2,77% dân số; dân tộc khác 16 người.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Mỹ Xuyên hiện đang toạ lạc tại số 10A_10 Lê Lợi, Thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Ngân hàng được chính thức đưa vào hoạt động vào ngày 01/04/1992 với nhiệm vụ huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế, tiến hành tập trung mở rộng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp trên toàn huyện, nhằm cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn.

Thực hiện chính sách “Tam Nông” của Đảng và Nhà nước vì nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Agribank đã dành hàng nghìn tỷ đồng cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nằm trong vùng kinh tế với nông nghiệp là thế mạnh và bám sát định hướng ngành, địa phương Agribank Mỹ Xuyên xác định: “Nông nghiệp là thị trường cho vay, khách hàng chủ yếu là làm nông nghiệp và nông nghiệp là đối tượng đầu tư”. Từ đó, đề ra các chiến lược định hướng hoạt động một cách linh hoạt và hiệu quả phù hợp với tình hình hiện kinh doanh của Ngân hàng và địa phương. Góp phần vào sự phát triển và sự nghiệp đổi mới của huyện nhà sau 22 năm hoạt động. Đó là động lực để Ngân hàng tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

25

3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh Mỹ Xuyên

Agribank chi nhánh Mỹ Xuyên thực hiện theo quy chế về tổ chức và hoạt động của Agribank Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 của chủ tịch Hội đồng Quản trị, Agribank chi nhánh Mỹ Xuyên được bố trí các bộ phận bao gồm: Ban Giám Đốc, 02 phòng nghiệp vụ và 01 phòng giao dịch trực thuộc:

(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Mỹ Xuyên)

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Agribank Mỹ Xuyên - Ban Giám Đốc:

Chức năng: Phụ trách quản lý chung, điều hành phân tích và xử lý công việc kinh doanh, hoạch định mục tiêu định hướng kinh doanh của ngân hàng

Nhiệm vụ: Điều hành đơn vị hoàn thành các mục tiêu mà Ngân hàng cấp trên đề ra; Quyết định bổ nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật khi nhân viên thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; Thiết lập, duy trì các mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh.

- Phòng kế hoạch – kinh doanh:

Chức năng: Báo cáo cho Ban Giám Đốc về tình hình cho vay, tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận, phân tích đánh giá hồ sơ vay vốn.

Nhiệm vụ:

Có nhiệm vụ chuyên sâu về kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng: hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, phân tích, thẩm định, lựa chọn dự án đầu tư, xét duyệt hồ sơ và đề nghị cho vay hay từ chối cho vay.

Tổng hợp phân tích thông tin kinh tế, quản lý và phân loại danh mục khách hàng. Trên cơ sở thông tin có được, thực hiện phòng ngừa rủi ro tín dụng.

- Phòng kế toán – ngân quỹ - hành chính:

Phòng kế hoạch – kinh doanh Ban Giám Đốc Phòng giao dịch (PGD) Ngọc Tố Phòng kế toán–ngân quỹ - hành chính

26

Chức năng: Thực hiện giao dịch với khách hàng, các nghiệp vụ kế toán liên quan đến quá trình thanh toán.

Nhiệm vụ:

Mở tài khoản cho khách hàng, theo dõi quá trình cho vay (giải ngân thu nợ và lãi), thu nhập, ghi nhận các số liệu phát sinh trong giao dịch hằng ngày.

Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi – xã hội và các quỹ khác theo quy định.

Thực hiện các nghiệp vụ kế toán liên quan đến quá trình thanh toán: uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi…thực hiện các dịch vụ thanh toán liên Ngân hàngtrong phạm vi cho phép (dịch vụ thu cho tiền mặt, dịch vụ ký quỹ tài sản, các chứng thư, các loại giấy tờ có giá, chi trả kiều hối).

Thực hiện các khoản giao nộp ngân sách cho Nhà nước theo quy định. Bảo đảm cập nhật chính xác, an toàn tài sản nhà nước của tập thể, cá nhân có tại Ngân hàng.

Quản lý an toàn kho quỹ, bảo vệ an toàn tuyệt đối tài sản cơ quan - Phòng giao dịch xã Ngọc Tố:

Được thành lập vào ngày 09/09/2008 và chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Giám Đốc. Giao dịch một số nghiệp vụ giống như trụ sở Agribank Mỹ Xuyên nhưng hạn chế hơn.

Từ các phân tích trên có thể nhận thấy, hình thức tổ chức cơ cấu tổ chức tại Agribank chi nhánh Mỹ Xuyên theo mô hình cơ cấu trực tuyến, do các phòng ban điều nhận được sự quản lý điều hành của Ban giám đốc Ngân hàng và công việc được tiến hành theo tuyến, mối quan hệ trong tổ chức được thiết lập theo chiều dọc.

Đối với hình thức này giúp cho việc thi hành các nhiệm vụ một cách nhanh chóng, không qua quá nhiều cấp bậc trung gian và cấp dưới chỉ nhận lệnh từ 01 thủ trưởng cấp trên, tránh gây tình trạng nhiễu loạn nguồn thông tin truyền đi và nhất quán hơn.

Nhược điểm của hình thức này là nhà quản trị khá bận rộn và phải có kiến thức bao quát để có thể lãnh đạo được các phòng ban cấp dưới. Và không tận dụng được các chuyên gia giúp việc, chuyên sâu vào các vấn đề của doanh nghiệp như tài chính, kinh doanh…

Tại Agribank Mỹ Xuyên thì việc áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến là khá hợp lý, do quy mô Ngân hàng nhìn chung là chưa lớn và các dịch

27

vụ cung cấp và quy trình thực hiện nghiệp vụ không quá phức tạp. Mặt khác, Ban giám đốc Ngân hàng đã có khá nhiều kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh và gắn bó với Ngân hàng trong những ngày đầu. Tuy vậy, nếu xét về lâu dài thì việc quá ít phòng ban chuyên sâu về phân tích và tìm kiếm khách hàng hay nghiên cứu thị trường (hiện chỉ có phòng kế hoạch – kinh doanh đảm nhận) sẽ tạo ra những khó khăn trong việc hoạch định các chiến lược dài hạn và dự đoán những cơ hội và thách thức của thị trường. Trong khi Ngành Ngân hàng luôn tìm ẩn những rủi ro do sự biến động của thị trường và có khá nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay.

3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNGTRONG THỜI GIAN QUA HÀNGTRONG THỜI GIAN QUA

3.2.1 Doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận

Nhìn vào bảng số liệu 3.1, cho thấy tình hình kinh doanh của Ngân hàng nhìn chung là có lãi từ 2011 – 6/2014. Tuy nhiên các khoản mục có sự biến động lớn cụ thể:

* DOANH THU

Qua ba năm và 6 tháng 2014 cho thấy tình hình doanh thu tại Ngân hàng có sự biến động lớn. Cụ thể, năm 2012 so với 2011 gia tăng 4.944 triệu đồng tương ứng với 11,3 %, nhưng đến 2013 tình hình này có sự thay đổi. Doanh thu giảm xuống còn 40.799 triệu đồng giảm 7.877 triệu đồng (18%) so với 2012. Xét riêng về 6 tháng năm 2014 thì có sự gia tăng trở lại của doanh thu và đạt giá trị 18.292 triệu đồng so với 6/2013 tăng 9%.

- Nguyên nhân của sự biến động trên là do: Doanh thu gồm 2 yếu tố là từ lãi và ngoài lãi, trong đó tại Agribank chi nhánh Mỹ Xuyên thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng lớn. (2011: 87,7%, 2012: 94,2% và 2013: 94,8%). Từ đó cho thấy các sự biến động của doanh thu chủ yếu là do các hoạt động liên quan đến các nguồn thu nhập từ lãi hay cụ thể hơn là hoạt động cho vay của Ngân hàng. Tại Ngân hàng chủ yếu là cho vay sản xuất nông nghiệp là chính gồm : lúa, thủy sản và chăn nuôi. Nhưng trong 2013 diện tích tôm nuôi bị thiệt hại nhiều cụ thể: Tháng 11/2013, diện tích thả nuôi thủy sản toàn tỉnh là 2.516 ha; tính chung 11 tháng, diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh là 67.142 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm 45.537 ha, vượt 0,97% kế hoạch, tăng 10,57% so với cùng kỳ, chủ yếu tăng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 15.686 ha, vượt 124,09% kế hoạch, tăng gấp 3,57 lần so với cùng kỳ). Diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại 13.995 ha (trong đó: tôm sú 10.116 ha và tôm thẻ 3.879 ha) chiếm tỷ lệ 30,79% diện tích thả nuôi. Diện tích Tôm nuôi bị thiệt hại chủ yếu là do vi khuẩn (nhóm vibrio) và virus (MBV, WSSV)

28

gây ra. Trong đó huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu là 02 nơi có sản lượng tôm bị thiệt hại nhiều. Mặt khác, lúa lại bị nhiệm rầy nâu và bệnh lem lép hạt, khiến cho năng suất lúa thu hoạch bị giảm đáng kể. Đây là những những nguyên nhân khiến doanh thu của Ngân hàng bị giảm trong 2013.

Đến 6/2014 tình hình doanh thu tăng đáng kể do điều kiện thuận lợi. Trong đó, sản xuất lúa bình quân lợi nhuận khoảng 22 triệu đồng/ha đến 25 triệu đồng/ha. Đặc biệt là vụ nuôi tôm năm 2014 phát triển theo hướng tích cực, diện tích thả tôm được 12.152,3 ha, đạt 74,31% kế hoạch. Hiện nay diện tích thu hoạch được 2.170,4 ha, sản lượng đạt 5.646,2 tấn, bằng 29,84% kế hoạch; diện tích thu hoạch có lãi là 1.660 ha, chiếm 76% so với diện tích thu hoạch. Đây là những tín hiệu khả quan cho tình hình kinh tế của huyện Mỹ Xuyên cũng như doanh thu từ các nông hộ mà Ngân hàng đầu tư.

- Giải pháp: Ngân hàng cần có sự chọn lọc trong quá trình đầu tư, cũng như xem xét các phương án sản xuất từ các nông hộ, xét đến các yếu tố khách quan khi các nông hộ gặp biến cố trong quá trình sản xuất nhất là tình hình biến động của thời tiết tránh tình trạng đầu tư tràn lan khó khăn trong quá trình thu công nợ và hình thành nợ xấu. Đồng thời Ngân hàng nên kết hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tập huấn cho bà con nông dân về các biện pháp canh tác nhằm hạn chế rủi ro của thời tiết cũng như dịch bệnh làm gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

29

Bảng 3.1: Doanh thu – chi phí – lợi nhuận 2011 -6/2014

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 6/2013 6/2014 2012/2011 2013/2012 6-2014 / 6-2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Doanh thu 43.732 48.676 40.799 16.780 18.292 4.944 11,3 (7.877) (18) 1.512 9,0 Chi phí 38.192 40.857 33.744 17.044 15.202 2.665 7,0 (7.113) (17,4) (1.842) (10,8) Lợi nhuận 5.540 7.819 7.055 (264) 3.090 2.279 41,1 (764) (9,8) 3.354 1270,4

30

* CHI PHÍ

Nguồn: Phòng kế toán Agribank Mỹ Xuyên

Đồ thị 3.2: Tình hình chi phí 2011 – 6/2014

Thông qua đồ thị 3.2 cho thấy tình hình chi phí có xu hướng được cải thiện qua ba năm. Cụ thể là năm 2012 tăng 2.665 triệu đồng so với 2011 tương ứng với 7% nhưng đến 2013 giảm xuống 17,4% còn 33.744 triệu đồng. Tình hình 6 tháng 2014 cũng giảm 1.842 triệu đồng so với 6 tháng 2013.

- Nguyên nhân của sự biến động trên là do sự biến động của khoản mục doanh thu kéo theo các yếu tố của chi phí cũng tăng giảm tương ứng. Cũng như doanh thu, chi phí bao gồm 2 khoản mục nhỏ là chi phí từ lãi (Trả lãi tiền gửi và trả lãi cho vay) và chi phí ngoài lãi. Trong đó, chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng khá cao với trên 75% và có sự gia tăng tỷ trọng qua các năm. Năm 2012 doanh thu tăng 11,3% nên chi phí gia tăng, năm 2013 giảm xuống 18% nên chi phí giảm xuống 17,4%. Trong 2013, chi phí có giảm nhưng nhìn chung mức giảm lại thấp hơn so với doanh thu. Chủ yếu là do tiền lãi phải trả cho nguồn vốn huy động từ cá nhân và các tổ chức kinh tế. Cụ thể năm 2013 tiền gửi gia tăng 94.291 triệu đồng (31,6%) so với 2012, trong đó tiền gửi từ các tổ chức kinh tế có sự tăng trưởng khá mạnh với việc gia tăng 6.228 trệu đồng ứng với 49,3%.

Tuy nhiên trong 6 tháng 2014 cho thấy hiệu quả của công tác quản lý chi phí của Ngân hàng với việc giảm 10,8% chi phí so với 2013 nhưng doanh thu trong 2014 lại tăng 9% so với 6 tháng 2013. Do Ngân hàng tiến hành cắt giảm chi phí ngoài lãi với việc giảm 18,4% từ chi phí dịch vụ, quản lý, dự

31

phòng rủi ro…Nhất là khi tình hình cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng trên cùng địa bàn kinh doanh.

- Giải pháp: Ngân hàng nên cắt giảm các chi phí từ lãi cũng như ngoài lãi bằng các biện pháp như: tiến hành thu công nợ tập trung tránh thu riêng lẻ từng hộ sẽ gia tăng thêm chi phí, gia tăng hiệu quả của các món cho vay. Đồng thời có các biện pháp giảm thiểu các chi phí phát sinh.

* LỢI NHUẬN

Từ bảng số liệu 3.1, cho thấy tình hình lợi nhuận của Ngân hàng đều dương qua các năm. Với 2012 tăng 2.279 triệu đồng so với 2011 tương đương với 41,1% đến 2013 thì đạt giá trị 7.055 triệu đồng giảm 764 triệu đồng so với

Một phần của tài liệu marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên (Trang 32)