Doanh thu – chi phí – lợi nhuận

Một phần của tài liệu marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên (Trang 37)

Nhìn vào bảng số liệu 3.1, cho thấy tình hình kinh doanh của Ngân hàng nhìn chung là có lãi từ 2011 – 6/2014. Tuy nhiên các khoản mục có sự biến động lớn cụ thể:

* DOANH THU

Qua ba năm và 6 tháng 2014 cho thấy tình hình doanh thu tại Ngân hàng có sự biến động lớn. Cụ thể, năm 2012 so với 2011 gia tăng 4.944 triệu đồng tương ứng với 11,3 %, nhưng đến 2013 tình hình này có sự thay đổi. Doanh thu giảm xuống còn 40.799 triệu đồng giảm 7.877 triệu đồng (18%) so với 2012. Xét riêng về 6 tháng năm 2014 thì có sự gia tăng trở lại của doanh thu và đạt giá trị 18.292 triệu đồng so với 6/2013 tăng 9%.

- Nguyên nhân của sự biến động trên là do: Doanh thu gồm 2 yếu tố là từ lãi và ngoài lãi, trong đó tại Agribank chi nhánh Mỹ Xuyên thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng lớn. (2011: 87,7%, 2012: 94,2% và 2013: 94,8%). Từ đó cho thấy các sự biến động của doanh thu chủ yếu là do các hoạt động liên quan đến các nguồn thu nhập từ lãi hay cụ thể hơn là hoạt động cho vay của Ngân hàng. Tại Ngân hàng chủ yếu là cho vay sản xuất nông nghiệp là chính gồm : lúa, thủy sản và chăn nuôi. Nhưng trong 2013 diện tích tôm nuôi bị thiệt hại nhiều cụ thể: Tháng 11/2013, diện tích thả nuôi thủy sản toàn tỉnh là 2.516 ha; tính chung 11 tháng, diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh là 67.142 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm 45.537 ha, vượt 0,97% kế hoạch, tăng 10,57% so với cùng kỳ, chủ yếu tăng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 15.686 ha, vượt 124,09% kế hoạch, tăng gấp 3,57 lần so với cùng kỳ). Diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại 13.995 ha (trong đó: tôm sú 10.116 ha và tôm thẻ 3.879 ha) chiếm tỷ lệ 30,79% diện tích thả nuôi. Diện tích Tôm nuôi bị thiệt hại chủ yếu là do vi khuẩn (nhóm vibrio) và virus (MBV, WSSV)

28

gây ra. Trong đó huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu là 02 nơi có sản lượng tôm bị thiệt hại nhiều. Mặt khác, lúa lại bị nhiệm rầy nâu và bệnh lem lép hạt, khiến cho năng suất lúa thu hoạch bị giảm đáng kể. Đây là những những nguyên nhân khiến doanh thu của Ngân hàng bị giảm trong 2013.

Đến 6/2014 tình hình doanh thu tăng đáng kể do điều kiện thuận lợi. Trong đó, sản xuất lúa bình quân lợi nhuận khoảng 22 triệu đồng/ha đến 25 triệu đồng/ha. Đặc biệt là vụ nuôi tôm năm 2014 phát triển theo hướng tích cực, diện tích thả tôm được 12.152,3 ha, đạt 74,31% kế hoạch. Hiện nay diện tích thu hoạch được 2.170,4 ha, sản lượng đạt 5.646,2 tấn, bằng 29,84% kế hoạch; diện tích thu hoạch có lãi là 1.660 ha, chiếm 76% so với diện tích thu hoạch. Đây là những tín hiệu khả quan cho tình hình kinh tế của huyện Mỹ Xuyên cũng như doanh thu từ các nông hộ mà Ngân hàng đầu tư.

- Giải pháp: Ngân hàng cần có sự chọn lọc trong quá trình đầu tư, cũng như xem xét các phương án sản xuất từ các nông hộ, xét đến các yếu tố khách quan khi các nông hộ gặp biến cố trong quá trình sản xuất nhất là tình hình biến động của thời tiết tránh tình trạng đầu tư tràn lan khó khăn trong quá trình thu công nợ và hình thành nợ xấu. Đồng thời Ngân hàng nên kết hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tập huấn cho bà con nông dân về các biện pháp canh tác nhằm hạn chế rủi ro của thời tiết cũng như dịch bệnh làm gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

29

Bảng 3.1: Doanh thu – chi phí – lợi nhuận 2011 -6/2014

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 6/2013 6/2014 2012/2011 2013/2012 6-2014 / 6-2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Doanh thu 43.732 48.676 40.799 16.780 18.292 4.944 11,3 (7.877) (18) 1.512 9,0 Chi phí 38.192 40.857 33.744 17.044 15.202 2.665 7,0 (7.113) (17,4) (1.842) (10,8) Lợi nhuận 5.540 7.819 7.055 (264) 3.090 2.279 41,1 (764) (9,8) 3.354 1270,4

30

* CHI PHÍ

Nguồn: Phòng kế toán Agribank Mỹ Xuyên

Đồ thị 3.2: Tình hình chi phí 2011 – 6/2014

Thông qua đồ thị 3.2 cho thấy tình hình chi phí có xu hướng được cải thiện qua ba năm. Cụ thể là năm 2012 tăng 2.665 triệu đồng so với 2011 tương ứng với 7% nhưng đến 2013 giảm xuống 17,4% còn 33.744 triệu đồng. Tình hình 6 tháng 2014 cũng giảm 1.842 triệu đồng so với 6 tháng 2013.

- Nguyên nhân của sự biến động trên là do sự biến động của khoản mục doanh thu kéo theo các yếu tố của chi phí cũng tăng giảm tương ứng. Cũng như doanh thu, chi phí bao gồm 2 khoản mục nhỏ là chi phí từ lãi (Trả lãi tiền gửi và trả lãi cho vay) và chi phí ngoài lãi. Trong đó, chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng khá cao với trên 75% và có sự gia tăng tỷ trọng qua các năm. Năm 2012 doanh thu tăng 11,3% nên chi phí gia tăng, năm 2013 giảm xuống 18% nên chi phí giảm xuống 17,4%. Trong 2013, chi phí có giảm nhưng nhìn chung mức giảm lại thấp hơn so với doanh thu. Chủ yếu là do tiền lãi phải trả cho nguồn vốn huy động từ cá nhân và các tổ chức kinh tế. Cụ thể năm 2013 tiền gửi gia tăng 94.291 triệu đồng (31,6%) so với 2012, trong đó tiền gửi từ các tổ chức kinh tế có sự tăng trưởng khá mạnh với việc gia tăng 6.228 trệu đồng ứng với 49,3%.

Tuy nhiên trong 6 tháng 2014 cho thấy hiệu quả của công tác quản lý chi phí của Ngân hàng với việc giảm 10,8% chi phí so với 2013 nhưng doanh thu trong 2014 lại tăng 9% so với 6 tháng 2013. Do Ngân hàng tiến hành cắt giảm chi phí ngoài lãi với việc giảm 18,4% từ chi phí dịch vụ, quản lý, dự

31

phòng rủi ro…Nhất là khi tình hình cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng trên cùng địa bàn kinh doanh.

- Giải pháp: Ngân hàng nên cắt giảm các chi phí từ lãi cũng như ngoài lãi bằng các biện pháp như: tiến hành thu công nợ tập trung tránh thu riêng lẻ từng hộ sẽ gia tăng thêm chi phí, gia tăng hiệu quả của các món cho vay. Đồng thời có các biện pháp giảm thiểu các chi phí phát sinh.

* LỢI NHUẬN

Từ bảng số liệu 3.1, cho thấy tình hình lợi nhuận của Ngân hàng đều dương qua các năm. Với 2012 tăng 2.279 triệu đồng so với 2011 tương đương với 41,1% đến 2013 thì đạt giá trị 7.055 triệu đồng giảm 764 triệu đồng so với 2012 tương ứng với 9,8%. Đáng lưu ý là tại 6 tháng 2014 giá trị của lợi nhuận đạt 3.090 triệu đồng tăng 1.270% so với 6 tháng 2013.

- Nguyên nhân: sự biến động của lợi nhuận bị tác động trực tiếp của doanh thu và chi phí. Vì thế sự tăng giảm của lợi nhuận thường cùng chiều với sự biến động của 2 yếu tố trên. Tuy nhiên tại 6 tháng 2014 do việc tăng doanh thu 9% và giảm chi phí đến 10,8% đã làm cho lợi nhuận tại thời gian này gia tăng nhanh chóng. Từ đó cho thấy nếu cắt giảm chi phí và có các biện pháp kinh doanh hợp lý có thể làm cho doanh thu gia tăng nhanh chóng.

3.2.2 Thực trạng Marketing dịch vụ NHBL tại Ngân hàng

3.2.2.1 Sản phẩm

Hiện tại Agribank Mỹ Xuyên cung cấp các sản phẩm dịch vụ như sau: 1. Tiền gửi tiết kiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Tín dụng

3. Thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế 4. Kinh doanh ngoại tệ

5. Dịch vụ thẻ 6. Dịch vụ kiều hối 7. Dịch vụ khác…

Tuy nhiên do giới hạn về điều kiện kinh tế của vùng, mức độ sử dụng của khách hàng cũng như các sản phẩm/ dịch vụ chính được khách hàng sử dụng thừơng xuyên. Tác giả tiến hành phân tích 4 sản phẩm/dịch vụ chính, chiếm tỷ trọng cao tại Ngân hàng đó là: tiền gửi, tín dụng, thẻ và thanh toán.

32

- TIỀN GỬI

Đây là sản phẩm chủ yếu của Ngân hàng nhằm huy động vốn từ các cá nhân và thành phần kinh tế để cung cấp nguồn vốn nhàn rỗi này trở lại thị trường, giúp điều hòa nguồn vốn trong xã hội. Khách hàng chủ yếu của nhóm sản phẩm này thường là những người có thu nhập cao và có nguồn vốn chưa sử dụng. Nhất là các khu vực thành thị như thị trấn Mỹ Xuyên những tiểu thương buôn bán họ có xu hướng gửi tiền để an toàn cho tài chính của gia đình. Hay các nông hộ canh tác thuận lợi đem lại nguồn thu nhập cao như ở xã Thạnh Thới An, Tài Văn… họ sẽ có nhu cầu gửi tiền vào cuối mùa vụ và tiến hành rút vào đầu mùa vụ để tiến hành đầu tư vào việc sản xuất kinh doanh. Nắm được yếu tố mùa vụ, đặc tính của các nhóm khách hàng này sẽ giúp các Ngân hàng có các chính sách thu hút nguồn vốn hiệu quả qua các đợt huy động vốn dự thưởng . Hiện tại Thị Trấn Mỹ Xuyên và Thạnh Thới An là những nơi có nguồn tiền gửi khá lớn từ khách hàng.

Với mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm từ 2012 đến nay thì việc huy động vốn của Ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng nếu phát huy được hình ảnh Ngân hàng Nông nghiệp gắn liền với nông thôn sẽ đem lại sự tin cậy và ủng hộ cao của các khách hàng thì việc lựa chọn Agribank là nơi gửi tiền là điều dễ dàng làm được.

Nhìn chung đối với dịch vụ tiền gửi nhằm huy động vốn của Ngân hàng có xu hướng gia tăng từ 2011 – 6/2014 thể hiện qua bảng số liệu 3.2. Cụ thể là: 2012 gia tăng 40.106 triệu đồng tương đương 15,5%; 2013 đạt mức 393.077 triệu đồng và tăng 94.291 triệu đồng so với 2012. Xét riêng 6 tháng 2014 tăng 100.569 triệu đồng so với 6 tháng 2013 tương ứng với 36,1%. Sự biến động của tiền gửi là do 2 yếu tố tạo nên là tiền gửi cá nhân và tiền gửi của tổ chức kinh tế.

- Cá nhân: nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng trên 95%. Giống như sự biến động của khoản mục trên tiền gửi cá nhân có xu hướng gia tăng qua ba năm (bảng 3.2). Với 2012 tăng 16,1% nhưng đến 2013 tăng đến 30,8% so với 2012 và đạt giá trị là 374.206 triệu đồng. Đến 6 tháng 2014 tiếp tục gia tăng 97.327 triệu đồng ứng với 36,9%.

33 Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn 2011 – 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Tiền Gửi Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 2012/2011 2013/2012 6-2014 / 6-2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Cá nhân 246.443 286.143 374.206 263.624 360.951 39.700 16,1 88.063 30,8 97.327 36,9 Tổ chức kinh tế 12.237 12.643 18.871 15.320 18.562 406 3,4 6.228 49,3 3.242 21,2 Tổng 258.680 298.786 393.077 278.944 379.513 40.106 15,5 94.291 31,6 100.569 36,1

34

Nguyên nhân của sự gia tăng tiền gửi khách hàng là do: các hoạt động đầu tư của khách hàng còn gặp nhiều rủi ro bởi tác động của nền kinh tế như: Đầu tư chứng khoán, bất động sản, vàng, ngoại tệ…Tiêu biểu như:

Thị trường bất động sản năm 2013 đã có những khó khăn lớn. Giao dịch trầm lắng, tồn kho bất động sản cao, nợ xấu chưa được giải quyết như mong muốn. Tuy vậy, một loạt giải pháp của Nhà nước đã được đưa ra. Nợ xấu đã được Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) xem xét mua lại. Nhà ở xã hội đã được xem xét hỗ trợ bằng Nghị quyết 02 của Chính phủ thông qua gói 30.000 tỷ, quỹ đầu tư bất động sản cũng được thúc đẩy, Ngân hàng tiết kiệm nhà cũng được đề xuất. Cuối năm 2013, một số công trình tại một số vị trí thuận lợi đã tái khởi động. Một số dự án đã hoàn thành đi vào bàn giao nhà…Về giá bất động sản năm 2013, một số quan điểm cho rằng giá đã giảm 15-30%, thậm chí 50%. Một số quan điểm khác cho rằng giá không giảm, nhất là trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, có sự đồng thuận là không có tăng giá.

Thị trường Vàng: Năm 2013 là một năm vàng đã mất đi sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Nếu mua vào từ đầu năm, nhà đầu tư đã lỗ hơn 25% trong khi đó, nếu giao dịch trên thị trường thế giới, mức lỗ thậm chí còn lên gần 30%. Mở đầu năm nay, giá vàng được giao dịch ở mức 46,1-46,6 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tuy nhiên từ thời điểm đó, vàng đã liên tục biến động và có xu hướng giảm rõ ràng. Kết thúc năm 2013, giá vàng cũng tụt xuống vùng thấp nhất của năm là 34,7-34,78 triệu đồng/lượng. Thực tế trong ngày 31/12, có lúc vàng được giao dịch ở 34,25-34,75 triệu đồng/lượng. Tính chung cả năm 2013, giá vàng bán ra đã giảm 11,82 triệu đồng, tương đương 25,34%. Trong khi đó, vàng mua vào giảm 11,4 triệu đồng, tương đương 24,7%.

Đó là các nguyên nhân khiến các khách hàng cá nhân quyết định lựa chọn giải pháp gửi tiền vào hệ thống Ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro cũng như những khoản đầu tư kém hiệu quả.

- Giải pháp: theo đánh giá thì mặt bằng lãi suất đang có xu hướng giảm vì thế có thể lượng vốn huy động từ các cá nhân có thể giảm trong tương lai. Nhất là khi thị trường chứng khoán đã có dấu hiệu phục hồi và hứa hẹn nhiều triển vọng vào 2014. Minh chứng là chỉ số VN - Index tăng trên 22% trong bối cảnh nền kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn. Với mức tăng này, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được xếp trong top 10 TTCK có mức độ phục hồi mạnh nhất trên thế giới. Điều đó đòi hỏi các Ngân hàng phải có

35

chính sách khuyến khích hấp dẫn. các chương trình khuyến mãi, dịch vụ hậu mãi và chăm sóc khách hàng nếu muốn giữ vững nguồn vốn huy động như hiện nay.

- Tổ chức kinh tế

Nguồn: phòng kế toán Agribank Mỹ Xuyên

Đồ thị 3.3: Tình hình huy động vốn các tổ chức kinh tế 2011 – 6/2014 Từ đồ thị 3.3 cho thấy tình hình tiền gửi của các tổ chức kinh tế có xu hướng gia tăng qua các năm. Tiêu biểu là vào 2013 đạt giá trị 18.871 triệu đồng tăng 6.228 triệu đồng so với 2012 tương đương với 49,3% đến 6 tháng 2014 tiếp tục gia tăng 3.242 triệu đồng ứng với 21,2%.

- Nguyên nhân: Năm 2013 đánh dấu bước phát triển mạnh của việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế trong Huyện. Lý do của việc gia tăng này là do việc gia tăng doanh thu cũng như lợi nhuận từ các tổ chức kinh doanh, Cụ thể: giá trị 2013 đạt 4.594.300 triệu đồng tăng 3,3% so với 2012. Và với biến động của nhiều rủi ro trong tình hình sản xuất kinh doanh như ngành thủy sản trong 2012 nên nhiều tổ chức quyết định lựa chọn Ngân hàng để gửi nguồn vốn nhàn rỗi của mình. Và đến tháng 6/2014 tình hình lại có những dấu hiệu khả quan cụ thể sản xuất công nghiệp được duy trì và tăng trưởng khá. Trên địa bàn huyện có 12 cơ sở đăng ký kinh doanh mới trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tính đến nay toàn huyện có 635 cơ sở và 13 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện 6 tháng đầu năm 2014 đạt 248,53 tỷ đồng, bằng 57,8% kế hoạch và tăng 24,87% so với cùng kỳ năm trước. Do vậy nhu cầu gửi tiền nhàn rỗi từ lợi nhuận của các

36

- TÍN DỤNG

(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Mỹ Xuyên)

Đồ thị 3.4: tình hình kinh doanh dịch vụ tín dụng tại Agribank Mỹ Xuyên từ 2011- 6/2014

Tín dụng là một trong các sản phẩm chủ chốt của Ngân hàng để tiến hành đưa nguồn vốn ra thị trường và điều hòa nguồn vốn về nơi thiếu vốn nhằm gia tăng hiệu quả của nền kinh tế. Đối với Agribank Mỹ Xuyên đây là

Một phần của tài liệu marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên (Trang 37)