Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học THPT

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông huyện từ liêm thành phố hà nội (Trang 78 - 79)

Từ việc phân tích thực trạng giáo dục hướng nghiệp của các nhà trường chúng ta thấy nổi lên một số mâu thuẫn cơ bản cần phải giải quyết:

Một bên là mục tiêu giáo dục học sinh trở thành những con người toàn diện, bao hàm việc trong tương lai phải có nghề nghiệp ổn định, một bên là nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của mình trong giáo dục hướng nghiệp của các lực lượng. Mục tiêu của giáo dục phổ thông đã được nêu rõ trong Luật giáo dục: “Giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.

Giáo dục phổ thông phải phấn đấu để học sinh có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp. Mục tiêu cũng đã nói rõ, học đại học chỉ là một trong nhiều con đường để cá nhân lựa chọn hướng phát triển cho tương lai, nhưng điều này không phải tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh đều nhận thức được. Đa số đều mong rằng con đường tiếp theo của học sinh sau tốt nghiệp trung học phổ thông là học đại học. Phụ huynh còn tiêu cực hơn, họ còn gây áp lực cho con em mình bất chấp khả năng và hứng thú nghề nghiệp của cá nhân các em.

Tiếp theo là mâu thuẫn giữa yêu cầu của chương trình giáo dục về giáo dục hướng nghiệp với khả năng đáp ứng của nhà trường trong công tác này. Chương trình đã đề ra các quy định chuẩn về kiến thức, kỹ năng và cũng nói rõ quá trình hướng nghiệp trong nhà trường không chỉ dừng lại ở sự giáo dục

ý thức lao động nghề nghiệp chung chung mà phải hướng học sinh đi vào nghề cụ thể. Chương trình cũng đã có nhiều gợi ý về cách tổ chức thực hiện. Thậm chí, chương trình cũng không cứng nhắc là đưa ra một chuẩn để áp dụng cho tất cả mọi học sinh, mọi địa phương mà tùy từng trường hợp cụ thể, mỗi nơi, mỗi địa bàn, giáo viên sẽ chọn phương án tối ưu nhất để thực hiện.

Vậy mâu thuẫn ở đây là không phải tất cả các giáo viên và nhà trường đều đáp ứng được hết những yêu cầu đặt ra của chương trình. Từ những mâu thuẫn đó đặt ra cho công tác quản lý những nhiệm vụ cấp bách đòi hỏi phải nhanh chóng đưa ra những biện pháp để giải quyết nhiệm vụ trong giáo dục hướng nghiệp.

Đáp ứng được mục tiêu đề ra của đề tài

Mục tiêu của đề tài là trên cơ sở lý luận, từ thực trạng về giáo dục hướng nghiệp từ năm 2007 đến 2013, đề xuất các biện pháp cho cán bộ quản lý nhằm tăng cường quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông huyện từ liêm thành phố hà nội (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)