Thực trạng kết quả quản lý

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông huyện từ liêm thành phố hà nội (Trang 63 - 73)

Thực trạng việc lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp

Ngay từ đầu mỗi năm học, hiệu trưởng các nhà trường đã có sự phân công cụ thể cho các thành viên Ban giám hiệu nhà trường. Trong đó, một phó hiệu trưởng trực tiếp phụ trách giáo dục hướng nghiệp. Kế hoạch hoạt động được thông qua liên tịch nhà trường và hiệu trưởng duyệt. Kế hoạch đã xác định được các mục tiêu cho giáo dục hướng nghiệp của nhà trường.

Qua quan sát, phỏng vấn, đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường trung học phổ thông đều đã và đang được bồi dưỡng qua trình độ quản lý và trình độ

chính trị. Tuy nhiên, một số trường, cán bộ quản lý mới được bổ nhiệm, tuổi đời còn trẻ, chưa được bồi dưỡng qua trình độ quản lý hay trình độ chính trị trước cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

Kế hoạch đã đề ra được các phương thức và nội dung của giáo dục hướng nghiệp trong năm học và được triển khai thông qua:

- Dạy học các bộ môn văn hoá, khoa học cơ bản. - Dạy học các bộ môn công nghệ và lao động. - “Sinh hoạt hướng nghiệp”

- Hoạt động ngoại khoá trong và ngoài nhà trường.

Cuối mỗi học kỳ, các bộ phận được phân công có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm. Nội dung kế hoạch bao gồm:

Đối với các môn văn hoá, công nghệ… kế hoạch nhà trường yêu cầu các thầy cô quan tâm liên hệ thực tế thông qua kiến thức trong bài giảng. Trên cơ sở phân phối chương trình, nhóm trưởng các bộ môn các khối thống nhất các bài, các phần có sự liên hệ thực tế, mức độ liên hệ đến đâu, sử dụng tài liệu tham khảo nào. Bộ phận thiết bị có nhiệm vụ cung cấp tư liệu, học cụ để các giáo viên sử dụng minh hoạ trên lớp. Qua nhiều năm củng cố, rút kinh nghiệm, kho tư liệu, học cụ của các nhà trường dành cho giáo dục hướng nghiệp đã phong phú lên nhiều.

Đối với khối chủ nhiệm, nhà trường lên kế hoạch yêu cầu giáo viên tổ chức các buổi “sinh hoạt hướng nghiệp” theo chương trình hướng nghiệp quy định. Ban giám hiệu các trường lập kế hoạch phân công các giáo viên chủ nhiệm, mỗi giáo viên phụ trách một chuyên đề, sau đó các nhóm trưởng chủ nhiệm gửi kế hoạch thực hiện và báo cáo ban giám hiệu. Qua nhiều năm thực hiện hướng nghiệp, các giáo viên chủ nhiệm đã bắt đầu quen việc, nhiều thầy cô thực hiện công tác này có hiệu quả, đạt các yêu cầu đề ra. Theo hướng dẫn của Bộ, chỉ có chủ đề thực hiện theo chương trình, còn cách làm và hình thức

là do các thầy cô sáng tạo cho phù hợp với tình hình thực tế.

Đối với Đoàn thanh niên, nhà trường chỉ đạo Đoàn thanh niên lập kế hoạch lao động thường xuyên tại trường, đó là công việc vệ sinh trường lớp hàng ngày và chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong khuôn viên trường và lao động phục vụ các buổi lễ ở trường. Việc lao động này mang tính giáo dục cao đối với học sinh, nó tạo cho các em tính tự giác, ý thức giữ gìn nề nếp kỷ luật thông qua việc giữ gìn vệ sinh của khu vực học tập của mình.

Các hoạt động hướng nghiệp thông qua hoạt động ngoại khoá ở trong và ngoài nhà trường được ban giám hiệu giao cho các tổ bộ môn và Đoàn thanh niên kết hợp với khối giáo viên chủ nhiệm. Ngoại khoá gồm nhiều hình thức như các hoạt động ngoại khoá chuyên đề của các tổ chuyên môn tích hợp với giáo dục hướng nghiệp tham quan, tổ chức ngày hội hướng nghiệp, hội thi khéo tay, phiên Chợ quê với các sản phẩm thủ công do chính học sinh làm… Hoạt động hướng nghiệp do Đoàn thanh niên các trường tổ chức ít nhất 2 lần/năm với hình thức: giới thiệu một số trường đại học, trung cấp, nghề; hướng dẫn học sinh làm hồ sơ thi đại học; phối hợp với các trường đại học về tư vấn cho học sinh; phối hợp với trung tâm tư vấn tâm lý làm các trắc nghiệm để tư vấn nghề cho học sinh cụ thể hơn…Nhiều trường còn mời phụ huynh đến tham dự. Những buổi tư vấn hướng nghiệp này mỗi năm đều có sự cải tiến, điều chỉnh để ngày càng tốt hơn.

Bên cạnh việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường, các trường trung học phổ thông huyện Từ Liêm còn lập kế hoạch phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp số 5 dạy các nghề: làm vườn, điện dân dụng, điện tử dân dụng, sửa chữa xe máy, cắt may, thêu tay, tin học văn phòng. Tuy nhiên, việc học nghề tại Trung tâm kỹ thuật tổng hợp số 5 cũng có nhiều khó khăn trong việc quản lý. Các nghề được dạy chưa đa dạng, chưa phù hợp với năng lực, sở thích của học sinh nên việc học nghề còn mang tính đối phó do học nghề được cộng điểm trong thi tốt nghiệp; việc học nghề diễn ra ngoài trường phổ thông nên quản lý học sinh, quản lý điểm rất khó khăn.

Mặc dù hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông huyện Từ Liêm đã có nhiều kết quả nhưng việc xây dựng kế hoạch của các nhà quản lý trường học có thực hiện song còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nội dung cụ thể, rất chung chung. Vì vậy, các nhà quản lý trường học cần phải tăng cường hơn việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch một cách cụ thể hơn, nên đi sâu vào nội dung công việc thực tế đã làm được, tìm ra những gì còn hạn chế để khắc phục mới có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

Thực trạng tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Trong những năm gần đây, công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp bước đầu được quan tâm và đạt được một số kết quả nhất định, góp phần vào quá trình hình thành và phát triển của các nhà trường.

Bảng dưới đây thống kê ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về xếp hạng đánh giá mức độ tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo chủ đề:

Bảng 2.13. Mức độ tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Đánh giá mức độ tổ chức những chủ đề giáo dục hƣớng nghiệp dƣới đây của nhà trƣờng

Xếp hạng Giáo viên Học sinh Phụ huynh Cán bộ quản lý

Nhóm chủ để về kiến thức chung, cơ sở cho việc chọn nghề

1 1 1 1

Nhóm chủ đề về nhóm nghề và nghề cụ thể 4 4 4 4

Nhóm chủ đề về giao lưu, thảo luận, tham quan 3 2 2 3

Nhóm chủ đề về tư vấn nghề 2 3 2 2

Theo xếp hạng và phỏng vấn sâu thì nhóm chủ đề kiến thức chung, cơ sở cho việc chọn nghề: “Nghề tương lai của tôi”, “Em thích nghề gì?”… được tổ chức tốt nhất. Nhóm chủ đề: “Tư vấn chọn nghề” được đánh giá cao và cho rằng thiết thực hơn so với nhóm chủ đề: giao lưu, thảo luận, tham quan. Các chủ đề trong nhóm, mức độ đánh giá tuỳ theo góc nhìn của chủ thể. Ví dụ chủ đề: “Em thích nghề gì”được giáo viên, học sinh và phụ huynh đánh giá cao thì

cán bộ quản lý lại đánh giá mức độ vừa phải. Ngoài ra, nhiều chủ đề chức chưa tốt: chủ đề “Thanh niên lập thân, lập nghiệp”, chủ đề nghề nghiệp với nhu cầu thị trường lao động và chủ đề tìm hiểu một số cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…

Từ năm học 2008 – 2009, các nhà trường đã tổ chức triển khai đồng bộ công tác giáo dục hướng nghiệp thông qua đội ngũ giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động ngoại khoá, dạy hướng nghiệp… Những năm gần đây, theo thống kê của các trường trong huyện, số học sinh đi học sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trên 85%. Kết quả: số học sinh ở các trường có điểm thi đầu vào thấp đã biết lựa chọn đúng trường đại học để thi, học sinh thi đỗ đại học và cao đẳng năm sau cao hơn năm trước. Ví dụ: tính trung bình điểm thi đại học của học sinh trong cả nước, trường Trung học phổ thông Xuân Đỉnh từ top 800 lên tốp 600, trường Trung học phổ thông Thượng Cát từ top 1200/1400 vươn lên top 1100/1400…; ở trường Trung học phổ thông Minh Khai từ top 400/1400 trường vươn lên top 250/1400. Tuy nhiên, ở các trường có điểm thi đầu vào cao, việc hướng nghiệp có chất lượng thì số học sinh đăng ký dự tuyển vào trường trung cấp và cao đẳng nghề tăng lên nhanh chóng, số lượng học sinh dự thi đại học và cao đẳng giảm. Ví dụ: tại trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai, số học sinh tham gia thi đại học và cao đẳng giảm rõ rệt. (Tính trung bình trên 200 học sinh)

Bảng 2.14: Số lượng học sinh tham gia thi đại học tại trường Nguyễn Thị Minh Khai

Năm học Số liệu

2005 – 2006 178/200

2006 – 2007 143/200

2007 – 2008 118/200

2009 – 2010 85/200

2010 - 2011 74/200

Tất cả cơ sở vật chất của các trường trong huyện Từ Liêm đều phục vụ chung cho các hoạt động giáo dục của trường, trong đó có cả giáo dục hướng nghiệp. Các phòng học, phòng thực hành, phòng tin học, phòng máy chiếu, hội trường, nhà thể chất… tạo điều kiện lớn về mặt địa điểm để thực hiện giáo dục hướng nghiệp. Tuy nhiên, các cơ sở vật chất khác phục vụ cho các bài giảng thì còn thiếu thốn. Các trường không đủ cơ sở vật chất để đáp ứng việc học nghề của học sinh. Trên cơ sở triển khai từ những năm học trước, các nhà trường đã liên kết với Trung tâm kỹ thuật tổng hợp số 5 tiến hành tổ chức dạy nghề cho học sinh đạt trên 90%, chỉ có Trường trung học phổ thông Thượng Cát mỗi năm có 2 lớp học nghề Làm vườn tại trường, với số lượng gần 100 học sinh/năm.

Qua khảo sát, thấy rõ mức độ ảnh hưởng của các môn học đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh.

Bảng 2.15: Mức độ ảnh hưởng của các môn học đến sự lựa chọn nghề

Các môn học ảnh hƣởng đến việc chọn ngành nghề

Giáo viên Học sinh Cán bộ quản lý

% Xếp hạng % Xếp hạng % Xếp hạng Môn Công nghệ 32.6 4 25.8 5 38.9 4 Các môn học xã hội 63.5 2 65.4 2 52 3 Các môn học tự nhiên 78.2 1 76 1 79.6 1 Các môn học khác 40.5 3 38 3 63 2 Các nghề phổ thông 28.6 5 32 4 30 5

Các môn học tự nhiên được đánh giá là ảnh hưởng nhất sau đó đến các môn học xã hội. Trong khi môn Công nghệ và các nghề phổ thông lẽ ra phải có tác động mạnh đến việc chọn nghề của học sinh thì lại xếp hạng cuối cùng. Như vậy, bên cạnh nguyên nhân từ giáo viên còn có nguyên nhân về phương thức tổ chức thực hiện và trang thiết bị chưa đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

nghiệp thì việc thực hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp còn rất nhiều khó khăn. Các cán bộ quản lý giáo dục tham gia trả lời phiếu hỏi đã cho biết mức độ những khó khăn trong việc tổ chức, quản lý chương trình giáo dục hướng nghiệp:

Bảng 2.16: Những khó khăn trong tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Những khó khăn Số

lƣợng

% Xếp hạng

Dạy nghề phổ thông 18 90 1

Cơ sở vật chất trong nhà trường 16 80 2

Tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo dục hướng nghiệp 15 75 3

Kinh phí thực hiện chương trình 14 70 4

Đội ngũ giáo viên chuyên trách 13 65 5

Tổ chức Ngày hội hướng nghiệp và tư vấn nghề 11 55 7

Trường ở xa Trung tâm kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp 10 50 8

Chương trình giáo dục hướng nghiệp 9 45 9

Tổ chức tham quan thực tế sản xuất, kinh doanh 9 45 9

Tổ chức các tiết “sinh hoạt hướng nghiệp” 8 40 11

Thời gian tổ chức thực hiện chương trình 7 35 12

Tổ chức chuẩn bị hồ sơ thi tuyển sinh các trường 2 10 17 Tổ chức tìm hiểu hệ thống giáo dục Đại học, Cao đẳng… 5 25 14 Tổ chức Hội thảo: Thanh niên lập thân, lập nghiệp 4 20 15

Lập kế hoạch quản lý giáo dục hướng nghiệp 3 15 16

Tổ chức triển khai kế hoạch giáo dục hướng nghiệp 6 30 13 Kiểm tra, đánh giá giáo dục hướng nghiệp của trường 12 60 6

Khó khăn khác 1 5 18

Qua bảng xếp hạng, những khó khăn trong việc tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh được đánh giá là khó khăn nhất. Khó khăn về chương trình dạy nghề, khó khăn về giáo viên dạy, nhiều học sinh và phụ huynh cũng không thích tham gia vì chương trình đào tạo có rất ít môn, học sinh học xong nghề không sử dụng được.

Cơ sở vật chất nhà trường được đánh giá là khó khăn thứ hai vì nó chưa đủ đáp ứng, phục vụ nhu cầu tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ngay tại trường. Để có những giờ giáo dục hướng nghiệp sinh động, bổ ích, đòi hỏi nhiều trang thiết bị cơ sở vật chất: máy chiếu, âm thanh… Những cơ sở vật chất đó trường nào cũng có nhưng ít mà các lớp học nghề thường cùng một thời gian để dễ quản lý nên lớp này được dùng thì lớp kia thiếu. Những trang thiết bị nghèo nàn của môn Công nghệ cũng là một nguyên nhân làm cho môn học này chưa hấp dẫn học sinh.

Tài liệu, sách giáo khoa giáo dục hướng nghiệp cũng là khó khăn lớn. Hiện nay, Bộ GD&ĐT mới chỉ có sách giáo dục hướng nghiệp dành cho giáo viên, còn sách cho các hoạt động dạy nghề phổ thông, hướng dẫn tích hợp hướng nghiệp trong các môn văn hoá vẫn chưa có. Các tài liệu phục vụ giáo dục hướng nghiệp rất nghèo nàn, hơn nữa hiện nay có nhiều nghề đã lạc hậu và nhiều nghề mới phát sinh.

Vấn đề kinh phí thực hiện chương trình cũng rất hạn chế. Tỷ lệ kinh phí dành riêng cho giáo dục hướng nghiệp vẫn chưa có định mức cụ thể. Các hoạt động ngoại khoá ngoài trời, tham quan thực tế…vẫn cần đến sự hỗ trợ lớn từ phía gia đình học sinh. Phương tiện dạy học hướng nghiệp hầu như chưa có. Các thầy cô chủ nhiệm tham gia dạy hướng nghiệp lồng ghép vào tiết sinh hoạt, không có phần hỗ trợ thêm.

Xếp thứ 5 trong bảng đánh giá các khó khăn là vấn để đội ngũ giáo viên tham gia công tác hướng nghiệp. Thực hiện chính công tác này ở các trường chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm. Các thầy cô được tập huấn trong cụm vài buổi rồi tự nghiên cứu sách giáo khoa để thực hiện. Cách thể hiện bài giảng là tuỳ sự sáng tạo của mỗi người, vì vậy, chương trình giáo dục hướng nghiệp chắc chắn sẽ có thiếu sót, chưa hoàn chỉnh.

Việc tổ chức cho học sinh tham quan cơ sở sản xuất thực hiện rất khó khăn: mỗi lần tổ chức chỉ một số học sinh tham gia chứ không thể cả khối hoặc nhiều nhóm nhỏ vì sẽ ảnh hưởng đến sản xuất của các đơn vị; nhà

trường cũng không thể đủ kinh phú đài thọ cho tất cả các học sinh tham gia; các cơ sở sản xuất lớn có thể tổ chức tham quan được thì nằm xa thành phố; việc tham quan thường gặp khó khăn về lịch thực hiện.

Hàng năm, bên cạnh việc lập kế hoạch năm học về việc tổ chức huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho công tác hướng nghiệp, nhà trường cũng đã cung cấp cho giáo viên các thông tin về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và địa phương; nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực; chỉ đạo và kiểm tra công tác giáo dục hướng nghiệp của giáo viên, phối hợp các hình thức hướng nghiệp trong và ngoài nhà trường.

Nhà trường có nhiều biện pháp phối hợp với các phụ huynh tham gia

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông huyện từ liêm thành phố hà nội (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)