1.3.1.1. Đặc điểm học sinh trung học phổ thông
Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông rất khác biệt với lứa tuổi thiếu niên.
Về đặc điểm hoạt động học tập: lứa tuổi này đã có nội dung hoạt động sâu hơn, đòi hỏi tính năng động và tính độc lập cao hơn. Học sinh càng trưởng thành thì kinh nghiệm sống càng phong phú, các em đã ý thức được mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời nên thái độ đối với các môn học
đã có sự lựa chọn, hứng thú học tập gắn liền với những khuynh hướng nghề nghiệp. Về đặc điểm của sự phát triển trí tuệ: Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao. Các em có khả năng tư duy nhất quán, chặt chẽ, có căn cứ hơn. Nhờ khả năng khái quát, các em có thể tự mình phát hiện ra cái mới. Từ đặc điểm phát triển trí tuệ nói trên, giáo viên cần định hướng các em vào những nhiệm vụ nhất định, tôn trọng những suy nghĩ độc lập của học sinh, giúp các em hình thành những hiểu biết đúng về nghề để lựa chọn được nghề phù hợp.
Học sinh trung học phổ thông thuộc lứa tuổi mà nhân cách đang dần dần hình thành. Ở lứa tuổi này các em bắt đầu hiểu được những ý nghĩa của bản sắc tâm lý cá nhân. Đồng thời cũng luôn muốn mọi người xung quanh thấy được những nét đặc trưng cá nhân của riêng mình và luôn muốn hòa nhập vào xã hội xung quanh. Các em luôn tự đặt câu hỏi: Mình là ai? Mình như thế nào? Môi trường và tập thể xung quanh các em là những yếu tố quan trọng tác động đến sự hình thành nhân cách. Mỗi học sinh phải tự định hướng cho mình, dự định các kế hoạch để hòa nhập với xã hội.
Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, các em phải đứng trước sự lựa chọn quan trọng quyết định cả tương lai của mình. Đặc biệt, học kỳ II, lớp 12 các em phải hoàn thành hồ sơ dự thi trường đại học, cao đẳng… hay học nghề. Đây là bước quan trọng để các em chọn cho mình một nghề nghiệp mà phần lớn sẽ phải gắn bó suốt cuộc đời.
1.3.1.2. Vị trí, vai trò của giáo dục hướng nghiệp
Trong trường phổ thông, hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.
Về phía giáo viên, giáo dục hướng nghiệp được coi như là công việc của tập thể giáo viên, có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội. Giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông được thể hiện như một hệ thống tác động sư phạm nhằm làm cho các học sinh chọn được
nghề phù hợp.
Về phía học sinh, giáo dục hướng nghiệp là một trong những hoạt động học tập. Thông qua hoạt động này, mỗi học sinh phải lĩnh hội được những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, đặc biệt các ngành nghề ở địa phương. Học sinh phải nắm được hệ thống yêu cầu của từng nghề cụ thể mà mình muốn chọn, phải có kỹ năng tự đối chiếu những phẩm chất, những đặc điểm tâm – sinh lý của mình với hệ thống yêu cầu của nghề đặt ra cho người lao động.
Nhà trường phổ thông làm công tác giáo dục hướng nghiệp nghĩa là nhà trường sẽ giúp học sinh đi vào các nghề trong xã hội. Bên cạnh đó cũng có trách nhiệm hướng nghiệp sư phạm, giúp phát hiện các em có năng lực sư phạm hướng các em làm nghề thầy, cô giáo. Như vậy, cùng với nhiệm vụ “hướng nghiệp cho người”, trường phổ thông cũng “hướng nghiệp cho mình”. Giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông chỉ là một bộ phận trong giáo dục hướng nghiệp của toàn xã hội. Vì vậy, giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phải thống nhất với giáo dục hướng nghiệp của xã hội. Hai bộ phận này có quan hệ hết sức mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau, trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Giáo dục hướng nghiệp chỉ có hiệu quả khi hai bộ phận này cùng hoạt động thường xuyên và đồng bộ.
1.3.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp Mục tiêu
Trong chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông được ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 5/5/2006, sau khi tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trung học phổ thông, học sinh cần đạt được:
* Về kiến thức:
1. - Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
2. - Biết được một số
nước, địa phương; về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động; về hệ thống giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề), cao đẳng, đại học ở địa phương và trong cả nước.
* Về kỹ năng:
- Tự đánh giá được năng lực bản thân và điều kiện gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
- Tìm kiếm được những thông tin nghề và thông tin cơ sở đào tạo cần thiết cho bản thân trong việc chọn nghề.
- Định hướng và lựa chọn được nghề nghiệp tương lai của bản thân. * Về thái độ:
- Chủ động và tự tin trong việc chọn nghề phù hợp. - Có hứng thú và khuynh hướng chọn nghề đúng đắn.
Với hoạt động giáo dục nghề phổ thông
* Về kiến thức: Hiểu được một số kiến thức cơ bản về công cụ, kỹ thuật, quy trình công nghệ và an toàn lao động, vệ sinh môi trường đối với một nghề phổ thông đã học. Biết những đặc điểm và yêu cầu của nghề đó.
* Về kỹ năng: Có một số kỹ năng sử dụng công cụ, thực hành kỹ thuật theo quy trình công nghệ để làm ra sản phẩm đơn giản theo yêu cầu của mỗi nghề. Hình thành và phát triển kỹ năng vận dụng những kiến thức đã có vào thực tiễn.
* Về thái độ: Phát triển hứng thú kỹ thuật và khả năng vận dụng vào hoàn cảnh mới, thói quen làm việc có kế hoạch, bước đầu có tác phong công nghiệp, làm việc theo quy trình và an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Có ý thức trong việc tìm hiểu nghề và lựa chọn nghề nghiệp.
Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông
Trong Quyết định 126CP của Hội đồng Chính phủ: Công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông gồm các nhiệm vụ sau:
+ Giáo dục thái độ lao động đúng đắn.
+ Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất. + Động viên, hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hoá...
Ngày nay, để thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, người ta thường xem xét các nhiệm vụ cụ thể trong từng mặt của công tác giáo dục hướng nghiệp sau:
- Định hướng nghề nghiệp: bao gồm quá trình thông tin nghề nghiệp và vấn đề tạo điều kiện cho học sinh làm quen với một số nghề.
- Tư vấn nghề nghiệp: bao gồm việc khảo sát, đánh giá các đặc điểm về thể chất, trí tuệ, hứng thú, hoàn cảnh…của học sinh, đối chiếu các đặc điểm đó với đặc điểm, yêu cầu của ngành nghề; trên cơ sở đó cho học sinh những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn trong khi chọn nghề.
- Tuyển chọn nghề nghiệp: trường phổ thông tạo điều kiện cho tuyển chọn nghề nghiệp. Đó là việc căn cứ vào nhu cầu nhân lực của một nghề cụ thể mà tuyển chọn những người có đặc điểm nhân cách phù hợp.
Ba nhiệm vụ này có mối quan hệ chặt chẽ, biểu hiện qua hình sau:
Hình 1.2. Tam giác hướng nghiệp
Vậy hướng nghiệp có mục đích cơ bản là hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào các ngành nghề mà đất nước hay ở từng địa phương đang cần. Quá trình giáo dục hướng nghiệp phải làm cho học sinh có những
1 2 3 Định hướng nghề Những yêu cầu cụ thể của nghề Tư vấn nghề Những đặc điểm nhân cách của cá nhân
Tuyển chọn nghề Thị trường
hiểu biết cần thiết về thị trường lao động, biết cách lựa chọn nghề nghiệp có cơ sở khoa học, được làm quen với nghề để có hứng thú và thái độ đúng đắn, yêu quý nghề, và điều quan trọng là học sinh có được tình cảm, thói quen lao động để tiến tới có thể biết làm một số nghề truyền thống, nghề thông dụng đang cần duy trì và phát triển ở địa phương. Ngay từ khi học phổ thông, học sinh được chuẩn bị tâm thế và kỹ năng sẵn sàng đi vào cuộc sống, tự tạo việc làm ở gia đình và có thể tham gia lao động ở các thành phần kinh tế khác. Đó là thiết thực góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương giàu mạnh, bản thân có cuộc sống lành mạnh để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động sản xuất.
1.3.1.4. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp
* Nội dung giáo dục hướng nghiệp: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện giáo dục hướng nghiệp với thời lượng 3 tiết/tháng từ năm học 2006 – 2007, đến năm học 2008 – 2009 theo hướng dẫn số 7475/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2008 – 2009 của Bộ GD&ĐT chỉ còn 9 tiết/năm học ở tất cả các khối lớp trung học phổ thông bao gồm:
- Nhóm chủ đề về kiến thức chung, cơ sở cho việc chọn nghề
- Nhóm chủ đề về kiến thức liên quan đến nhóm nghề và nghề cụ thể - Nhóm chủ đề về giao lưu, thảo luận, tham quan
- Nhóm chủ đề về tư vấn nghề
Nội dung chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10 với những chủ đề sau:
Tháng Chủ đề
9 Em thích nghề gì
10 Năng lực nghề nghiệp và truyền thống nghề nghiệp gia đình 11 Tìm hiểu nghề dạy học
1 Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp 2 Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành Y và Dược
3 Tìm hiểu thực tế một số cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc nông nghiệp 4 Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành xây dựng
5 Nghề tương lai của tôi
Nội dung chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 11 với những chủ đề sau:
Tháng Chủ đề
9 Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành Giao thông vận tải và địa chất 10 Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ
11 Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành Năng lượng, Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin
12 Tìm hiểu một số nghề An ninh quốc phòng
1 Giao lưu với những gương mặt vượt khó điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi
2 Nghề nghiệp với nhu cầu của thị trường lao động 3 Tôi muốn đạt được ước mơ
4 - 5 Tìm hiểu thực tế trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở địa phương
Nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp lớp 12 gồm các chủ đề:
Tháng Chủ đề
9 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương 10 Những điều kiện để thành đạt trong nghề
11 Tìm hiểu hệ thống đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề của trung ương và địa phương
12 Tìm hiểu hệ thống đào tạo đại học và cao đẳng 1 Tư vấn chọn nghề
3 Thanh niên lập thân, lập nghiệp
4 Tổ chức tham quan hoặc hoạt động giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp Theo quan điểm đổi mới hiện nay, nội dung hướng nghiệp phải bám sát yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động; hướng nghiệp phải phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; hướng nghiệp phải đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và tính đến xu thế phát triển của kinh tế tri thức; hướng nghiệp gắn việc học tập của học sinh với việc làm chủ công nghệ mới; hướng nghiệp gắn với quá trình dạy học phân ban hiện nay.
* Phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông
Trong điều kiện đất nước đang hội nhập với nền kinh tế và văn hóa của thế giới, trước sự bùng nổ của thông tin, các cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp của học sinh và thanh niên ngày càng nhanh chóng. Vì vậy, các phương pháp về giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông cũng luôn phải thay đổi để thích ứng với nhu cầu đào tạo. Các phương pháp đang áp dụng hiện nay rất đa dạng và phong phú. Tùy theo chủ đề, từng thời kỳ và từng khóa học sinh mà nhà trường có thể tùy chọn các phương pháp để tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho phù hợp.
Các phương pháp có thể kể đến: - Phương pháp thuyết trình
Phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học bằng lời nói sinh động của giáo viên để trình bày một tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà học sinh đã thu lượm được một cách có hệ thống. Giáo viên có thể giới thiệu khái quát chủ đề, nói ngắn gọn những vấn đề quan trọng và cần thiết, giải thích các điểm chính của bài và sau đó giao bài tập cho học sinh. Phương pháp này có hiệu quả đối với việc giải thích nội dung bài học, trình bày nội dung nhanh nhưng nhược điểm là giáo viên không thu được thông tin phản hồi từ học sinh, học sinh dễ chán vì không có sự tham gia tích cực vào việc
xây dựng chủ đề và mức độ lưu giữ thông tin thấp. -Phương pháp dạy học theo tình huống
Giáo viên tổ chức đưa ra các chủ đề phức hợp gần giống với tình huống trong thực tế, học sinh có thể tự trao đổi, thảo luận và đưa ra nhận xét, hiểu biết và suy nghĩ của bản thân để giải quyết vấn đề. Phương pháp này giúp học sinh nhớ bài lâu nhưng chiếm nhiều thời gian nếu giáo viên không làm chủ tình huống.
- Phương pháp dạy học theo dự án
Phương pháp này được hiểu là trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, trong đó có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành với tính tự lực cao từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, thực hiện dự án đến kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá. Phương pháp này có ưu điểm là kích thích được động cơ, hứng thú học tập của học sinh, phát huy được tính tự lực, tinh thần trách nhiệm, phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, năng lực cộng tác làm việc của học sinh. Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, điều kiện thực hiện và năng lực tổ chức của giáo viên.
- Phương pháp tổ chức thảo luận
Phương pháp này đòi hỏi tính tích cực cao độ ở mỗi học sinh. Bản thân giáo viên phải rất thành thạo về kỹ năng điều khiển để khuyến khích học sinh trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và biết cách làm việc với người khác. Phương pháp này giúp học sinh nhận thức sâu và xử lý thông tin nhanh chóng. Qua thảo luận, học sinh biết được các quan điểm của những học sinh khác, phân tích và đánh giá được nhiều tình huống học tập do giáo viên đưa ra. Đồng thời học sinh còn học được cách lập luận, lý giải được vấn đề chọn nghề. Phương pháp này chỉ thành công khi các nhóm được giao nhiệm vụ rõ ràng và ấn định quỹ thời gian. Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng và thư ký, các thành