Thực trạng nhận thức, tuyên truyền, phổ biến giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông huyện từ liêm thành phố hà nội (Trang 50 - 58)

cho học sinh

Thực trạng nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên, công nhân viên tham gia giáo dục hướng nghiệp.

Ban giám hiệu các nhà trường đã nhận thức được giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông là rất quan trọng, là một bộ phận góp phần giáo dục con người toàn diện về mọi mặt. Ở trung học phổ thông, học sinh phải củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao

động. Trong quá trình thực hiện giáo dục hướng nghiệp, học sinh cần được tìm hiểu các lĩnh vực nghề nghiệp phổ biến trong xã hội để định hướng nghề nghiệp và thấy rõ sự phù hợp của năng lực bản thân với yêu cầu ở những nghề cụ thể, được rèn luyện các kỹ năng, tác phong lao động cần thiết. Thông qua giáo dục hướng nghiệp, học sinh vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học ở các môn: Công nghệ, Sinh học… vào thực tiễn đời sống và sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Thông qua giáo dục hướng nghiệp, học sinh phải góp phần rèn luyện phẩm chất, thói quen lao động có kế hoạch, có kỷ luật, có kỹ thuật và ý thức bảo đảm an toàn, giữ gìn vệ sinh môi trường.

Về phía các thầy cô giáo và cán bộ công nhân viên của các trường, một số cũng đã có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, có tinh thần tự nguyện, tự giác trong công tác được giao, các thầy cô đều có sự đầu tư nhất định vào bài giảng của mình.

Bên cạnh đó, có nhiều giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về nhiệm vụ của mình. Các công việc được giao chỉ hoàn thành ở mức tối thiểu, thậm chí không hoàn thành. Nhiều người còn nhận thức về giáo dục hướng nghiệp không phải là nhiệm vụ chính của nhà trường mà trách nhiệm chính là cá nhân học sinh và gia đình, không có thời gian để giáo dục hướng nghiệp, thời gian giáo dục hướng nghiệp dành cho những hoạt động khác của lớp.

Qua tham khảo ý kiến của các giáo viên và Ban giám hiệu các nhà trường thì các ý kiến không đồng nhất về nhận thức tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp. Nhiều giáo viên khi được tham khảo ý kiến đều cho rằng, học sinh tham gia giáo dục hướng nghiệp chỉ là theo chương trình. Vấn đề xác định ngành nghề và tìm hứng thú của bản thân qua các bài giáo dục hướng nghiệp chỉ xếp hàng thứ yếu.

Bảng 2.5. Mục đích tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp của học sinh

Đánh giá mục đích tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp của học sinh

Giáo viên Cán bộ quản lý

% Xếp hạng % Xếp hạng

Theo chương trình 66 1 57 4

Có thể tìm được việc làm 53 2 57 4

Hứng thú của bản thân 42 4 65 3

Xác định hướng ngành, nghề 47 3 73 2

Được cộng điểm khi thi tốt nghiệp 22 5 79 1

Mục đích khác 18 6 57 4

Như vậy, nhận thức của giáo viên đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp. Kết quả trên cho thấy, nhiều giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp chưa ý thức về vai trò và tầm quan trọng của công việc họ đang làm. Các giáo viên này chưa có sự đầu tư thích đáng cho công việc, trách nhiệm của họ đơn thuần là hoàn thành phần việc được giao.

Công tác giáo dục hướng nghiệp đòi hỏi người thực hiện phải hội tụ nhiều yếu tố quan trọng, đặc biệt phải tìm hiểu và có những hiểu biết nhất định về một số nghề nghiệp trước khi gợi ý chọn nghề cho học sinh. Thầy cô được giao thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp cũng phải có kỹ năng về tổ chức, nắm được tâm – sinh lý lứa tuổi để biết cần tác động vào những yếu tố nào hay những yếu tố nào sẽ khiến các em tự phát huy… Nếu không biết cách tổ chức hoặc không đầu tư nghiêm túc thì giáo dục hướng nghiệp sẽ dễ dàng trở thành hoạt động nhàm chán, học sinh tham gia chiếu lệ, hiệu quả giáo dục không cao. Tuy nhiên, khi được giao nhiệm vụ thực hiện giáo dục hướng nghiệp thì các thầy cô đều do tinh thần trách nhiệm với nhà trường, với học sinh mà thực hiện chứ chưa có ai được đào tạo, được tập huấn hoặc có những khả năng đặc biệt phù hợp với công việc này.

Thực trạng nhận thức của học sinh về giáo dục hướng nghiệp

Liêm, khi xếp thứ tự các môn học sinh thích học và kết quả các môn học của học sinh có khoảng cách

Bảng 2.6: Mức độ yêu thích và kết quả các môn học

Môn học Xếp hạng các môn học sinh thích học Xếp hạng đánh giá kết quả các môn học của học sinh % Xếp hạng % Xếp hạng Toán 50.3 1 50.8 3 Văn 39.1 6 30.2 7 Ngoại ngữ 39.2 5 30.5 6 Sử 21.8 13 20.5 13 Địa 32.9 8 25 10 Lý 39.4 4 30.2 7 Hóa 40.2 3 32.4 5 Công nghệ 32.0 11 29.6 9 Sinh 32.9 8 22 12

Giáo dục công dân 32.9 8 65.8 2

Tin học 39.0 7 46 4

Giáo dục quốc phòng 50.3 1 70.4 1

Giáo dục thể chất 32.0 11 25 10

Theo kết quả điều tra môn Toán có mức độ thích học xếp thứ nhất nhưng kết quả của môn này của học sinh chỉ xếp hạng thứ 3, môn Lý có mức độ học sinh thích học thứ 4 thì kết quả học tập xếp thứ 7; các môn Giáo dục công dân và tin học có mức độ thích học xếp hạng 8 và 7 nhưng kết quả học tập của học sinh xếp hạng 2 và 4.

Các môn học như Công nghệ, Sinh học… là những môn có khả năng hướng nghiệp thì cả mức độ yêu thích và kết quả học tập của học sinh đều xếp hạng trung bình thấp. Điều đó chứng tỏ các nhà trường và học sinh cũng chưa coi trọng môn học này.

ham thích với các môn Toán, Lý, Hóa và cũng có sự đầu tư cho các môn học này. Điều này cũng cho thấy, xu hướng của các học sinh là đầu tư học khối A và sẽ lựa chọn các trường thi trong khối này.

Còn lại hai môn Mỹ thuật và Âm nhạc không được dạy ở trường trung học phổ thông nữa nhưng vẫn được nhiều em thích và quan tâm.

Bảng 2.7: Dự định của học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông

Các hướng tương lai Ý kiến học sinh Ý kiến phụ huynh Tỷ lệ % Xếp hạng Tỷ lệ % Xếp hạng Thi Đại học 76 1 81 1 Thi Cao đẳng 42.7 2 42 2 Thi Cao đẳng nghề 18.5 3 20 3 Học trung cấp nghề 12.5 4 15 4 Đi làm ngay 5.2 5 5 5 Hướng khác 4 6 4 6

Khi tham khảo ý kiến học sinh về dự định tương lai sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông thì ưu tiên số một trong các nguyện vọng của học sinh là thi đại học, rồi sau đó đến cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề hoặc đi làm. Số lượng học sinh lựa chọn học nghề rất thấp, trong thực tế nhiều em còn không xác định mình sẽ thi trung cấp hoặc đi học nghề. Có một vài em xác định đi làm luôn và vài chục em trong số điều tra xác định sẽ đi du học nước ngoài.

Trong số các học sinh được tham khảo ý kiến, có 42,13% trả lời là đã xác định ngành nghề mình muốn theo. Số học sinh đã xác định này cơ bản là học sinh khối 12. Các em học sinh khác thì còn chưa xác định hoặc đang tìm hiểu, lưỡng lự.

Tuy nhiên, hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường còn nhiều hạn chế. Học sinh chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, không được tư vấn chọn nghề một cách phù hợp và có căn cứ; đội ngũ giáo viên thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp trong quá trình cung cấp kiến thức, thông tin

về nghề nghiệp cho học sinh còn hạn chế; lượng thông tin về các trường đại học, cao đẳng được truyền tải nhiều song khả năng học sinh tham dự trúng tuyển hạn chế. Trái lại, thông tin các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề đặc biệt nhu cầu nhân lực địa phương không được cung cấp chính xác, đầy đủ. Do vậy, đa số học sinh kết hợp giữa sự lựa chọn cảm tính của bản thân, sự lôi kéo của bạn bè, áp lực từ gia đình.. và có thể quyết định chọn nghề không phù hợp, gây lãng phí thời gian, tiền của học sinh, gia đình và xã hội.

Thực trạng nhận thức của phụ huynh về giáo dục hướng nghiệp

Qua thăm dò ý kiến của học sinh và phụ huynh, đa số các phụ huynh có trình độ tương đối thấp: 3% phụ huynh có bằng thạc sĩ, 10% phụ huynh có bằng đại học, 12% phụ huynh học trung cấp nghề, 30% phụ huynh tốt nghiệp trung học phổ thông và 43% phụ huynh tốt nghiệp trung học cơ sở thậm chí có nhiều phụ huynh chưa học xong tiểu học. Như vậy, bản thân học sinh hầu như ít được định hướng, tư vấn nghề nghiệp hoặc định hướng chưa đúng cho tương lai từ phía gia đình.

Bảng 2.8: Trình độ đào tạo của phụ huynh học sinh các trường THPT huyện Từ Liêm

Trình độ đào tạo và trình độ văn hoá của bố, mẹ

Bố Mẹ

% Xếp hạng % Xếp hạng

Không qua đào tạo 58.5 1 70 1

Sơ cấp 11 2 1 7 Trung cấp 10 3 3.5 4 Cao đẳng 7.5 4 4.5 3 Đại học 5.5 6 3.5 4 Thạc sĩ 1.5 7 2 6 Tiến sĩ 0 8 0 8 Khác (ghi cụ thể) 6 5 15.5 2 Trình độ văn hoá

Không biết chữ 1 4 2 4

Tốt nghiệp tiểu học 5.5 3 7.5 3

Tốt nghiệp trung học cơ sở 67.5 1 57.5 1

Tốt nghiệp trung học phổ thông 26 2 34.5 2

Có 97% học sinh và phụ huynh được hỏi cho rằng hoàn cảnh kinh tế gia đình đạt mức trung bình trở lên. Điều đó chứng tỏ các em học sinh sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đầu tư vào việc học tại trường và việc học nghề sau này. Có 40.5% phụ huynh được hỏi cũng tham gia vào quá trình xác định nghề nghiệp mong muốn cho con em mình. Bên cạnh đó cũng có 25.5% phụ huynh để con mình tự lựa chọn hoặc không biết con mình chọn nghề gì.

Tại Bảng 2.7 cũng cho thấy ý kiến của phụ huynh và học sinh đều đồng nhất với ưu tiên hàng đầu là thi vào đại học, cao đẳng, xếp hạng cuối cùng là ý kiến đi làm ngay. Điều đó chứng tỏ phụ huynh cũng đã nhận thức rằng các con cần phải học một nghề gì đó trước khi đi làm.

Qua bộ phiếu tham khảo, ý kiến phụ huynh tương đối đồng nhất với các thầy, cô giáo và học sinh khi cho rằng: nhà trường và gia đình có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh.

Bảng 2.9: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến giáo dục hướng nghiệp

Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của những yếu tố có liên quan dƣới đây đến việc lựa chọn ngành, nghề của các em Xếp hạng TB Xếp hạng chung Giáo viên Học sinh Phụ huynh Cán bộ quản lý

Môi trường giáo dục gia đình 5 5 3 1 14 2

Môi trường giáo dục nhà trường 2 7 4 2 15 3

Năng lực của cá nhân 1 1 1 4 7 1

Định hướng giá trị nghề nghiệp của cá nhân

7 2 2 6 17 4

Cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp 11 3 6 5 25 5

Nhu cầu nghề nghiệp của xã hội 3 4 7 16 30 7 Chính sách phát triển kinh tế - xã hội 9 8 8 7 32 8

Vị thế xã hội của bố mẹ/ anh chị 14 17 14 10 55 13

Lợi ích kinh tế do nghề nghiệp của bố, mẹ đem lại

8 14 13 3 38 10

Nguyện vọng của bố, mẹ 11 13 11 20 55 13

Tác động của họ hàng, dòng tộc 20 20 20 17 77 20

Thầy cô giáo 16 19 16 19 70 19

Bạn bè 13 18 18 17 66 18

Truyền thông đại chúng 5 11 12 1 42 11

Ngày hội lao động, việc làm 17 16 19 12 64 17

Tài liệu những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ

10 9 9 7 35 9

Tài liệu những điều cần biết về tuyển sinh TCCN

18 12 17 11 58 15

Tài liệu những điều cần biết về

tuyển sinh dạy nghề 19 15 15 9 58 15

Tuyên truyền, hướng nghiệp, tư vấn

nghề nghiệp từ các tổ chức khác 15 10 10 15 50 12

Yếu tố khác 21 21 21 21 84 21

Qua bảng tham khảo ý kiến của các giáo viên, học sinh, phụ huynh, Ban giám hiệu nhà trường, mọi người đều cho rằng yếu tố môi trường giáo dục nhà trường và gia đình có ảnh hưởng lớn đến việc chọn nghề của các em. Ngoài ra, các yếu tố như cơ hội tiếp cận nghề nghiệp, giá trị xã hội của nghề nghiệp, nhu cầu nghề nghiệp của xã hội, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cũng là những yếu tố tác động mạnh đến nhận thức nghề nghiệp của học sinh. Bên cạnh đó, phương tiện truyền thông cập nhật thông tin nhanh chóng và đa dạng về các ngành nghề, tài liệu những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng cũng được đánh giá là những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến nhận thức.

Theo đánh giá, sự tác động của họ hàng, dòng tộc ảnh hưởng ít đến việc chọn nghề của học sinh. Ngay cả ý kiến của thầy cô giáo và phụ huynh cũng không phải là lực lượng ảnh hưởng lớn đến việc chọn nghề. Yếu tố môi

trường gia đình và nhà trường được cán bộ quản lý cho rằng là ảnh hưởng số 1 và 2 nhưng ngay bản thân học sinh, giáo viên và phụ huynh thì đều cho rằng yếu tố số 1 là năng lực, sở thích của học sinh. Theo kết quả thống kê, xếp thứ nhất là học sinh chọn nghề theo năng lực. Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là con số chính xác và khách quan, vì trên thực tế, nhiều học sinh tưởng mình đang chọn nghề theo năng lực mà không biết mình chọn nghề bị ảnh hưởng từ bạn bè hay các yếu tố khác…

Qua kết quả tham khảo, một số ý kiến còn chưa đồng bộ:

Yếu tố lợi ích kinh tế do nghề nghiệp của bố, mẹ đem lại được cán bộ quản lý đánh giá là ảnh hưởng số 3 thì giáo viên, học sinh và phụ huynh đều đánh giá ảnh hưởng này không cao.

Theo cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, phụ huynh và giáo viên đều đánh giá yếu tố ảnh hưởng từ các ngày hội việc làm tác động đến chọn nghề không cao (xếp hạng 12/21; 16/21; 19/21; 17/21). Điều này chứng tỏ, hoặc học sinh ít được tham gia ngày hội việc làm hoặc các ngày hội việc làm này tổ chức không hiệu quả, không gây được hứng thú của đối với học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông huyện từ liêm thành phố hà nội (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)