Đặc điểm kinh tế xã hội, giáo dục của địa phương

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông huyện từ liêm thành phố hà nội (Trang 44 - 47)

Từ Liêm là một huyện ven đô nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và quận Tây Hồ, phía Nam giáp huyện Thanh Trì và quận Hà Đông, phía Đông giáp 3 quận: Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Xuân, phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng.

Từ Liêm thuộc vùng đất cổ Thăng Long – Hà Nội, là nơi có nhiều di tích và công trình văn hóa lâu đời. Trải qua các cuộc chiến tranh, Từ Liêm là vùng đất ít bị ảnh hưởng nên vẫn còn giữ lại được nhiều cảnh quan thiên nhiên và cấu trúc làng mạc mang tính truyền thống đặc sắc. Làng cổ Đông Ngạc, cùng hệ thống đình chùa miếu mạo… phần lớn còn giữ được hình dáng kiến trúc và nghệ thuật. Hiện tại Từ Liêm có 88 đình, chùa, miếu, mạo, trong đó có 60 di tích văn hóa.

Từ Liêm cũng là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, vị trí địa lý rất thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế. Từ Liêm có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy là những tuyến đường rất quan trọng: đường bộ - “cửa ngõ Thủ đô”, đường thuỷ vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn với chi phí thấp, hiệu quả cao. Với vị trí như vậy, huyện Từ Liêm có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, các loại chung cư đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, khoa học công nghệ.

Từ khi được thành lập năm 1961 đến nay, huyện Từ Liêm đã 3 lần chia tách địa giới hành chính. Đến nay diện tích tự nhiên của huyện còn 75,15km2

, trong đó có 16 đơn vị hành chính (15 xã và 1 thị trấn). Dân số cơ học tăng cao trên 50 vạn người, chiếm 8,6% dân số toàn thành phố, mật độ dân số là 5.246 người/km2, là huyện có mật độ dân số cao nhất trong các huyện ngoại thành

của thủ đô Hà Nội.

Về cơ cấu độ tuổi huyện Từ Liêm qua 5 năm (2008-2013) đã có sự thay đổi theo xu thế hợp lý, tuy nhiên mức độ chậm: tỷ lệ dân số trẻ (dưới 15 tuổi) giảm từ 23,48% (2008) xuống 22,50%(2013). Tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động có sự tăng nhẹ từ 65% (2008) lên 65,93% (2013).

Theo số liệu tổng điều tra năm 2013, toàn huyện có 51.211 hộ: số hộ nông nghiệp chiếm 14,36%, hộ thủy sản: 10,12%, hộ công nghiệp 15,32%, hộ xây dựng 7,63%, hộ thương nghiệp 25,68% và hộ khác 6,37%. Từ Liêm không có hộ lâm nghiệp.

Về phát triển kinh tế: kinh tế của huyện có tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định, chuyển dịch cơ cấu đúng theo định hướng đề ra:

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 18,9%. Cơ cấu kinh tế hiện nay: CN-DV-NN: 60,2%-36,3%-3,5%.

Tính đến 25/6/2013: toàn địa bàn huyện có 2.962 đơn vị với 22 ngành nghề chính nhiều ngành có tốc độ tăng trưởng cao như: sản xuất sản phẩm từ giấy, thực phẩm đồ uống…, sử dụng 76.173 lao động.

Trên địa bàn huyện vẫn duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống như may Cổ Nhuế, bánh kẹo Xuân Đỉnh….Số hộ kinh doanh là 9.582 hộ (trong đó có hơn 500 hộ sản xuất làng nghề), tạo việc làm cho 18.000 lao động.

Trong những năm qua, diện tích đất nông nghiệp liên tục thu hẹp do tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh (bình quân mỗi năm giảm 300ha); bộ mặt nông thôn của huyện có nhiều khởi sắc, chất lượng nông thôn mới tiếp tục được nâng cao, đã có 8/15 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới phát triển theo hướng CNH-HĐH.

Trên địa bàn đã và đang hình thành 3 cụm công nghiệp với định hướng phát triển các ngành nghề áp dụng công nghệ mới, hiện đại, công nghệ sạch, chất lượng sản phẩm cao như tự động hóa, công nghệ sinh học, vật liệu mới, điện - điện tử….

Stt Năm Số dự án Diện tích(m2 ) 1 2003 59 288.0031 2 2004 40 301.7876 3 2005 25 56.4801 4 2006 25 126.7437 5 2007 26 202.4785 6 2008 49 369.3358 7 2009 42 391.7136

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thống kê của huyện Từ Liêm các năm từ 2003 -2009)

Đô thị hóa làm cho bộ mặt của Từ Liêm thay đổi nhanh chóng. Từ năm 2000 đến 31/12/2009 thành phố đã phê duyệt và thực hiện nhiều khu đô thị mới, cụm công nghiệp, các công trình văn hóa thể thao quốc gia, trụ sở của các Bộ, ban ngành Trung ương..

Bảng 2.2: Các dự án trên địa bàn huyện Từ Liêm giai đoạn 2000 – 2009

TT Dự án Diện tích Số dự án

1 Khu đô thị 9.606.100 16

2 Khu công nghiệp 4.601.000 1

3 Làng nghề 192.000 1

4 Dự án khác 12.594.423 178

Tổng 26.993.523 196

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thống kê của huyện Từ Liêm các năm từ 2000 -2009)

Trong 5 năm gần đây, Đảng bộ huyện Từ Liêm được sự giúp đỡ của Trung ương, thành phố và sự chủ động sáng tạo đã tập trung phát triển kinh tế, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện cũng có sự chuyển biến mới, qui mô giáo dục đào tạo ngày càng được mở rộng, chất lượng giáo dục có tiến bộ rõ rệt.

Mạng lưới trường học từ giáo dục mầm non đến trung học phổ thông ngày càng phát triển về số lượng và quy mô. Mỗi xã đều có hệ thống giáo dục

mầm non, toàn huyện có 83 Mầm non, 25 trường Tiểu học, 25 trường THCS, có 5 trường THPT công lập, có 8 trường THPT dân lập. Toàn huyện đã hoàn thành phổ cập giáo trung học cơ sở từ năm 2000. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT từ 96% trở lên. Tỷ lệ học giỏi đạt trên 15%.

Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, từng bước phát huy hiệu quả, tập trung khai thác mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Các cấp chính quyền địa phương nhận thức sâu sắc về giáo dục, chăm lo đúng mức đến giáo dục. Hiện nay, toàn huyện có 44 trường học đạt tiêu chuẩn quốc gia.

Bảng 2.3: Số lượng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề và trung học phổ thông trên địa bàn huyện Từ Liêm

Trƣờng Số trƣờng

Đại học 05

Cao đẳng 05

Trung cấp 04

Trung học phổ thông 13

Là ngoại ô Hà Nội, Từ Liêm đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang lĩnh vực Công nghiệp và Dịch vụ nên nhu cầu nhân lực là rất lớn. Mặt khác, dân số di cư đến địa bàn huyện đông nên yêu cầu giáo dục hướng nghiệp đòi hỏi phải có nhiều lực lượng tham gia. Hàng năm, huyện tổ chức Ngày hội việc làm, Ngày hội tư vấn nghề nghiệp, tuyên truyền trên đài phát thanh các xã… nhằm giúp các học sinh có cơ hội tìm hiểu thêm về nghề nghiệp tương lai.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông huyện từ liêm thành phố hà nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)