Những biện pháp đề ra phải mang tính khả thi và phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của nhà trường. Trên cơ sở những biện pháp mà nhà trường thực hiện, những biện pháp đề xuất mang tính bổ sung, hỗ trợ nhằm làm cho hệ thống các biện pháp quản lý của nhà trường trở nên đầy đủ, đồng bộ, phát huy hiệu quả tổng lực, nhằm đạt mục tiêu giáo dục đã đề ra.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp
3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh và các lực lượng khác về giáo dục hướng nghiệp
Mục tiêu của biện pháp
Nhóm các biện pháp này nhằm tạo ra những tác động để nâng cao nhận thức của các lực lượng bao gồm cán bộ, giáo viên và học sinh về giáo dục hướng nghiệp. Mặt khác, các biện pháp này còn làm rõ hơn nhận thức của nhà trường về vai trò của các lực lượng khác trong giáo dục hướng nghiệp.
Biện pháp 1: Tăng cường nhận thức của đội ngũ quản lý và giáo viên về vai trò của nhà trường trong giáo dục hướng nghiệp
- Nội dung của biện pháp: cán bộ quản lý quán triệt các chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề phổ thông đã được khẳng định trong Luật Giáo dục, nắm được văn bản hướng dẫn thi hành Luật, chỉ thị, nhiệm vụ năm học của Bộ trưởng và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục& Đào tạo Hà Nội về công tác hướng nghiệp ngay từ đầu năm học.
Chủ động triển khai việc dạy nghề phổ thông cho phù hợp với thực tiễn địa phương nhưng phải đảm bảo chất lượng và coi đây là một trong những tiêu chí thi đua để đánh giá xếp loại các trường. Mỗi trường phải xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể cùng với những tiêu chí nhất định làm tiêu chí phấn đấu đẩy mạnh thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và cũng đưa ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua ở các bộ phận tham gia hoạt động này trong nhà trường.
-Cách thức và điều kiện thực hiện:
Tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng khác về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp là những người trực tiếp thực hiện các nội dung hướng nghiệp cần phải làm cho mọi người nhận thức rõ bản chất của hoạt động này, các nội dung hướng nghiệp, các yêu cầu
cần phải đạt được và cách thức tổ chức các con đường hướng nghiệp. Trên cơ sở nắm được vấn đề lý luận, các giáo viên sẽ xây dựng kế hoạch triển khai công tác hướng nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ của mình.
Hướng nghiệp được coi là nhiệm vụ của cả tập thể nhà trường. Trong mỗi giờ dạy, trong mỗi lần tiếp xúc với học sinh, các thầy cô đều có cơ hội hướng nghiệp cho học sinh của mình. Trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhận thức của các ngành sản xuất thầy cô có thể tư vấn cho các em, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai của mình. Từ quan điểm đó, không chỉ các thầy cô chủ nhiệm thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp mà tất cả các thầy cô trong các giờ dạy chính khóa, ngoại khóa đều có cơ hội thực hiện công tác hướng nghiệp.
Bản thân mỗi thầy cô cũng phải luôn cập nhật thông tin thông qua sách báo, mạng internet, đài phát thanh – truyền hình…các thông tin mang đến cho các thầy cô sự phong phú, sự hấp dẫn, tính thời sự… trong bài giảng. Các thông tin chính là cơ sở để thầy cô có thể giúp học sinh mở ra được viễn cảnh về xu hướng nghề nghiệp tương lai. Thông tin chính là yếu tố cơ bản để xác định xu hướng phát triển của thị trường nơi các em sẽ hội nhập. Các phương tiện về thông tin thì rất nhiều và rất đa dạng, ngay cả lượng thông tin về chủ đề hướng nghiệp vô cùng phong phú. Các thầy cô cần phải hỗ trợ, định hướng để các em có thể chọn lọc được thông tin cần thiết cho việc chọn nghề của mình.
Từ các vấn đề nhận thức trên, người quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp có thể thông qua nhiều con đường để thực hiện sự tác động đến với bộ phận quản lý, với các giáo viên, học sinh và phụ huynh. Bằng các yêu cầu trong sinh hoạt chuyên môn, các giáo viên phải thể hiện mục đích yêu cầu trong bài giảng, giáo án, kế hoạch lên lớp. Các buổi sinh hoạt chuyên môn luôn phải đề cập đến vấn đề giáo dục hướng nghiệp với các tiêu chí đã xác định. Các hình thức tổ chức bằng nhiều sự sáng tạo, phong phú nhưng mục đích yêu cầu của chương trình phải được đảm bảo.
Trong nhiều mối quan hệ có ảnh hưởng, tác động lớn đến giáo dục hướng nghiệp, nhiều lực lượng trong xã hội có vai trò quan trọng trong gia đình, địa phương, các phương tiện truyền thông, các phương tiện văn hóa…trong đó nhà trường vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc phối hợp để giáo dục học sinh. Tính chủ đạo ở đây bao gồm giáo dục có hệ thống, có định hướng, có kế hoạch. Chủ động trong các vấn đề phối hợp thực hiện giữa các lực lượng giáo dục hướng nghiệp. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên phải nhận thức rõ vị trí và vai trò của phụ huynh trong giáo dục hướng nghiệp. Phụ huynh là những người trực tiếp nuôi dưỡng và giáo dục con cái, vì vậy, họ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của con em họ, trong đó có hướng nghiệp. Sự phối hợp của phụ huynh với nhà trường và xã hội là rất quan trọng. Ý thức sẵn sàng hợp tác của phụ huynh với các hoạt động của nhà trường về hướng nghiệp sẽ làm tăng hiệu quả của công tác giáo dục. Sự hợp tác chặt chẽ tạo một môi trường đồng nhất trong phương thức giáo dục học sinh. Tuy nhiên, lực lượng phụ huynh rất đa dạng, họ làm nhiều nghề khác nhau, có nhiều trình độ nhận thức khác nhau, cách nuôi dạy con cái, hoàn cảnh gia đình khác nhau. Vì vậy, vai trò của nhà trường là chủ động trong các mối quan hệ cộng tác, kết hợp. Xác định thế mạnh của phụ huynh và kết hợp sức mạnh đó trong các hoạt động giáo dục nhất là trong giáo dục hướng nghiệp thì hiệu quả được nâng cao.
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên cũng cần phải nâng cao nhận thức về vị trí và vai trò của các lực lượng xã hội khác tác động đến hiệu quả của giáo dục hướng nghiệp. Các lực lượng xã hội ở đây rất rộng lớn bao gồm: chính quyền địa phương, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài địa bàn, các lực lượng truyền thông, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các đơn vị vũ trang… Tất cả các lực lượng này tùy theo đặc trưng của ngành nghề và chức năng, nhiệm vụ đều có ảnh hưởng đến giáo dục hướng nghiệp của nhà trường. Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến vấn đề hướng nghiệp vì đó chính là cơ sở cho sự phát triển nguồn nhân lực, yếu tố quan trọng đóng
góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngược lại các chính sách về lao động, phát triển nguồn nhân lực của chính quyền có ảnh hưởng lớn đến vấn đề hướng nghiệp của nhà trường. Bên cạnh đó các đơn vị truyền thông có thế mạnh rất lớn trong việc cung cấp thông tin nói chung và về giáo dục hướng nghiệp nói riêng. Nếu các hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường kết hợp được với hoạt động của truyền thông sẽ mang lại hiệu quả lớn.
Cán bộ quản lý và giáo viên tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp cũng cần phải nhận thức rằng các lực lượng như các cơ sở sản xuất, đơn vị kinh doanh, ngoài sự cộng tác thân thiện phi lợi nhuận thì còn có thể là mối quan hệ tương hỗ, họ có thể giúp nhà trường về phương tiện hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, tài chính, cho học sinh thực tập, tham quan… đó là những hình ảnh sinh động về môi trường nghề nghiệp mà học sinh sẽ là một chủ thể trong tương lai. Với các đơn vị bạn cùng hoạt động trong ngành giáo dục nhưng cấp độ khác như các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề thì sự hỗ trợ này rất đáng quý vì đó là cơ hội để học sinh của trường có thể giao lưu, tìm hiểu về hướng tương lai của mình. Nhà trường có thể có những hoạt động chung kết hợp với chủ đề hướng nghiệp giúp cho hoạt động giáo dục của trường phong phú hơn.
Có thể tìm thấy rất nhiều lợi ích khi có mối quan hệ cộng tác với các lực lượng khác ngoài nhà trường để giúp hoạt động giáo dục hướng nghiệp đa dạng và phong phú. Ý thức được điều này, nhà trường cần chủ động trong các mối quan hệ và có nhiều sáng tạo trong các hoạt động phối hợp để có hiệu quả cao trong công tác giáo dục hướng nghiệp.
Biện pháp 2:Nângcao nhận thức của học sinh về giáo dục hướng nghiệp
- Nội dung biện pháp: Nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp cho các em chính là tác động sao cho để các em hiểu và xác định được một tâm thế chuẩn bị sẵn sàng đi vào lao động sản xuất, các em được làm quen với các nghề cơ bản trong xã hội và hình thành được những biểu tượng đúng đắn về các nghề cần phát triển. Sau đó các em phải hình thành được hứng thú đối
với nghề nghiệp, trên cơ sở hứng thú hình thành năng lực tương ứng với nghề. Bên cạnh đó, nhà trường cũng phải giáo dục cho các em thái độ đối với lao động, và cuối cùng là giúp các em chọn được một nghề phù hợp.
- Cách thức và điều kiện thực hiện: Việc nâng cao nhận thức cho học sinh không chỉ là giảng cho học sinh những vấn đề lý thuyết khô khan mà ngay chính bản thân, phong cách làm việc của thầy cô cũng giáo dục cho các em rất nhiều. Chính tinh thần yêu lao động, thái độ nghiêm túc đối với công việc, niềm đam mê học hỏi, tìm tòi sáng tạo của thầy cô đối với ngành nghề sẽ là những ấn tượng về nghề nghiệp không bao giờ phai đối với học sinh.
Nhịp độ phát triển của khoa học công nghệ hiện nay là rất nhanh, những tri thức mới luôn được nhanh chóng cập nhập, ứng dụng vào sản xuất. Giáo dục hướng nghiệp cũng phải đi theo hướng đó. Các thầy cô luôn phải định hướng các em đi theo viễn cảnh sự phát triển của nghề trong tương lai chứ không phải chỉ đáp ứng những yêu cầu hiện tại của ngành nghề. Các em phải nhanh chóng nắm bắt được những công nghệ mới, sao cho khi ra trường là đáp ứng kịp thời ngay những yêu cầu khắt khe của thị trường, hòa nhập nhanh chóng vào cuộc sống.
Để tăng cường sự nhận thức của học sinh nói riêng và các lực lượng giáo dục hướng nghiệp nói chung thì vấn đề quan trọng và cơ bản, cốt lõi nhất vẫn là vấn đề nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp của chính cán bộ quản lý trường học. Quản lý trường trung học phổ thông có rất nhiều hoạt động quản lý và các hoạt động đều có tầm quan trọng riêng. Trên cơ sở cân đối hoạt động, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thực hiện sao cho các hoạt động thực hiện đồng bộ để nhà trường phát triển đồng đều về mọi mặt.
Công tác tuyên truyền là một khâu quan trọng trong mắt xích các chuỗi công việc của giáo dục hướng nghiệp. Thông qua bảng tin hoạt động, qua trang web của nhà trường, qua các ấn phẩm văn hóa vv…. Các bộ phận chức năng đều tận dụng để tuyên truyền nhận thức cho giáo dục hướng nghiệp. Trong các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, hoặc trong các buổi họp triển khai, sơ
kết và tổng kết đánh giá đều chú trọng đến vấn đề nhận thức của lực lượng cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh về hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Đánh giá nhận thức giáo dục hướng nghiệp của các lực lượng trong nhà trường
Đánh giá trước hết phải vì sự tiến bộ của hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giúp cán bộ quản lý hiểu được nhận thức của giáo viên và học sinh về hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Kết quả của đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý.
Để đánh giá nhận thức về hoạt động giáo dục hướng nghiệp thì không có những tiêu chí định lượng mà chỉ có những tiêu chí định tính. Tuy nhiên, thông qua các hoạt động cụ thể của giáo viên và học sinh cùng các lực lượng hỗ trợ khác thì nhà trường vẫn có thể đánh giá tương đối một cách chính xác về mức độ nhận thức giáo dục hướng nghiệp của các lực lượng trong nhà trường.
Đối với cán bộ quản lý giáo dục, thông qua mức độ sự đầu tư cho kế hoạch, triển khai thực hiện và kiểm tra đánh giá giáo dục hướng nghiệp so với các công việc khác phải đảm trách trong nhà trường thì có thể xác định được mức độ mà người đó quan tâm đến giáo dục hướng nghiệp. Mức độ đầu tư thể hiện ở tính cần thiết, khả thi, chặt chẽ, chính xác, hợp lý ... của kế hoạch. Công tác rút kinh nghiệm, đánh giá sau mỗi khoảng thời gian thực hiện định kỳ được coi trọng và thực hiện nghiêm túc.
Đối với học sinh, thông qua tinh thần, thái độ tham gia của các em qua các hoạt động giáo dục hướng nghiệp mà ta có thể đánh giá được mức độ nhận thức của các em. Ngoài ra sự đam mê, tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập, tham gia các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cũng thể hiện được mức độ nhận thức của các em về tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp. Tất nhiên bên cạnh sự tham gia nhiệt tình, tự giác của các em học sinh thì
phương thức tổ chức cũng là yếu tố rất quan trọng hình ảnh trực tiếp đến sự ham thích môn học của học sinh.
3.2.2. Nhóm các biện pháp xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục hướng nghiệp
Mục tiêu của biện pháp
Nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả về công tác quản lý, xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp đạt mục tiêu về giáo dục bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ theo quy định của chương trình; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tổ nhóm; định rõ thời gian, tiến độ thực hiện.
Biện pháp 1: Thànhlập ban giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường
- Nội dung biện pháp: Nhà trường cần thành lập ban giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường. Ban có thể có nhiều tiểu ban với các nhiệm vụ khác nhau như tiểu ban kế hoạch, tiểu ban tư vần nghề, tiểu ban dạy nghề, tiểu ban lao động vv…
Ban hướng nghiệp có trách nhiệm tư vấn cho hiệu trưởng, giúp hiệu trưởng đầu tư cho công tác lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp.
Kế hoạch phải được căn cứ vào mục tiêu đào tạo của nghành, của sở và được cụ thể hoá từng học kỳ, từng tháng, từng tuần. Kế hoạch được xây dựng dựa trên cơ sở những kết quả rút ra từ việc kiểm tra, tổng kết kinh nghiệm của các năm học trước, phối hợp chặt chẽ với các yêu cầu giáo dục của năm học tiếp theo.
Kế hoạch phải thể hiện rõ các con đường hướng nghiệp mà nhà trường phải thực hiện, các mục tiêu phải đạt được cùng các điều kiện, các yếu tố cần thiết để đạt các mục tiêu đó. Kế hoạch cũng phải đề cập rõ trách nhiệm của