trung học phổ thông
1.3.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Phân tích thực trạng giáo dục hướng nghiệp trong các năm học trước, dựa theo kế hoạch năm học của Sở GD&ĐT, nhà quản lý xây dựng mục tiêu, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định phục vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình này giúp
các nhà quản lý trường học tập trung vào mục tiêu hoạt động giáo dục hướng nghiệp, dự kiến trước khả năng ứng phó với những thay đổi có thể xảy ra trong việc thực hiện kế hoạch, lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường, đồng thời tạo điều kiện cho nhà quản lý dễ dàng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình của các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
1.3.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục hướng nghiệp
Một trong những khâu quan trọng của việc quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp chính là tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục hướng nghiệp đã đề ra: giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch hướng nghiệp; thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch; sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế; định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu, thời hạn kết thúc.
1.3.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục hướng nghiệp
Là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ để bảo đảm việc giáo dục hướng nghiệp diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp với các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả.
1.3.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp, hoặc gián tiếp để giúp giáo viên tự điều chỉnh hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo kế hoạch của nhà trường. Khi kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo các tiêu chí: đánh giá được toàn diện (nhiều mặt) kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ của cán bộ, giáo viên tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp; đảm bảo độ tin cậy: tính chính xác, trung thực, khách quan, công bằng trong đánh giá; đảm bảo khả thi: nội dung, hình thức, phương tiện tổ chức đánh giá phải phù hợp với điều kiện thực hiện, mục tiêu giáo dục hướng nghiệp; đảm bảo yêu cầu phân hoá: phân loại được chính xác trình độ, năng lực giáo viên; đảm bảo giá trị, hiệu quả cao: đánh giá được, đúng tất cả các lĩnh vực cần đánh giá.
Bên cạnh đó, trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp, người quản lý cần phải đảm bảo các điều kiện cao nhất cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp: khuyến khích sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học trong từng tiết dạy, nhất là các tiết thí nghiệm, thực hành trên lớp, tận dụng hết những những phương tiện, thiết bị dạy học sẵn có, đồng thời phát huy tính sáng tạo của giáo viên, học sinh trong việc làm đồ dùng dạy học; cơ sở vật chất của nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học hướng nghiệp được thay đổi dễ dàng, phù hợp dạy học cá thể, dạy học hợp tác.
1.4. Các yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến việc quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp
1.4.1. Khách quan
Nhận thức của học sinh về công tác giáo dục hướng nghiệp
Theo D.W.Chapman, trong việc lựa chọn trường đại học, các học sinh bị tác động mạnh mẽ bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ của bạn bè và gia đình của chính họ. Sự ảnh hưởng của các cá nhân này đến các học sinh có thể được thực hiện theo 3 cách sau: ý kiến của họ ảnh hưởng đến mong đợi về một trường đại học cụ thể nào đó; họ cũng có thể khuyên trực tiếp về nơi mà học sinh nên tham dự thi; trong trường hợp là bạn thân, thì chính nơi mà bạn thân dự thi cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh.
Do đặc thù tâm lý lứa tuổi, học sinh trung học phổ thông đã phải ý thức được những điều chờ đợi sau cấp học phổ thông. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và hiểu biết chưa đủ nên việc lựa chọn ngành nghề cho tương lai mang nhiều cảm tính. Vì vậy, sự giúp đỡ của các lực lượng nhà trường, gia đình và xã hội là vô cùng quan trọng đối với các em.
Nhận thức của phụ huynh về giáo dục hướng nghiệp
Tâm lý của tất cả các bậc phụ huynh là đều có những kỳ vọng vào con em minh. Những kỳ vọng đó cũng mang nhiều cảm tính nên những tác động của các bậc phụ huynh về vấn đề hướng nghiệp cho học sinh đều mang những yếu tố động viên hơn là tư vấn. Mặc dù vậy, tác động của phụ huynh vẫn có
trọng lượng nhất định đến học sinh. Các phụ huynh đều là những người có kinh nghiệm sống; truyền thống, nề nếp gia đình đều có những ấn tượng sâu sắc đến học sinh trong giáo dục hướng nghiệp.
Tác động của các lực lượng xã hội về giáo dục hướng nghiệp
Lực lượng xã hội có tác động đến học sinh rất đa dạng và phong phú, nhất là trong giáo dục hướng nghiệp. Lực lượng xã hội có thể là các đoàn thể, các đơn vị, các cơ quan truyền thông… Những lực lượng đó có tác động to lớn đến nhận thức của học sinh nhưng chúng không tác động một cách hệ thống, không có chọn lọc, không có định hướng. Nếu không có sự định hướng từ gia đình, nhà trường thì việc tiếp nhận thông tin của học sinh từ các lực lượng xã hội gặp nhiều khó khăn.
1.4.2. Chủ quan
Nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý về giáo dục hướng nghiệp
Yếu tố nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý là cơ sở cho sự thành công hay thất bại của mọi hoạt động. Trong giáo dục hướng nghiệp cũng vậy, chính đội ngũ quản lý là chủ thể của hoạt động quản lý nên mọi kế hoạch, chương trình hành động, theo dõi giám sát… là công việc của người quản lý. Nếu nhà quản lý không nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình thì không thể hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu đã đề ra.
Nhận thức và năng lực của giáo viên tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp
Lực lượng trực tiếp tham gia giảng dạy hướng nghiệp chính là giáo viên. Họ là những người trực tiếp thực hiện các kế hoạch của nhà trường, chuyển những mục tiêu khô khan trên giấy thành những kết quả sinh động trong thực tế. Vì vậy, nhận thức và năng lực của giáo viên là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động giảng dạy của nhà trường, trong đó có giáo dục hướng nghiệp.
Kết luận chƣơng 1
Vấn đề giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở một số nước trên thế giới đã nêu rõ quá trình hình thành và phát triển
của hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông. Đây không phải là vấn đề mới mà là vấn đề đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm, từ xu thế cải cách các trường học ở Châu Âu cuối thế kỷ XX gắn với hướng nghiệp và đào tạo nghề, kể cả việc chuẩn bị nguồn nhân lực và tinh thần hướng nghiệp và việc coi học tập là quá trình liên tục, kéo dài suốt cả cuộc đời.
Ở Việt Nam, giáo dục hướng nghiệp được nghiên cứu và triển khai từ những năm 80 của thế kỷ XX. Quản lý giáo dục hướng nghiệp là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý của nhà trường. Trước nhu cầu về nhân lực cho sự phát triển của đất nước, xu thế hội nhập, công tác giáo dục hướng nghiệp đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ thì công tác quản lý của nhà trường về giáo dục hướng nghiệp cũng đòi hỏi phải có sự đáp ứng phù hợp.
Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý, quản lý trường học, quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông và một số khái niệm khác liên quan đến đề tài. Qua đó, chúng ta biết được làm thế nào để nâng cao được hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông hiện nay.
Từ cơ sở lý luận về quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông ở Chương 1, ta có cơ sở để đánh giá về thực trạng giáo dục hướng nghiệp của các trường trung học phổ thông huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Đặc điểm tình hình:
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội, giáo dục của địa phương
Từ Liêm là một huyện ven đô nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và quận Tây Hồ, phía Nam giáp huyện Thanh Trì và quận Hà Đông, phía Đông giáp 3 quận: Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Xuân, phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng.
Từ Liêm thuộc vùng đất cổ Thăng Long – Hà Nội, là nơi có nhiều di tích và công trình văn hóa lâu đời. Trải qua các cuộc chiến tranh, Từ Liêm là vùng đất ít bị ảnh hưởng nên vẫn còn giữ lại được nhiều cảnh quan thiên nhiên và cấu trúc làng mạc mang tính truyền thống đặc sắc. Làng cổ Đông Ngạc, cùng hệ thống đình chùa miếu mạo… phần lớn còn giữ được hình dáng kiến trúc và nghệ thuật. Hiện tại Từ Liêm có 88 đình, chùa, miếu, mạo, trong đó có 60 di tích văn hóa.
Từ Liêm cũng là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, vị trí địa lý rất thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế. Từ Liêm có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy là những tuyến đường rất quan trọng: đường bộ - “cửa ngõ Thủ đô”, đường thuỷ vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn với chi phí thấp, hiệu quả cao. Với vị trí như vậy, huyện Từ Liêm có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, các loại chung cư đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, khoa học công nghệ.
Từ khi được thành lập năm 1961 đến nay, huyện Từ Liêm đã 3 lần chia tách địa giới hành chính. Đến nay diện tích tự nhiên của huyện còn 75,15km2
, trong đó có 16 đơn vị hành chính (15 xã và 1 thị trấn). Dân số cơ học tăng cao trên 50 vạn người, chiếm 8,6% dân số toàn thành phố, mật độ dân số là 5.246 người/km2, là huyện có mật độ dân số cao nhất trong các huyện ngoại thành
của thủ đô Hà Nội.
Về cơ cấu độ tuổi huyện Từ Liêm qua 5 năm (2008-2013) đã có sự thay đổi theo xu thế hợp lý, tuy nhiên mức độ chậm: tỷ lệ dân số trẻ (dưới 15 tuổi) giảm từ 23,48% (2008) xuống 22,50%(2013). Tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động có sự tăng nhẹ từ 65% (2008) lên 65,93% (2013).
Theo số liệu tổng điều tra năm 2013, toàn huyện có 51.211 hộ: số hộ nông nghiệp chiếm 14,36%, hộ thủy sản: 10,12%, hộ công nghiệp 15,32%, hộ xây dựng 7,63%, hộ thương nghiệp 25,68% và hộ khác 6,37%. Từ Liêm không có hộ lâm nghiệp.
Về phát triển kinh tế: kinh tế của huyện có tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định, chuyển dịch cơ cấu đúng theo định hướng đề ra:
Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 18,9%. Cơ cấu kinh tế hiện nay: CN-DV-NN: 60,2%-36,3%-3,5%.
Tính đến 25/6/2013: toàn địa bàn huyện có 2.962 đơn vị với 22 ngành nghề chính nhiều ngành có tốc độ tăng trưởng cao như: sản xuất sản phẩm từ giấy, thực phẩm đồ uống…, sử dụng 76.173 lao động.
Trên địa bàn huyện vẫn duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống như may Cổ Nhuế, bánh kẹo Xuân Đỉnh….Số hộ kinh doanh là 9.582 hộ (trong đó có hơn 500 hộ sản xuất làng nghề), tạo việc làm cho 18.000 lao động.
Trong những năm qua, diện tích đất nông nghiệp liên tục thu hẹp do tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh (bình quân mỗi năm giảm 300ha); bộ mặt nông thôn của huyện có nhiều khởi sắc, chất lượng nông thôn mới tiếp tục được nâng cao, đã có 8/15 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới phát triển theo hướng CNH-HĐH.
Trên địa bàn đã và đang hình thành 3 cụm công nghiệp với định hướng phát triển các ngành nghề áp dụng công nghệ mới, hiện đại, công nghệ sạch, chất lượng sản phẩm cao như tự động hóa, công nghệ sinh học, vật liệu mới, điện - điện tử….
Stt Năm Số dự án Diện tích(m2 ) 1 2003 59 288.0031 2 2004 40 301.7876 3 2005 25 56.4801 4 2006 25 126.7437 5 2007 26 202.4785 6 2008 49 369.3358 7 2009 42 391.7136
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thống kê của huyện Từ Liêm các năm từ 2003 -2009)
Đô thị hóa làm cho bộ mặt của Từ Liêm thay đổi nhanh chóng. Từ năm 2000 đến 31/12/2009 thành phố đã phê duyệt và thực hiện nhiều khu đô thị mới, cụm công nghiệp, các công trình văn hóa thể thao quốc gia, trụ sở của các Bộ, ban ngành Trung ương..
Bảng 2.2: Các dự án trên địa bàn huyện Từ Liêm giai đoạn 2000 – 2009
TT Dự án Diện tích Số dự án
1 Khu đô thị 9.606.100 16
2 Khu công nghiệp 4.601.000 1
3 Làng nghề 192.000 1
4 Dự án khác 12.594.423 178
Tổng 26.993.523 196
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thống kê của huyện Từ Liêm các năm từ 2000 -2009)
Trong 5 năm gần đây, Đảng bộ huyện Từ Liêm được sự giúp đỡ của Trung ương, thành phố và sự chủ động sáng tạo đã tập trung phát triển kinh tế, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện cũng có sự chuyển biến mới, qui mô giáo dục đào tạo ngày càng được mở rộng, chất lượng giáo dục có tiến bộ rõ rệt.
Mạng lưới trường học từ giáo dục mầm non đến trung học phổ thông ngày càng phát triển về số lượng và quy mô. Mỗi xã đều có hệ thống giáo dục
mầm non, toàn huyện có 83 Mầm non, 25 trường Tiểu học, 25 trường THCS, có 5 trường THPT công lập, có 8 trường THPT dân lập. Toàn huyện đã hoàn thành phổ cập giáo trung học cơ sở từ năm 2000. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT từ 96% trở lên. Tỷ lệ học giỏi đạt trên 15%.
Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, từng bước phát huy hiệu quả, tập trung khai thác mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Các cấp chính quyền địa phương nhận thức sâu sắc về giáo dục, chăm lo đúng mức đến giáo dục. Hiện nay, toàn huyện có 44 trường học đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Bảng 2.3: Số lượng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề và trung học phổ thông trên địa bàn huyện Từ Liêm
Trƣờng Số trƣờng
Đại học 05
Cao đẳng 05
Trung cấp 04
Trung học phổ thông 13
Là ngoại ô Hà Nội, Từ Liêm đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang lĩnh vực Công nghiệp và Dịch vụ nên nhu cầu nhân lực là rất lớn. Mặt khác, dân số di cư đến địa bàn huyện đông nên yêu cầu giáo dục hướng nghiệp đòi hỏi phải có nhiều lực lượng tham gia. Hàng năm, huyện tổ chức Ngày hội việc làm, Ngày hội tư vấn nghề nghiệp, tuyên truyền trên đài phát thanh các xã… nhằm giúp các học sinh có cơ hội tìm hiểu thêm về nghề nghiệp tương lai.
2.1.2. Đặc điểm các trường THPT huyện Từ Liêm
- Đặc điểm học sinh trung học phổ thông huyện Từ Liêm cơ bản giống như học sinh trung học phổ thông ở các vùng khác. Các em có độ tuổi thường từ 15 đến 18 tuổi, đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể lực, tâm lý, sinh lý. Đây là thời kỳ các em gia nhập tích cực vào đời sống xã hội và hình thành nhân cách của người công dân trong tương lai.
Học sinh trung học phổ thông thuộc khu vực huyện Từ Liêm sống trong