Thực trạng về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông huyện từ liêm thành phố hà nội (Trang 58)

* Về nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp

Qua khảo sát cho thấy: việc thực hiện nội dung chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp với “nhóm chủ đề về kiến thức chung, cơ sở cho việc chọn nghề” và “nhóm chủ đề về kiến thức liên quan đến nhóm nghề và nghề cụ thể” được cán bộ quản lý và giáo viên quan tâm, thường xuyên thực hiện trong tháng và có hiệu quả. Như vậy, phần lớn cán bộ quản lý và giáo viên có nhiều kinh nghiệm về việc hướng dẫn học sinh chọn nghề tương lai. Họ là những người có kiến thức rộng về thế giới nghề nghiệp, nắm bắt được nhu cầu nghề nghiệp của địa phương và trong cả nước, đây chính là lợi thế rất lớn cho việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông và giúp học sinh lựa chọn nghề phù hợp với sở trường, năng lực bản thân trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

“Nhóm chủ đề về giao lưu, thảo luận, tham quan” trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông được thực hiện thường xuyên theo định kỳ năm học. Về nội dung “nhóm chủ đề về tư vấn nghề” cho học sinh trung học phổ thông thực hiện thường xuyên với học sinh khối 12 và cũng đạt hiệu quả nhất định.

Thực tế cho thấy, các trường trung học phổ thông huyện Từ Liêm đã có nhiều cố gắng trong việc tư vấn nghề cho học sinh khối 12 của trường theo nội dung trong chương trình đã quy định. Tuy nhiên, qua trao đổi ý kiến với các cán bộ quản lý ở trường trung học phổ thì việc tư vấn nghề ở các trường còn nhiều hạn chế vì thiếu lực lượng chuyên nghiệp (chuyên gia tâm lý trường học), phần lớn các trường chỉ thực hiện trong phạm vi chương trình giáo dục hướng nghiệp.

Từ năm học 2008 – 2009, số tiết giáo dục hướng nghiệp chỉ còn 9 tiết/năm (tức là 1 tiết/tháng) đối với tất cả các lớp (trước đây là 27 tiết/năm). Lý do của việc này là một chủ đề có nội dung trùng lặp với các môn học khác như Giáo dục công dân, hoạt động ngoài giờ lên lớp…Nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp đã cung cấp thông tin về một số nghề cơ bản trong xã hội. Tuy nhiên, nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp cũng chưa phục vụ được tính đặc thù của từng vùng, số lượng ngành nghề đề cập trong nội dung giáo dục hướng nghiệp còn hạn chế: các ngành nghề nghệ thuật, nghề truyền thống chưa được quan tâm, những chủ đề tham quan, giao lưu ít khả thi.

* Về phương pháp

Qua khảo sát các phương pháp dạy học hoạt động giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông, ta có thể chia các phương pháp thành hai nhóm phương pháp: nhóm phương pháp dạy học truyền thống (phương pháp thuyết trình, đàm thoại, trực quan, thực hành) và nhóm phương pháp dạy học tích cực (phương pháp tình huống, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai, dự án).

Đối với nhóm phương pháp dạy học truyền thống, thực tế các trường trung học phổ thông trong huyện Từ Liêm vẫn sử dụng thường xuyên và có

hiệu quả. Theo ý kiến của các thầy cô, sở dĩ nhóm phương pháp truyền thống vẫn được thực hiện một cách thường xuyên và hiệu quả vì những phương pháp dạy học này dễ thực hiện trên lớp, phù hợp với tất cả các kiểu bài học…, học sinh cũng dễ tiếp thu bài học. Tuy nhiên, hạn chế của nhóm phương pháp truyền thống là ít kích thích tính độc lập sáng tạo của học sinh, dễ nhàm chán.

Đối với nhóm phương pháp dạy học tích cực, mức độ thực hiện chỉ đạt mức trung bình, giáo viên chủ yếu sử dụng hình thức thảo luận nhóm. Đa số các trường trong huyện Từ Liêm tổ chức dạy hướng nghiệp đồng loạt cả trường nên việc sử dụng các thiết bị dạy học không đáp ứng đủ.

Về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Từ nhận thức về chương trình giáo dục hướng nghiệp chưa toàn diện và sâu sắc dẫn đến phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa phong phú và thiếu sáng tạo.

Hầu hết giáo viên và cán bộ quản lý nhận định rằng các hình thức giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường hiện nay có hiệu quả. Hơn 96% ý kiến cho rằng hình thức giáo dục hướng nghiệp qua tiết sinh hoạt hướng nghiệp là “Rất có hiệu quả”. Lựa chọn này ở hoạt động ngoại khoá là trên 72%. Đối với hai hình thức hướng nghiệp thông qua dạy nghề và giờ học chính khoá thì cũng có trên 57% và 68% ý kiến (tương ứng với hai hình thức trên) đánh giá là có “hiệu quả”. Như vậy, phần lớn giáo viên và cán bộ quản lý đều nhìn nhận các hình thức giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường hiện nay có hiệu quả đối với việc hướng nghiệp cho học sinh.

Bảng 2.10: Tính hiệu quả của các hình thức dạy học hướng nghiệp

Tính hiệu quả

Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả

% Xếp hạng % Xếp hạng % Xếp hạng % Xếp hạng Sinh hoạt HN 96.2 1 3.8 4 0 0 0 0 Dạy nghề 10.1 4 68.4 1 0 0

Ngoại khoá 72.2 2 25.3 3 0 0 0 0

Chính khoá 30.4 3 57.0 2 0 0 0 0

Tổng hợp kết quả khảo sát về tầm quan trọng của các hình thức giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường hiện nay cho ta một cái nhìn tổng quát rằng hai hình thức hướng nghiệp thông qua tiết sinh hoạt hướng nghiệp và thông qua hoạt động dạy nghề là từ “quan trọng” đến “rất quan trọng”. Không có ý kiến nào nhận định hai hình thức này là ít hoặc không quan trọng đối với học sinh.

Bảng 2.11: Tầm quan trọng của các hình thức hướng nghiệp

Tầm quan trọng Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng % Xếp hạng % Xếp hạng % Xếp hạng % Xếp hạng Sinh hoạt hướng nghiệp 87.3 1 12.7 3 0.00 0.00

Dạy nghề 12.7 2 68.3 1 0.00 0.00

Ngoại khoá 0.00 16.5 2 12.6 2 6.3 2

Chính khoá 0.00 2.5 4 65.8 1 15.2 1

Một kết quả khá bất ngờ đối với hình thức hướng nghiệp qua giờ học chính khoá là hơn 65% ý kiến cho rằng “ít quan trọng”, 15.2% cho rằng “không quan trọng” trong khi số ý kiến cho rằng “quan trọng” chỉ chiếm 2.5%. Điều này cho phép chúng ta có thể khẳng định rằng hiện nay, cả giáo viên lẫn cán bộ quản lý chưa nhận thức đúng về vai trò, vị trí của các môn học chính khoá đối với công tác hướng nghiệp cho học sinh. Thực tế cho thấy đa số giáo viên và cán bộ quản lý cho rằng hình thức này ít hoặc không quan trọng hoặc không có thời gian lồng ghép vào môn học. Vì thế, học sinh đánh giá hình thức này kém hiệu quả nhất trong số các hình thức giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường hiện nay.

2.3. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp

2.3.1. Thực trạng nhận thức về quản lý giáo dục hướng nghiệp

từ lớp 9 đã có nhu cầu tìm hiểu về nghề nghiệp. Như vậy, cả góc nhìn của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đều cho thấy nhu cầu về hướng nghiệp ở học sinh trung học phổ thông là một nhu cầu có thực, cấp thiết và quan trọng đối với học sinh. Giáo dục hướng nghiệp góp phần giáo dục con người toàn diện về mọi mặt. Ở cấp trung học phổ thông, học sinh phải củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Tuy nhiên, việc các em tham gia học nghề phổ thông, đa số cán bộ quản lý mong muốn rằng học sinh đi học nghề 100% để được cộng điểm ưu tiên khi thi tốt nghiệp. Hoặc ý kiến cho rằng học sinh phải tham gia học và giáo viên phải tham gia dạy vì đây là chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là những nhận thức chưa đúng về hoạt động hướng nghiệp.

Thứ bậc các nội dung quản lý được ban giám hiệu thực hiện thường xuyên trong nhà trường.

Bảng 2.12: Nội dung quản lý các hoạt động trong nhà trường

Nội dung quản lý Số

lƣợng

% Thứ bậc

Hoạt động dạy và học 17 85 1

Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh 13 65 5

Hoạt động giáo dục lao động 9 45 8

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề 10 50 9

Cơ sở vật chất 15 75 3

Tài chính 14 70 4

Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ giáo dục 16 80 2

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 11 55 7

Hầu hết các trường trung học phổ thông huyện Từ Liêm hiện nay quan tâm hàng đầu là làm thế nào để học sinh học khá giỏi, chăm ngoan, đỗ tốt nghiệp, tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học và cao đẳng cao, thứ hạng 1. Theo nhận thức của cán bộ quản lý và nhiều giáo viên thì mối quan tâm này là nhiệm vụ chính của nhà trường và cũng là cách để tạo dựng hay giữ gìn thương hiệu nhà trường. Còn việc quản lý các hoạt động lao động, hướng nghiệp chỉ xếp thứ hạng 8, 9. Nhiều trường trung học phổ thông trong huyện không lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp riêng mà chỉ lồng ghép một phần nhỏ vào kế hoạch chung của nhà trường. Trong 3 nhiệm vụ hướng nghiệp thì các nhà trường thường tập trung vào nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp đó là tuyên truyền nghề và thông tin nghề nghiệp, còn nhiệm vụ tư vấn và tuyển chọn nghề ít được thực hiện.

Trái ngược với góc nhìn của học sinh, phần lớn giáo viên và cán bộ quản lý nhìn nhận rằng công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường hiện nay có hiệu quả. Tất cả những hình thức hướng nghiệp trong nhà trường đều quan trọng đối với học sinh. Việc lồng ghép hướng nghiệp trong dạy học bộ môn Hoá học, Sinh học, mặc dù có nhiều khó khăn (kinh nghiệm, sự chỉ đạo, kinh phí, tài liệu hướng dẫn, thời gian…) nhưng giáo viên cũng đã bước đầu lồng ghép nội dung giáo dục hướng nghiệp trong quá trình lên lớp và cho rằng việc lồng ghép này sẽ có hiệu quả.

2.3.2. Thực trạng kết quả quản lý

Thực trạng việc lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp

Ngay từ đầu mỗi năm học, hiệu trưởng các nhà trường đã có sự phân công cụ thể cho các thành viên Ban giám hiệu nhà trường. Trong đó, một phó hiệu trưởng trực tiếp phụ trách giáo dục hướng nghiệp. Kế hoạch hoạt động được thông qua liên tịch nhà trường và hiệu trưởng duyệt. Kế hoạch đã xác định được các mục tiêu cho giáo dục hướng nghiệp của nhà trường.

Qua quan sát, phỏng vấn, đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường trung học phổ thông đều đã và đang được bồi dưỡng qua trình độ quản lý và trình độ

chính trị. Tuy nhiên, một số trường, cán bộ quản lý mới được bổ nhiệm, tuổi đời còn trẻ, chưa được bồi dưỡng qua trình độ quản lý hay trình độ chính trị trước cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

Kế hoạch đã đề ra được các phương thức và nội dung của giáo dục hướng nghiệp trong năm học và được triển khai thông qua:

- Dạy học các bộ môn văn hoá, khoa học cơ bản. - Dạy học các bộ môn công nghệ và lao động. - “Sinh hoạt hướng nghiệp”

- Hoạt động ngoại khoá trong và ngoài nhà trường.

Cuối mỗi học kỳ, các bộ phận được phân công có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm. Nội dung kế hoạch bao gồm:

Đối với các môn văn hoá, công nghệ… kế hoạch nhà trường yêu cầu các thầy cô quan tâm liên hệ thực tế thông qua kiến thức trong bài giảng. Trên cơ sở phân phối chương trình, nhóm trưởng các bộ môn các khối thống nhất các bài, các phần có sự liên hệ thực tế, mức độ liên hệ đến đâu, sử dụng tài liệu tham khảo nào. Bộ phận thiết bị có nhiệm vụ cung cấp tư liệu, học cụ để các giáo viên sử dụng minh hoạ trên lớp. Qua nhiều năm củng cố, rút kinh nghiệm, kho tư liệu, học cụ của các nhà trường dành cho giáo dục hướng nghiệp đã phong phú lên nhiều.

Đối với khối chủ nhiệm, nhà trường lên kế hoạch yêu cầu giáo viên tổ chức các buổi “sinh hoạt hướng nghiệp” theo chương trình hướng nghiệp quy định. Ban giám hiệu các trường lập kế hoạch phân công các giáo viên chủ nhiệm, mỗi giáo viên phụ trách một chuyên đề, sau đó các nhóm trưởng chủ nhiệm gửi kế hoạch thực hiện và báo cáo ban giám hiệu. Qua nhiều năm thực hiện hướng nghiệp, các giáo viên chủ nhiệm đã bắt đầu quen việc, nhiều thầy cô thực hiện công tác này có hiệu quả, đạt các yêu cầu đề ra. Theo hướng dẫn của Bộ, chỉ có chủ đề thực hiện theo chương trình, còn cách làm và hình thức

là do các thầy cô sáng tạo cho phù hợp với tình hình thực tế.

Đối với Đoàn thanh niên, nhà trường chỉ đạo Đoàn thanh niên lập kế hoạch lao động thường xuyên tại trường, đó là công việc vệ sinh trường lớp hàng ngày và chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong khuôn viên trường và lao động phục vụ các buổi lễ ở trường. Việc lao động này mang tính giáo dục cao đối với học sinh, nó tạo cho các em tính tự giác, ý thức giữ gìn nề nếp kỷ luật thông qua việc giữ gìn vệ sinh của khu vực học tập của mình.

Các hoạt động hướng nghiệp thông qua hoạt động ngoại khoá ở trong và ngoài nhà trường được ban giám hiệu giao cho các tổ bộ môn và Đoàn thanh niên kết hợp với khối giáo viên chủ nhiệm. Ngoại khoá gồm nhiều hình thức như các hoạt động ngoại khoá chuyên đề của các tổ chuyên môn tích hợp với giáo dục hướng nghiệp tham quan, tổ chức ngày hội hướng nghiệp, hội thi khéo tay, phiên Chợ quê với các sản phẩm thủ công do chính học sinh làm… Hoạt động hướng nghiệp do Đoàn thanh niên các trường tổ chức ít nhất 2 lần/năm với hình thức: giới thiệu một số trường đại học, trung cấp, nghề; hướng dẫn học sinh làm hồ sơ thi đại học; phối hợp với các trường đại học về tư vấn cho học sinh; phối hợp với trung tâm tư vấn tâm lý làm các trắc nghiệm để tư vấn nghề cho học sinh cụ thể hơn…Nhiều trường còn mời phụ huynh đến tham dự. Những buổi tư vấn hướng nghiệp này mỗi năm đều có sự cải tiến, điều chỉnh để ngày càng tốt hơn.

Bên cạnh việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường, các trường trung học phổ thông huyện Từ Liêm còn lập kế hoạch phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp số 5 dạy các nghề: làm vườn, điện dân dụng, điện tử dân dụng, sửa chữa xe máy, cắt may, thêu tay, tin học văn phòng. Tuy nhiên, việc học nghề tại Trung tâm kỹ thuật tổng hợp số 5 cũng có nhiều khó khăn trong việc quản lý. Các nghề được dạy chưa đa dạng, chưa phù hợp với năng lực, sở thích của học sinh nên việc học nghề còn mang tính đối phó do học nghề được cộng điểm trong thi tốt nghiệp; việc học nghề diễn ra ngoài trường phổ thông nên quản lý học sinh, quản lý điểm rất khó khăn.

Mặc dù hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông huyện Từ Liêm đã có nhiều kết quả nhưng việc xây dựng kế hoạch của các nhà quản lý trường học có thực hiện song còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nội dung cụ thể, rất chung chung. Vì vậy, các nhà quản lý trường học cần phải tăng cường hơn việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch một cách cụ thể hơn, nên đi sâu vào nội dung công việc thực tế đã làm được, tìm ra những gì còn hạn chế để khắc phục mới có thể nâng cao được hiệu quả hoạt

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông huyện từ liêm thành phố hà nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)