Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu thi pháp truyện tranh DOREMON (Trang 76 - 80)

45 tập truyện ngắn Tiểu truyện

2.4 Thời gian nghệ thuật

Trong “Thi pháp thơ Đường”, PGS – TS Nguyễn Thị Bích Hải có viết :

“Thời gian nghệ thuật là hình tượng thời gian được sáng tạo nên trong một tác phẩm nghệ thuật” [ 16,152]. Thời gian nghệ thuật là một phương tiện quan trọng của thi pháp. Đối với tác giả nó là phương tiện quan trọng để phản ánh đời sống. Đối với người đọc nó là tín hiệu để khám phá bản chất của hình tượng.

Doraemon ra đời vào thế kỉ thứ XX, thế kỉ mà con người bắt đầu lo lắng,

trăn trở về thời gian thì chú mèo máy Doraemon lại là người có thể làm chủ thời gian bằng các bảo bối của mình : kéo dài, co giãn, quay về quá khứ, vượt đến tương lai chỉ trong nháy mắt... Cũng theo ông Ito Zensho thì "thời gian" là một

trong những yếu tố cơ bản để họa sĩ Fujiko F. Fujio sáng tác nên bộ truyện

Doraemon. Người đọc thường xuyên thấy xuất hiện trong các mẩu chuyện

Doraemon ước muốn của Nôbita và các nhân vật khác với việc "điều khiển thời gian". Ước muốn đó có lẽ xuất phát từ sự chặt chẽ, chính xác về thời gian, một biểu hiện của đời sống thường ngày của người dân Nhật. Tác giả Fujimoto xây dựng những rào cản về thời gian là để Nôbita bộc lộ ước muốn thay đổi sự ngặt nghèo đó. Và để giúp đỡ cậu bé, Doraemon có hàng loạt "bảo bối" liên quan tới thời gian, từ tivi thời gian, đồng hồ thời gian, thắt lưng thời gian đến bảo bối phổ biến nhất, thường xuất hiện nhất đó là cỗ máy thời gian được đặt trong ngăn bàn học của Nobita. Không tập trung đi vào khai thác nguyên lý hoạt động của cỗ máy thời gian hay nghịch lý thời gian mà nó đem lại như các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng phương Tây, Doraemon chỉ tập trung đi sâu vào việc các cô bé, cậu bé đã khai thác tính năng kì diệu của cỗ máy đó như thế nào, và vì thế

Doraemon giàu trí tưởng tượng và gần gũi hơn với các độc giả nhỏ tuổi. Đôi khi

những nghịch lý trong quan hệ nhân quả của cỗ máy thời gian cũng được tác giả đề cập tới, nhưng chỉ trong các câu chuyện khi Nobita muốn sử dụng nó vì lợi ích cá nhân, còn khi Nobita và Doraemon chui vào hộc bàn với những ý định tốt đẹp như tìm lại hình ảnh người thân hay hàn gắn những lỗi lầm trong quá khứ, hai cậu bé lại thường đạt được mục đích của mình. Các chuyện tiêu biểu cho trường hợp này có thể kể tới Bà nội hay Cô gái hoa bách hợp ( Kể về cuộc phiêu lưu tìm lại cho ông Nobi - bố của Nobita, một hình ảnh về người con gái ông quen từ ngày còn bé).

Cũng như những truyện tranh khác, thời gian trong truyện tranh

Doraemon không chỉ được thể hiện qua ngôn ngữ mà còn được trân trọng giao

cho hệ thống kí hiệu hình vẽ. Đây được xem là một thế mạnh hết sức đặc biệt của truyện tranh bởi nó đem lại một khả năng vô biên trong việc tạo ra một dòng chảy thời gian. Sự luân chuyển bốn mùa được thể hiện qua những hình ảnh ước

lệ. Mùa xuân trong Doraemon là những cánh hoa anh đào rực rỡ. Mùa hạ là ánh mặt trời rực rỡ chói chang. Mùa thu là những chiếc lá vàng rơi. Mùa đông là tuyết trắng phủ ngập nóc nhà.

Bức tranh tứ bình trong truyện tranh Doraemon 2.4.1 Thời gian và nét đẹp văn hóa của người Nhật Bản

Người Nhật Bản rất xem trọng thời gian, họ coi việc đúng giờ là một trong những tiêu chí để đánh giá phẩm chất con người và từ lâu đúng giờ đã trở thành nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của người Nhật. Trong truyện tranh Doraemon có rất nhiều mẩu chuyện thể hiện được đòi hỏi về sự ngặt nghèo, chính xác về thời gian của người Nhật : như ông bố hay đi làm muộn, Nobita thường xuyên đi

học trễ giờ, và đi kèm với nó luôn là hình phạt đứng ngoài lớp, chép phạt hay thông báo với bố mẹ.

“Nghệ thuật làm tranh truyện” [ B25] thể hiện áp lực thời gian của các tác giả truyện tranh. Đó là một công việc rất nặng nhọc. Hiếm có ai đi nghỉ xa cuối tuần. Đa số họ phải làm việc liên tục nhiều ngày, xa rời vợ con gia đình để thực hiện 5 hoặc 6 truyện cùng lúc cho nhiều tạp chí manga khác nhau. Không có gì lạ đối với một họa sĩ chỉ ngủ 5 hay 6 tiếng một đêm, có khi phải thức trắng để hoàn thành cho đúng kỳ hạn. Hiroshi Fujimoto từng tiết lộ :“Thời gian kỷ lục của tôi là làm việc liên tục khoảng 72 tiếng đồng hồ. Và đã có 2 lần như vậy. Trước

tiên tôi chuẩn bị sẵn thức ăn và nước uống, một ít bánh rán thịt, hoành thành

chiên ... Tôi có thể cầm thức ăn với một tay, tay kia cầm bút vẽ. Như thế liên tục hai ngày ba đêm không một phút ngơi nghỉ trừ những khi đi vệ sinh. Đến khi vẽ xong mắt tôi nhòa hẳn đi”

Ở đây Fujiko F. Fujio đã viết câu chuyện về họa sĩ Hano với tác phẩm “Hiệp sĩ sư tử”, cảm hứng sáng tác không phải lúc nào cũng có thể đi liền với thời gian, áp lực thời gian, áp lực từ phía các nhà xuất bản đã làm tác giả gục ngã, cuối cùng Doraemon phải dùng cỗ máy thời gian để giúp đỡ tác giả Hano đáng thương.

Ngoài ra người Nhật còn là những con người rất trân trọng quá khứ. Bố mẹ của Nobita luôn nhắc nhở Nobita về quá khứ nghèo khổ của đất nước Nhật Bản xưa kia :

“Con có biết lúc bằng tuổi con bố khổ thế nào không ? Lúc ấy nước Nhật vừa thoát khỏi chiến tranh. Thực phẩm khan hiếm cực kì, người ta phải đào cả rễ cây, bắt côn trùng để tồn tại” [ B44,98] .Nobita cũng là một cậu bé rất nặng

lòng với quá khứ. Hình ảnh con lật đật, trò chơi a lê hấp… luôn gợi nhắc cho Nobita về người bà đã qua đời của mình.

Tuy hoài niệm quá khứ nhưng người Nhật không nhấn chìm mình trong quá khứ, hoài niệm quá khứ để tạo sức mạnh vươn tới tương lai. Trở về gặp lại bà, được nghe, được nhìn, được trò chuyện với bà đã tạo cho Nobita sức mạnh, lần đầu tiên cậu bé tự giác ngồi vào bàn học với

quyết tâm học tốt để không phụ lòng yêu thương mong mỏi của bà nội.

Một đất nước nghèo nàn về tài nguyên, một đất nước luôn luôn phải gánh chịu hậu quả của thiên tai ( động đất, sóng thần, núi lửa ...) nhưng đó là đất nước mà mỗi người dân là một bản lĩnh Nhật kiên cường, mang tinh thần của võ sĩ đạo Samurai, cung cách làm việc nghiêm túc, đúng giờ, hiệu quả đã đưa đất nước Nhật vươn lên là một cường quốc hùng mạnh mà cả thế giới đều phải nghiêng mình kính nể.

Một phần của tài liệu thi pháp truyện tranh DOREMON (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w