45 tập truyện ngắn Tiểu truyện
3.1.1 Hình tượng người kể chuyện
Họa sĩ manga ngày nay là người giàu cảm xúc và thích sống tách biệt. Trong truyện tranh Mỹ, ê- kíp tham gia sản xuất có thể lên đến 20 người từ họa sĩ cho đến người viết kịch bản, người họa sĩ, lọc nét, tô màu, người biên tập ... Nhưng trong truyện tranh Nhật hầu hết họa sĩ manga chỉ làm việc với biên tập viên và đội ngũ hỗ trợ để hoàn thành tác phẩm của mình. Họa sĩ manga là chủ sở hữu của tác phẩm hoặc đồng sở hữu với nhà xuất bản nên họ nắm toàn quyền kiểm soát bộ truyện của mình. Trong truyện tranh Mỹ các nhân vật thuộc quyền sở hữu của nhà xuất bản những người viết truyện, những người họa sĩ sẽ giữ sức sống cho nhân vật bằng cách thay phiên nhau viết tiếp câu chuyện mà không có hồi kết. Ngược lại mangaka được tự do hơn trong sáng tác theo cảm hứng của mình.
• Hình tượng người kể chuyện với hình thức bàng thoại
Trong các bộ truyện tranh như Black Jack ( Tezuka ), Ninja loạn thị và
Doraemon ...rất nhiều trường hợp tác giả, với tư cách một nhân vật của truyện
tranh, bỗng nhiên xuất hiện trong khung hình và nói chuyện, giãi bày với nhân vật hay bạn đọc nhân vật xuất hiện trong khung tranh ấy là một biểu hiện của hình tượng tác giả. Nó không được xem là tác giả mà chỉ là một biểu hiện của mặt nạ tác giả ( aurthor mask ). Nhờ sự xuất hiện ấy , bạn đọc đồng thời cảm thấy bình đẳng với tác giả, bởi vì mình cũng là một đồng sáng tạo của tác phẩm.
Tác giả xuất hiện với hình thức bàng thoại
Không giống như truyện chữ, tác giả truyện tranh nói rất ít. Trong một số bộ truyện tranh, thậm chí ta không thấy sự xuất hiện của tác giả. Tất cả những gì tác giả muốn nói dường như được gởi gắm cả vào nhân vật. Sự xóa nhòa hình ảnh tác giả như vậy liệu có làm người ta lãng quên tác giả ? Rõ ràng là không bởi vì như ta thấy cái tên Doraemon và Fujiko luôn luôn đi liền với nhau, không bao giờ có sự chọn một bỏ một.
Hình thức bàng thoại trong Doraemon tồn tại ở ba dạng : lời dẫn truyện,
lời giải thích và bài học đạo đức. Dạng thứ nhất là lời dẫn truyện, tiêu biểu là
trong tập truyện “Qủa bóng tìm bạn” ( B39 ). Các bạn nhỏ tham gia vào một trò chơi mới, thả những quả bóng bay mang theo những lá thư tìm bạn. Để miêu tả cuộc dừng chân của những quả bóng, tác giả đã sử dụng hình thức bàng thoại.
“Buổi chiều Jaian có thư hồi âm nè!”,
“Hai hôm sau... thật bất ngờ bức thư của Shizuka rơi vào tay hoàng tử của vương quốc Litơ và hoàng tử đã gửi thư làm quen cô bé.”
“Ít phút sau.”
Ở đây tác giả xuất hiện như một chiếc đồng hồ thời gian, nêu thời điểm diễn ra sự việc ấy. Như một người kể chuyện cổ tích, làm cho trẻ em hồi hộp, đợi chờ kết quả những chuyến du hành của những quả bóng.
Ở câu chuyện “Chàng trai tháo vát” ( B39), khi Nobita và Shizuka lạc vào cái thùng mini của bộ trò chơi “ Rôbinsơn lạc vào đảo hoang”, cả hai đều
hiện và giải thích “ Thực ra lớp sương mù này là ảo ảnh do thùng mini tạo ra”. Nhân vật không thể là người biết tuốt. Trẻ em luôn luôn thích khám phá, tìm hiểu và luôn đặt ra những câu hỏi cho người lớn. Chúng không chịu một câu hỏi bỏ ngỏ mà không đưa ra lời giải thích. Ở đây tác giả đã xuất hiện rất kịp thời giải thích những thắc mắc của con trẻ.
Không phải bất cứ trẻ em nào khi đọc Doraemon đều tìm thấy được những chân lí, những bài học đạo đức. Bài học đạo đức không thể có được nếu đọc một cách hời hợt. Đối với những câu chuyện dài thường tác giả phải ra mặt để nêu lên những bài học đạo đức nhẹ nhàng mà đầy tính giáo dục cao. Có thể đơn giản chỉ là đôi câu hát, đôi câu triết lí nhẹ nhàng mà sâu sắc.
“Thế là loài khủng long không còn nguy cơ diệt chủng nữa… Thế giới trong lòng đất với những cánh rừng nguyên sinh rộng bao la, sẽ là tổ ấm mới của chúng… Những con khủng long nối đuôi nhau bước vào lòng đất, nơi chúng sẽ tiếp tục phát triển bảo tồn nòi giống giữa thiên nhiên trong lành”[ A8, 182 ]
Tác giả truyện tranh cũng vậy xuất hiện rất ít, ít nhưng không thể bỏ qua. Bỏ qua thì sẽ làm phá tan cái chỉnh thể đang bền chặt ấy. Tác giả truyện tranh luôn biết xuất hiện rất đúng lúc hợp lí.
* Hình tượng người kể chuyện uyên bác
Mỗi trang sách là mỗi một thế giới, với trẻ em trang sách chỉ hay khi đó là một thế giới với bao điều mới lạ, hấp dẫn và cả những điều không tưởng.
Doraemon đã làm được điều đó. Nó đã mở ra một chân trời kiến thức rộng lớn
cho mọi đứa trẻ Việt Nam, giúp trẻ em biết cách ước mơ, và dám ước mơ, dù cho điều đó có viển vông hoặc “nhảm nhí” trong mắt người lớn.
Tri thức là nền tảng của mọi ngành nghề, là nền tảng tất yếu của mỗi người để họ bước lên những bậc thang cao hơn, chinh phục khám phá những điều mới lạ. Tri thức giúp bạn không bỡ ngỡ trước cuộc sống và tự tin cất lên tiếng nói của mình. Tri thức còn là chìa khóa mở ra mọi cánh cửa để bước vào
thế giới. Tác giả truyện tranh không phải là người biết tuốt nhưng phải là người biết đủ mới mong chuyển tải chính xác hình ảnh cũng như kiến thức trong tác phẩm của mình.
Adachi Mitsuru đâu phải là võ sĩ quyền anh nhưng vẫn vẽ được Katsuki Satoyama. Iakehi Ko Inoue chưa một ngày làm tuyển thủ bóng rổ. Iakeshi Obata thậm chí phải nhờ đến một cố vấn cờ vây để vẽ Hikaru NoGo. Aoyama Gosho cũng không phải là thám tử. Và Fujiko F.Fujio cũng đâu phải là người máy, chưa một lần lên vũ trụ và cũng chưa một giây phút nào sống ở thời đại voi Ma mút hay thủy thủ Sinbad. Không ai trong số họ chỉ vẽ những cái họ đã trải qua. Truyện tranh không phải là nhật kí, tác giả truyện tranh cũng không phải là người chép sử. Để trở thành một tác giả truyện tranh cần ba yếu tố cơ bản: năng khiếu bẩm sinh, tri thức và sự trải nghiệm.
Bước chân vào thế giới truyện tranh Doraemon là bạn đã đặt chân vào lãnh địa của những điều mới lạ. Thế giới của robot mà tiêu biểu là chú mèo máy Doraemon , giờ đây vẫn đang là mục tiêu hướng tới của các nhà khoa học chế tạo robot.
Thế giới cổ đại với những con khủng long khổng lồ, những điều thú vị dưới đáy biển, những hành tinh xa xôi, những tinh cầu mới lạ, những máy móc kì lạ mà tôi nghĩ rằng nhiều nhà kĩ nghệ chưa sáng tạo ra được. Một thế giới sinh động đủ mọi phong cảnh, đủ các loài chim thú, cây cỏ lẫn các nhân vật cổ tích.
Giáo sư Hồ Tôn Trinh cho rằng : “ Nhà văn buồn hay vui hay đau khổ hay sung sướng, ngồi trên cao hay đứng dưới thấp ... thì đó là việc riêng của nhà văn. Nhưng chỉ khi nào nhà văn đứng ở thế đứng “cao” nhất, tức là nhà văn có một thế giới quan và nhân sinh quan khoa học, nhà văn bám sát cuộc sống với tinh thần phụ trách cao nhất, thì anh ta mới hi vọng nắm bắt được cái “nền” của cuộc sống, sáng tạo được một thế giới hiện thực giàu có trong tác phẩm của mình”.[7, 191] .Tuôcgêniep cũng đã từng nhắc các nhà văn khi viết “phải ngồi
gần cửa sổ”. Fujiko F. Fujio không chỉ đáp ứng cả hai yêu cầu trên, ông ngồi gần cửa sổ mở ra khung trời của hiện tại nhưng cái ông nhìn thấy không chỉ là hiện tại, mà là cả quá khứ xa xưa và tương lai của con người.
Một fan cuồng nhiệt của manga và anime từng nói: “Lấy manga và anime làm tâm ta có cả thế giới”
Hãy thử nghĩ về tình bạn, tình yêu...Hãy thử nghĩ về ô nhiễm môi trường, hiểm họa toàn cầu... Hãy nghĩ tới cả những điều bạn chưa bao giờ mơ tới. Chắc chắn rằng tất cả những gì con người có thể hoặc sẽ có thể nghĩ tới đều xuất hiện trong truyện tranh . và chính truyện tranh là người thầy đầu tiên đưa bạn đến thế giới đầy bí hiểm, không hề công bằng, đen tối, bệnh tật nhưng cũng chính thế giới ấy là nguồn sống của bạn, là nơi bạn sẽ phải đương đầu, là nơi bạn sẽ phải học cách thích nghi.
* Hình tượng người kể chuyện yêu trẻ, am hiểu tâm lí trẻ thơ
Truyện tranh có tính hai mặt của nó, nó có thể đào tạo nhân cách con người hướng họ tới cái cao đẹp nhưng cũng có thể tác động xấu đến tính cách tác giả. Là một tác giả truyện tranh có cái nhìn khách quan, một tâm hồn đẹp, một nhân cách đẹp sẽ biết mình đang nghĩ gì, viết gì và làm gì.
Trong con mắt của trẻ thơ người lớn như những “ con người đáng thương” bởi vì họ là những con người luôn xoay vần trong công việc, vất vả, stress, trách nhiệm, nghĩa vụ, tiền thuế... và chẳng mơ mộng tí nào. Nhưng trẻ con đôi lúc lại quên mất rằng, chúng sẽ không tránh khỏi cái ngày trở thành những con người đáng thương ấy.
Một điều hết sức đặc biệt là tất cả những gì trẻ con có được hầu như lại được làm nên từ những con người đáng thương ấy. Thế giới cổ tích không đâu đẹp bằng truyện cổ Anđecxen, bộ phim hoạt hình nổi tiếng mọi thời đại Tom và
Jerry hay một thế giới tuổi thơ trọn vẹn trong Doraemon. Không ai trong số
một nhà văn trẻ em hay một nhạc sĩ trẻ em nào xuất sắc hơn cả người lớn được cả.
Chúng tôi đã từng đề cập đến ba yếu tố cơ bản nhất để làm nên một mangaka là : năng khiếu bẩm sinh, tri thức và sự trải nghiệm. Nhưng để trở thành một mangaka cho trẻ em thì tất cả những yếu tố đó đều phải đặt trên nền tảng của lòng yêu trẻ và sự am hiểu tâm lí trẻ thơ.
3.1.2 Điểm nhìn trần thuật
Theo từ điển thuật ngữ văn học thì điểm nhìn trần thuật là “ Vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật” [9,112 ]
Ở bộ truyện Doraemon tác giả giữ vị trí người trần thuật ngôi thứ 3, “ thượng đế biết tuốt” với cái nhìn khách quan. Thế giới trong Doraemon là thế giới của trẻ thơ được viết nên từ điểm nhìn của người lớn nhưng đó lại là một thế giới trẻ thơ chân thực và vẹn tròn. Bởi tác giả đặt điểm nhìn từ trẻ thơ mà ra cho nên trẻ thơ đọc câu chuyện sẽ cảm thấy gần gũi, thân thương. Fujiko rất kiệm xuất hiện, ông cứ náu mình sau những trang truyện miệt mài từng cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của nhân vật mà viết nên Doraemon.
Cũng có khi, điểm nhìn trần thuật được trao cho nhân vật gọi là sự di động điểm nhìn trần thuật. Lúc này câu chuyện không còn tính khách quan lúc
này nó mang tính chủ quan của nhân vật. Như khi tác giả “trao quyền trần thuật” cho Suneo, theo thống kê thì có tất cả là 43 lần Suneo thực hiện vai trò là người trần thuật. Câu chuyện mà Suneo thường kể, là sự khoe khoang của cậu bé với bạn bè : lúc thì khoe đi du lịch đảo Ha Wai, lúc thì khoe chiếc đồng hồ cú mèo, bộ sưu tập tem thư cổ…Câu chuyện lúc này thể hiện rõ được bản chất ưa khoe khoang, thích làm cho bạn bè phải ganh tị với mình :
“ Bố tớ có ông bạn là tỉ phú đấy, có đến mấy chiếc máy bay riêng nhé. Hôm nọ, ông ấy mời bố con tớ đi Hawai bằng một chiếc phản lực. Ngồi trên máy bay riêng mới thích thú làm sao, tha hồ ngắm cảnh ở mọi góc độ tùy thích”
[ B46,27]
Thường thì tác giả hay trao điểm nhìn trần thuật cho nhân vật Nobita. Mỗi lần trở về nhà cùng với tiếng
khóc thì Nobita bắt đầu kể lại những sự không may mắn mà mình gặp phải : bị chó cắn, bị Jaian binh, bị Suneo bỏ rơi khi
Suneo mời các bạn đi chơi, bị thầy giáo phạt, nhìn thấy cảnh Shizuka và Dekisuge thân thiết với nhau, đánh mất thứ gì đó … Ví dụ như Nobita kể lại cho Doraemon nghe về việc đánh mất giỏ thức ăn của mẹ :
Đi chợ xong tớ về nhà ngay, tớ thấy một con chuồn chuồn rất đẹp nên đuổi bắt. Mải mê thế nào tớ theo đến tận khu rừng sau trường mà không biết. Tớ không biết khi tớ tóm được con chuồn chuồn quay lại thì chẳng thấy cái giỏ đâu nữa cả. [ B34,64]. Lúc này câu chuyện của Nobita được kể lại bằng một giọng điệu lo lắng và rất là sợ sệt, cầu cứu sự giúp đỡ của Doraemon.
Với sự di động điểm nhìn trần thuật này thì Fujiko đã trao trả cho các em quyền được nhìn nhận về những câu chuyện xung quanh, về cuộc sống, về thế
giới, bằng con mắt của trẻ thơ nên tạo được sự gần gũi với trẻ em. Có thể hình dung như một cuộc trò chuyện giữa Nobita hoặc Jaian với bạn đọc trên toàn thế giới.
3.2 Ngôn ngữ
Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ là cái vỏ vật chất của tư duy mà còn thể hiện phong cách, tài năng, quan điểm nghệ thuật của tác giả. Nếu chất liệu của hội họa là màu sắc và đường nét, của âm nhạc là âm thanh và tiết tấu, của vũ đạo là hình thể và động tác thì chất liệu của văn học là ngôn ngữ. Lessing đã khẳng định “ Chất liệu ngôn từ văn học là phương tiện vạn năng để chiếm lĩnh thế giới” và ông cho rằng nếu tiếp cận với bất kì một loại hình văn học nào mà bỏ qua đặc điểm ngôn ngữ thì sẽ rơi vào trường hợp “nhét thơ ca vào cái giới hạn chật hẹp của hội họa, hoặc đem hội họa lấp đầy cả hình thức thơ ca.” Với truyện tranh – kết tinh của nhiều loại hình nghệ thuật nhận xét trên lại càng tỏ ra xác đáng và hợp lí.
Văn hóa vùng Đông Á tương đối gần với kiểu quan hệ tương hỗ: hình ảnh và ngôn ngữ. Trong hệ thống chữ Kanji (Kí tự Trung Quốc), việc phát triển các hình thức thể hiện thông qua hệ thống chữ tượng hình có vẻ dễ dàng hơn. Emakimono, một hình thức thể hiện đi kèm một câu chuyện hoàn chỉnh, phát triển vào thế kỉ thứ XII được coi là một hình thức kể chuyện. Kể từ đó, trào lưu thể hiện kết hợp hình ảnh và ngôn ngữ đã trở nên phổ biến. Kibyoshi, dưới thời Edo, là một trong những ví dụ như thế.
Chữ của người Nhật là loại chữ tượng hình với những nét để biểu ý và dùng bút lông để viết, một loại chữ có kết cấu và hình thể phức tạp được thể hiện bằng một hệ thống các đường nét theo quy tắc thuận bút rất chặt chẽ. Bút vừa viết vừa dùng để vẽ.
Nếu đi sâu vào ngôn ngữ Nhật Bản chúng ta thấy có một số đặc điểm có ảnh hưởng đến việc sáng tác văn chương Nhật Bản. Nó khiến cho chữ viết Nhật Bản gần gũi hơn với kiểu ngôn ngữ hội thoại hàng ngày. Hiện nay Nhật Bản sử dụng bốn loại chữ : Kanakata, Hiragana, Kanji( Chữ Hán ), Romanj điều này giúp các tác giả truyện tranh sáng tạo hơn trong cách trình bày tiêu đề và lời thoại.