45 tập truyện ngắn Tiểu truyện
3.2.3 Một số kiểu câu chủ yếu được dùng:
* Câu đơn : Câu đơn là những câu có cấu tạo đơn giản về hình thức,
thường chỉ gồm hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ.
Tớ không biết nói gì để cảm ơn cậu [ B14 ,128]
Các cháu rửa tay ăn bánh bao nào! [ B45,99]
Cậu này thật rắc rối [ B6,160]
Người Nhật rất coi trọng hình thức, tác giả truyện tranh cũng phải chú ý đến sự hài hòa giữa khung tranh và chữ viết. Thường thì tỉ lệ giữa khung tranh và chữ viết là 1/4 hoặc 1/2. Ngoại lệ với những trường hợp mà nhân vật muốn giải thích một vấn đề gì đó thì tỉ lệ chữ lại cao hơn. Ví dụ như ở Tập 5/ 19, truyện dài, Dekisuge muốn giải thích cho Nobita về phép thuật phù thủy thì tỉ lệ chữ viết lại chiếm tỉ lệ cao hơn so với khung tranh 3 – 1.
Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện tranh luôn nghiêng về tính đối thoại khẩu ngữ nên việc sử dụng câu đơn để chuyển tải nội dung là một phương pháp tối ưu. Câu dài phức tạp thì đôi lúc sẽ biến ngôn ngữ đối thoại thành thuyết trình giảng giải. Hơn nữa chúng ta phải tính đến sự tồn tại của hình vẽ đã giúp cho các tác giả không phải chú trọng đến lời nhiều. Đối tượng tiếp nhận của truyện tranh là
trẻ em, cũng không tỏ ra sẵn sàng để nắm bắt những câu phức có nhiều tầng bậc. Người lớn thì sẽ đặt những cuốn truyện tranh trên những cuốn tiểu thuyết và đặt truyện tranh vào giỏ hàng của mình chủ yếu là bởi ngắn, dễ đọc không mất quá nhiều thời gian. Với tất cả những lí do trên thì chúng ta có thể khẳng định rằng câu đơn là một trong những nét đặc điểm nổi bật của truyện tranh. Tác giả truyện tranh sẽ gặp thất bại ngay bản thảo đầu tiên nếu như không nắm vững đặc điểm này của ngôn ngữ truyện tranh.
* Câu cảm thán: Câu cảm thán là những câu bộc lộ cảm xúc, tình cảm
của con người. Đối với truyện chữ những nỗi niềm buồn vui của nhân vật thông thường được thể hiện qua ngôn ngữ của người kể chuyện thì trong truyện tranh nhân vật tự bộc lộ cảm xúc của mình. Việc sử dụng câu cảm thán sẽ làm cho nội tâm nhân vật được thể hiện một cách trực giác. Cảm xúc sợ hãi của Nobita khi phải cầm tấm vé mời xem buổi biểu diễn của Jaian : Không ! Ngày mai tớ bận lắm ! [ B8,38 ]. Cảm xúc giận dữ của Nobita mỗi lần bị Suneo bỏ rơi trong những chuyến đi chơi : Hừ ! Đồ làm phách! Tớ cóc cần. [ 8, 47 ]. Cảm xúc ngạc nhiên của Doraemon khi thấy nhìn thấy mô hình tàu điện của Nobita : A! Mô hình tàu điện phải không ? [ B39, 147 ]
* Câu đặc biệt và câu lược bỏ : Đặc điểm này liên quan đến tính khẩu
ngữ trong truyện tranh. Nghĩa là ngôn ngữ truyện tranh gần với ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ của lời ăn tiếng nói hằng ngày. Yêu cầu của phát ngôn trong giao tiếp cần ngắn gọn, kị sự dông dài. Về cơ bản các lời trong truyện tranh được giản lược tới mức tối đa. Do đó, việc sử dụng các hình thức câu lược bỏ và câu đặc biệt là một sự lựa chọn hợp lí. Hình thức này được sử dụng nhiều ở dạng câu cầu khiến “Ném thật mạnh xem nào !” [ B14, 181], không có chủ thể tiếp nhận là ai. “Của con này !” Câu đầy đủ phải là “Dâu tây của con này !”. Mặc dù là sử dụng hình thức câu đặc biệt và câu lược bỏ nhưng nó không gây hiểu lầm hoặc là sự
khó hiểu cho độc giả . Ý nghĩa của lời nói được dựa vào hình vẽ, lời giao tiếp trước đó.
Chính việc sử dụng những câu lược bỏ và câu đặc biệt này đã giúp tiết kiệm được thời gian đọc sách của người đọc, tạo được hứng thú và khả năng tiếp thu dễ dàng hơn ở độc giả.
* Câu hỏi : Câu hỏi là một dạng câu biểu thị sự nghi vấn. Đặc biệt nó có tác
dụng duy trì đối thoại trong giao tiếp. Ngôn ngữ trong truyện tranh chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại nên việc sử dụng nhiều hình thức câu hỏi là điều dễ hiểu. Câu hỏi trong truyện tranh Doraemon thường ngắn gọn :
Cái gì thế này ? Sao lại có nút bấm ở đây nhỉ ? [ 20,25 ]
Ngoài ra còn có dạng câu hỏi tu từ để bộc lộ cảm xúc. Cảm xúc giận dữ của Doraemon khi thấy những hành động vô tâm của Nobita :“Hừ ! Sao Nobita vô tâm thế nhỉ ? [ 20, 45 ] .
Cả năm dạng câu : câu đơn, câu đặc biệt, câu lược bỏ, câu hỏi, câu cảm đều là những dạng câu phổ biến trong truyện tranh cũng như trong đời sống hàng ngày. Đối với Doraemon, năm dạng câu này được sử dụng rất linh hoạt, trong cùng một lời nói của nhân vật thì đã có nhiều dạng câu khác nhau. Điều này làm cho ngôn ngữ nói của nhân vật trở nên sống động.