Nghệ thuật xây dựng nhân vật đơn thuần nhưng không đơn điệu

Một phần của tài liệu thi pháp truyện tranh DOREMON (Trang 42 - 47)

Tác giả Phan Tuấn Anh nhận định về tính đơn thuần của nhân vật trong truyện tranh như sau : “Đối với những phẩm chất của các nhân vật trong truyện tranh chúng ta hoàn toàn có thể tóm lược từ một đến hai dòng đơn giản. Bản chất của nhân vật ấy dẫu đặt trong môi trường hoàn cảnh nào và trong tiến trình thay đổi của xã hội ra sao thì cũng ít bị chi phối”. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đơn thuần là nghệ thuật đặc trưng của truyện tranh, phù hợp với tâm lí tiếp nhận của trẻ em. Những nhân vật với tâm lí phức tạp làm cho các em khó hiểu thậm chí chán nản về mệt mỏi. Đôi lúc sẽ dẫn đến việc các em hoang mang khi phải đặt nhân vật giữa hai bờ tốt xấu.

Chúng ta có thể tóm tắt một vài dòng về những nhân vật trong Doraemon : Nobita hậu đậu, nhút nhát. Jaian nóng nảy, cục mịch . Suneo ưa nịnh nọt, nhát gan. Shizuka tốt bụng…Những tính cách này như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ câu chuyện. Nhưng không dừng lại ở việc định hình tính cách nhân vật mà Fujiko còn phức tạp tính cách nhân vật lên, nghĩa là làm cho nó không đơn điệu.

Dekisuge là một thần tượng, dường như là hoàn hảo quá cho nên ít người thích .Ngược lại, Nobita rất thật, gần gũi với trẻ con hơn, ít bị cường điệu hoá, bởi vậy ai cũng cảm thấy có một chút gì đó "Nobita" ở trong con người mình. Có lẽ, Fujiko vẽ nên hình ảnh Nobita để tượng trưng cho hy vọng, bởi dù có yếu đuối, thiếu may mắn đến thế nào thì cũng có lúc Nobita toả sáng và trở thành anh hùng, miễn là giữ cho mình niềm tin và một tâm hồn đẹp.

Nobita nhút nhát, hậu đậu làm cái gì cũng không được, đến nỗi chơi oẳn tù tì cũng thua, học thì dở tệ... Nhưng không

ai ghét Nobita vì Nobita là trẻ con, là trẻ con ai chẳng một lần đến lớp muộn, quên làm bài tập, xơi trứng ngỗng hay không ngủ được vì những con ma ... Đó là những nét tính cách “cố hữu” của Nobita, dù đã

rất nhiều lần cậu bé ngồi vào bàn học với quyết tâm rất cao nhưng cuối cùng thì sức học của cậu bé vẫn cứ lẹt đẹt như thường. Tuy vậy, Nobita cũng có những nét tính cách rất đáng yêu : nhân hậu, yêu thương loài vật, sống rất tình cảm...

Trong “Nobita ở vương quốc chó mèo” [A,24] thể hiện rõ tình cảm sâu đậm của Nobita và chú chó Số Một. Mặc dù mẹ không cho phép nuôi động vật trong nhà nhưng với tình thương loài vật, Nobita cùng Doraemon đã tìm mọi cách duy trì sự sống cho chúng. Tình bạn giữa Nobita và chú chó dù trải qua một nghìn năm vẫn không hề thay đổi, vẫn nguyên vẹn trong sáng đến tuyệt vời. Hình ảnh Số Một cầm quả cầu đứng dưới mưa nhìn mãi về một nơi xa xăm – nơi ấy Nobita đã đến và đi làm ta nhớ mãi. Cơn lốc xoáy thời gian đã làm Nobita trễ hẹn, cậu đến vương quốc chó mèo khi nó đã một ngàn năm tuổi. Nhưng cũng thật may mắn cơn lốc xoáy ấy đã đưa Số Một về gặp lại Nobita. Một ngàn năm một quãng thời gian quá dài để làm thay đổi tất cả, vương quốc chó mèo từ hoang sơ trở thành một vương quốc sầm uất, bao sự đã đổi khác. Vậy mà kì lạ thay thời gian không thể làm tình bạn thiêng liêng nhạt phai. Lại một lần nữa họ lại được ở bên nhau, cùng chiến đấu chống cái ác bảo vệ thế giới.

Với bé Bão, Nobita đã nuôi nấng chăm sóc bé . Khóc lóc van xin bố mẹ được giữ bé Bão ở bên cạnh mình. Một cơn bão sơ sinh, cơn bão nhân tạo ở thế giới tương lai. Mỗi lần có một cơn gió đi qua, Nobita lại bâng khuâng nhớ đến bé Bão đã dũng cảm chiến đấu với cơn bão mạnh, bảo vệ bình yên cho đất nước Nhật Bản. Đến và đi, dữ dội rồi tan biến vào hư vô, trả lại sự bình yên cho đất trời đó là quy luật tồn tại của “bão”. Nhưng trái tim có quy luật riêng của nó, bé Bão ra đi nhưng đối với Nobita , một ngọn gió đi qua, sự rung động khẽ khàng của những chiếc lá... chỉ một chút ấy thôi cũng đã làm Nobita nhớ đến bé Bão da diết dường nào.

Jaian với vẻ ngoài cục mịch, bản tính nóng nảy chuyên gia bắt nạt bạn bè. Tất cả bạn bè đều sợ Jaian kể cả Suneo được xem là cặp bài trùng với Jaian cũng

không nằm ngoài danh sách những người luôn bị Jaian ăn hiếp. Nhưng ẩn giấu bên trong vẻ bề ngoài ấy, lại là một cậu bé hết lòng vì bạn bè và yêu thương em tha thiết. Khi Nobita dùng tủ điện thoại yêu cầu để làm một cuộc chia tay thử nghiệm thì người đến đầu tiên đến là Jaian. Cậu bé đã khóc và nói những lời cảm động : Chúc cậu lên đường bình an. Nhớ giữ gìn sức khỏe và đừng quên tớ. Hu hu tớ sẽ nhớ cậu lắm lắm…[ B31,85].

Jaian đến chia tay Nobita

Là một người anh Jaian luôn luôn làm tất cả mọi điều vì em gái Jaiko. Một cô em gái rất thích vẽ, vẽ rất nhiều truyện tranh nhưng chẳng có truyện nào được đăng cả. Hiểu được nỗi buồn của em, Jaian đã cầm những cuốn truyện tranh của em gái “hăm dọa” bạn bè phải khen, phải mua…có lúc còn nhờ bảo bối của Doraemon để truyện của em gái được đăng.

Suneo là một cậu bé được sinh ra trong một gia đình giàu có, bản tính luôn khoe khoang, nịnh bợ, nhát gan. Theo thống kê Suneo có lần khoe của. Ở tập

Tên độc tài vũ trụ [ B6], khi thấy quân đội của Giru quá mạnh và phe mình có

thể thua, Suneo vốn bản tính nhát gan và sợ chết đã tìm một căn phòng trống, ngồi nép mình để ẩn náu. Nhưng cuối cùng cậu bé đã chiến thắng được nỗi sợ hãi trong lòng mình. Từ một kẻ tiểu nhân sợ chết bước chân lên đỉnh vinh quang của người anh hùng : Tiến lên Shizuka nướng chả hết bọn cá mập này đi. [ A6, 162]

Xây dựng tính cách nhân vật đơn thuần nhưng không đơn điệu tác giả đã giúp cho chúng ta có một cái nhìn hoàn chỉnh, trọn vẹn hơn về nhân vật, gần với “con người” hơn.

Tiểu kết chương 1

45 tập truyện ngắn, 24 tập truyện với hơn một trăm nhân vật, đó không phải là một con số nhỏ cho một truyện tranh dành cho trẻ em. Bằng tài năng của mình Fujiko F. Fujio đã dựng nên một thế giới nhân vật sống động, phong phú. Trong đó nhân vật trung tâm là trẻ em. Xây dựng những nhân vật khác tác giả luôn chú trọng làm nổi bật nhân vật trung tâm này thông qua những mối quan hệ. Qua đó ta thấy được sự đa dạng, nhiều chiều của cuộc sống. Thế giới nhân vật ấy được tác giả miêu tả, xây dựng nên bằng sáu phương thức chủ đạo: thông qua tranh vẽ, ngôn ngữ, hành động, thủ pháp giấc mơ và nghệ thuật xây dựng nhân vật đơn thuần nhưng không đơn điệu đã tạo nên ấn tượng đậm nét cho người đọc. Những cái tên Nobita, Doraemon, Shizuka, Suneo, Jaian hơn 40 năm qua luôn là những người bạn thân thiết của tuổi nhỏ và tôi tin rằng trong tương lai

Doraemon mãi mãi là những người bạn thân thiết của tuổi thơ. Không chỉ dừng

lại ở những nhân vật là con người, tập trung chủ yếu ở các nhân vật trẻ em mà còn Fujiko còn mở rộng thế giới nhân vật bằng các nhân vật khác : nhân vật cổ tích hiện đại, nhân vật robot, nhân vật giả tưởng... phù hợp với trí tưởng tượng cho các em, giúp các em có một cái nhìn sâu sắc, đa diện hơn về cuộc sống.

Chương 2

KẾT CẤU, CỐT TRUYỆN, KHÔNG - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN TRANH DORAEMON TRONG TRUYỆN TRANH DORAEMON

2.1 Kết cấu

Truyện tranh là loại hình nghệ thuật của công chúng, nó được đông đảo bạn đọc ở mọi lứa tuổi tiếp nhận có lẽ là do kết cấu truyện giản đơn, song hiệu quả. Thông thường kết cấu của truyện tranh được tạo lập theo kiểu các phần-mục ( có thể hiểu như tiểu chương

hồi), mỗi phần-mục ấy có một chủ đề riêng. Với việc tạo dựng các chủ đề riêng này, tác giả của truyện tranh đã tạo ra một ranh giới rõ ràng giữa các phần các khúc, trong

Doraemon ngăn cách giữa các phần-mục là các chủ đề ( Tên các tiểu truyện ) phản ánh nội dung được đề cập như: Bông hoa biết nói, Mũ đọc ý nghĩ, Lạc vào xứ sở thần tiên… hoặc trong “Thần đồng đất Việt” cũng có kết cấu tương tự. Tác phẩm truyện tranh sở dĩ trở thành một khối thống nhất đó là do nó được các tác giả tạo dựng sắp xếp theo dạng nhóm (Group). Nhờ sự sắp xếp này mà giữa các phần trong truyện tranh tuy có nội dung và cách tạo dựng khác nhau, song giữa chúng vẫn tồn tại hình thức liên kết, đó là liên kết nhóm. Đây là hình thức “đánh lừa” tư duy của độc giả, trọng tâm thường rơi vào lứa tuổi nhỏ, là lứa tuổi mà hệ thống tâm lý đang trong quá trình hoàn thiện, chưa hoàn toàn nắm bắt được những thể loại có kết cấu đa chiều, phức tạp như truyện ngắn hay cao hơn là tiểu thuyết sau này. Do vậy, kết cấu theo kiểu Phần-mục với sự gắn kết giữa các chủ đề vừa phù hợp với tâm lý trẻ em ( Khả năng nắm bắt không bị phân tán và dễ nhớ), vừa có thể chuyển tải được nội dung câu chuyện. Có lẽ vì vậy mà truyện tranh dễ đi vào lòng bạn đọc, nhất là độc giả nhí. Bây giờ thì ta sẽ đi vào hình thức kết cấu cụ thể trong truyện tranh

Doraemon.

Một phần của tài liệu thi pháp truyện tranh DOREMON (Trang 42 - 47)