45 tập truyện ngắn Tiểu truyện
NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT BẢN QUA TRUYỆN TRANH DORAEMON
Trang phục Ẩm thực Địa danh Lễ hội
Trò chơi
Bóng chày
Về kiến trúc, những ngôi nhà ở Nhật Bản dù là lớn hay nhỏ thì đều có không gian sân vườn, điều này thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên muốn hòa hợp với thiên nhiên của con người Nhật Bản. Người Nhật Bản sống rất ngăn nắp vì vậy những gian phòng luôn luôn sạch sẽ, gọn gàng.
Nhà Dekisuge Phòng học của Shizuka
Đó còn là không gian của nước Nhật Bản cổ xưa, mái tranh nghèo, những đồng ruộng khô cằn nứt nẻ vì hạn hán... Khi Nobita và Doraemon còn trở về quá khứ để gặp ông tổ của mình, hình ảnh nước Nhật hiện lên với những con người nghèo khổ nghề nghiệp chỉ là săn bắt. Thông qua hình ảnh nước Nhật cổ xưa, Fujiko muốn dạy cho trẻ em luôn hướng về quá khứ và trân trọng những gì của hiện tại. Bởi nước Nhật đã vươn lên từ
một dân tộc nghèo nàn, lạc hậu, gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
Nhưng năng lực phản ánh văn hóa của truyện tranh Doraemon không chỉ dừng lại ở truyền thống. Sự chuyển mình theo những trào lưu văn hóa hiện đại ngày nay trong giới trẻ cũng được phản ánh sâu sắc. Có thể kể đến môn thể thao bóng chày ảnh hưởng của Mỹ, ngày lễ Nôen du nhập từ văn hóa phương Tây, ngày cá tháng 4, môn thể thao bóng đá, đánh golf…
Doraemon còn đưa người đọc điểm qua những “chấm nổi” - những địa
danh du lịch nổi tiếng trên bản đồ của xứ sở mặt trời mọc. Núi Takai vào mùa hoa anh đào nở rộ trắng ngần cả một vùng thung lũng. Ngập tràn tuyết trắng xóa. Biển xanh Rực rỡ ánh nắng chói chang của mặt trời.
Manga Nhật Bản từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người Nhật và nó cũng được xem là một biểu tượng văn hóa của Nhật Bản chứ không đơn thuần chỉ là phương tiện truyền tải văn hóa. Hình tượng thám tử lừng danh Conan của A. Gosho đã được đóng bằng người thật đi khắp Nhật Bản để tuyên truyền về phòng chống tội phạm. Doraemon đã trở thành biểu tượng văn hóa của nước Nhật hiện đại, mang bản sắc văn hóa Nhật Bản xâm nhập vào các cộng đồng văn hóa khác, hình thành một bản sắc văn hóa xuyên quốc gia.
Khi xuất hiện trên màn ảnh nhỏ của các dân tộc khác, chú mèo máy đáng yêu này đã mang trong mình cả bản sắc Nhật Bản cùng sự hiểu biết và cảm thông văn hoá. Doraemon gợi nhớ lại những quan hệ gia đình gắn bó, sự tôn trọng truyền thống và văn hóa dân gian, vốn đang phai nhạt dần trong xã hội hiện đại. Tạp chí TIME asia đánh giá Doraemon là sản phẩm đáng yêu và giàu tính nhân bản nhất trong số các "sản phẩm văn hóa" được nước Nhật xuất khẩu ra thế giới. * Không gian đời sống
“Hình ảnh sân chơi, hình ảnh con phố hay thậm chí giữa người với người mà tôi phác họa trong những tác phẩm của mình, tiêu biểu là bộ truyện tranh Doraemon , đều gắn với kí ức của tôi. Những đứa trẻ mà tôi vẽ cũng chính là hiện thân của tôi”
( Phỏng vấn tác giả Fujiko.F.Fujio – 1996)
Ai cũng có một tuổi thơ và tuổi thơ của mỗi người lại gắn liền với những hình ảnh khác nhau. Tuổi thơ của Giang Nam là “những ngày trốn học, đuổi bướm cầu ao”, tuổi thơ của Tom Sawyer gắn liền với hình ảnh dòng sông Mississippi, tuổi thơ của đám bạn Doraemon gắn liền với “sân chơi với những
chiếc cống”. Có thể bạn chưa từng chơi ở một nơi như thế, nhưng bạn lại cảm thấy có một cảm xúc rất đặc biệt, thật quen thật gần gũi ? Hình ảnh những chiếc cống nước xếp chồng lên nhau giữa sân chơi “tĩnh” mà lại “động”. Nó gợi cho ta về một xã hội không ngừng phát triển với những công trình đang thi công nhưng nó cũng cho ta cảm giác tĩnh lặng, yên bình trong một không gian thời gian tự do. Cùng với sự phát triển của công nghiệp, của đô thị hóa là sự thu hẹp diện tích đất đai. Một khoảng không gian yên tĩnh thật hiếm hoi giữa lòng thành phố. Đó là nơi những đứa trẻ tìm đến khi gặp nỗi buồn, là sân đánh bóng chày, là nơi Suneo thử sức với những bộ trò chơi điều khiển từ xa. Không gian riêng của những đứa trẻ thoát khỏi không gian xã hội và đời sống nhộn nhịp bên ngoài. Mang trong mình bản tính nghịch ngợm trẻ em, không chịu ở trong một không gian bó hẹp như lớp học, phòng riêng... trừ khi bị bắt buộc. Chúng luôn muốn vượt thoát khỏi để chiếm lĩnh những không gian rộng hơn. Đó có lẽ là lí do chúng luôn muốn tìm đến biển, rừng thậm chí là vũ trụ bao la.
* Không gian nhà trường
Được đi học, được đến trường là một niềm hạnh phúc cuả trẻ thơ. Dù đã có lúc chúng ta chán học, bỏ học thậm chí coi việc học là một kẻ thù, một nỗi sợ hãi thì trong tâm khảm của chúng ta những năm tháng được ngồi trên ghế nhà trường vẫn là quãng thời gian đẹp nhất. Trường học vẫn luôn là một điều gì đó rất thiêng liêng đối với tất cả mọi người. Nhật Bản là một đất nước rất xem trọng giáo dục, với họ giáo dục là chiếc chìa khóa vạn năng đưa nền
kinh tế đất nước cất cánh. Có thể nói nền giáo dục Nhật Bản là một nền giáo dục mẫu mực. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ
trong Doraemon. Không gian trường học thường xuất hiện với một tòa nhà có một chiếc đồng hồ. Tác giả muốn đề cập đến thời gian trong nhà trường nói riêng và đối với Nhật Bản nói chung. Đúng giờ là một yêu cầu đã trở thành thói quen hơn nữa là một nét văn hóa của người Nhật. Nobita hầu như ngày nào cũng cuống cuống chạy đua với thời gian. “Bảy giờ” luôn là một nỗi ám ảnh với cậu, thế nhưng trên thực tế rất ít lần cậu bé thắng được nó. Kéo theo việc đi học trễ là hình phạt đứng ngoài hành lang. Không học bài, quên làm bài, trễ học... là những lí do đẩy bạn từ không gian lớp học ra ngoài không gian hành lang. Nobita rất thường xuyên đến lớp muộn và cũng thường xuyên phải về rất trễ. Cậu được làm chủ không gian lớp học sau giờ tan trường vì phải ở lại chép phạt hay là dọn vệ sinh lớp học.
Không gian trường học còn gắn liền với hình ảnh thầy giáo rất nghiêm khắc với cặp kính. Thầy giáo luôn là một nỗi sợ hãi của Jaian, Suneo, Nobita ...những học sinh nghịch ngợm và lười nhác. Chỉ cần thấy mô hình của thầy giáo thôi thì Nobita đã chịu ngồi yên ở bàn học, học rất chăm chỉ , còn Jaian và Suneo thì sợ hãi tìm đường tháo chạy khi biết thầy giáo đã phát hiện ra trò nghịch ngợm của mình. Nhưng thật ra thầy giáo là một người rất thương yêu và quan tâm đến học sinh hết mực. Những lần Nobita được điểm cao thầy giáo thường xoa đầu và khen ngợi.
Ngoài những giờ học trên lớp thì học sinh còn phải học thể dục. Theo như lời Itô học trò của Fujiko F.Fujio kể lại thì Fujiko học xuất sắc và đạt điểm cao ở tất cả các một trừ môn thể dục. Có lẽ là hình ảnh của Nobita nhễ nhại mồ hôi và bị bỏ xa trên đường chạy là hình ảnh tuổi nhỏ của cậu học trò Fujiko. Nobita luôn luôn yếu ớt và chậm chạp bởi vì lười tập thể thao. Bơi là một nỗi sợ, đánh bóng chày là một điều bắt buộc và tệ hơn chạy thể dục là một nỗi kinh hoàng.
Không gian trường học là nơi chắp cánh cho những ước mơ tuổi thơ bay cao, bay xa. Trường học sẽ cho trẻ em tri thức, sức khỏe... để thực hiện những ước mơ
hoài bão ấy. Trẻ em khi mới sinh ra chỉ như một tờ giấy trắng. Trường học chính là nơi viết những trang tri thức đầu tiên lên trang giấy trắng ấy, cũng là nơi chứa đựng những ngọt ngào của tuổi thơ.