45 tập truyện ngắn Tiểu truyện
3.2.4 Hạn chế sử dụng biện pháp tu từ
Đặc điểm này xuất phát từ lợi thế mà truyện tranh có được, vừa có ngôn ngữ vừa có tranh minh họa. Một cành cây chết, một chiếc lá rơi hay những tia lóng lánh của giọt nước mắt... đều thể hiện được nội tâm đa dạng của nhân vật và bối cảnh của câu chuyện. Mô tả hai võ sĩ Samurai đọ kiếm dẫn đến cái chết thì cây cối xung quanh họ luôn được vẽ cằn cỗi, trơ trụi, xác xơ – ngầm chỉ cái chết. Khi mô tả cái chết của người anh hùng thì trên các khung tranh, các mangaka thường vẽ những cánh hoa đòa rơi rơi xuống đất, biểu thị nỗi buồn thương tiếc,
nỗi niềm xót xa khôn nguôi. Đó chính là nguyên nhân các tác giả truyện tranh rất ít sử dụng các biện pháp tu từ.
Một hình ảnh được Fujiko F. Fujio ưa chuộng sử dụng để thay thế biện pháp tu từ đó là hình ảnh mặt trời. Kế hoạch của Napogistor muốn hủy hoại con người và làm bá chủ hành tinh Chamocha biến Chamocha thành xứ sở robot đã dìm cả thành phố Mecapolis trong biển lửa. Vị hoàng đế Unluck đã bật khóc trước cảnh hoang tàn đổ nát của đất nước mình.
Nhưng kết thúc câu chuyện là hình ảnh mặt trời với những quầng sáng rực rỡ. Một này mới lại bắt đầu báo hiệu sự hồi sinh của cư dân hành tinh Chamocha đáng mến. Họ sẽ vững tin bước lên từ hoang tàn, đổ nát và luôn hướng về phía mặt trời mọc. Ánh sáng của vầng mặt trời chói chang là ánh sáng của niềm tin, hi vọng tượng trưng cho sức mạnh bất diệt của một dân tộc yêu chuộng hòa bình, chán ghét chiến tranh.
Cũng là hình ảnh mặt trời nhưng là hình ảnh mặt trời lặn lại tượng trưng cho một ý nghĩa khác. Câu chuyện về cuộc đời của công tử Sapio Blikin là một câu chuyện buồn. Cha mẹ cậu bé đã không trở về nữa sau một chuyến đi, hành tinh Chamocha xinh đẹp bị rơi vào tay của . Hình ảnh mặt trời lặn với những tia nắng vàng vọt yếu ớt, phủ khắp mặt biển và ngoài xa là hình ảnh của một con thuyền cứ xa dần, xa dần rồi mất hút vào khoảng không bao la. Hình ảnh ấy gợi cho ta cảm xúc buồn lâng lâng khó tả và niềm cảm thương trước số phận bất hạnh của cậu bé Sapio.
Một lần vì giận bố mẹ, Nobita đã bỏ nhà ra đi, một mình đến đảo hoang. Tác giả bố trí những khung tranh cân bằng nhau. Hình ảnh Nobita ngồi một mình nhìn về nơi xa với ánh mắt đau đáu mong chờ. Một tuần – một tháng – một năm tròn – mười năm tròn đã qua. Thời gian đằng đẵng trôi, mỗi khung tranh là một sự biến đổi của thời gian. Cây cối rậm rạp hơn, Nobita đã già hơn nhiều, râu tóc nhiều hơn, nỗi buồn nhớ quê hương, gia đình dường như cũng da diết hơn.
“Một mình trên đảo hoang” như một lời nhắc nhở với trẻ em, không đâu
bằng mái ấm của gia đình mình, chỉ có sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, bạn bè thì ta mới có được niềm hạnh phúc trọn vẹn.
Như đã nói ở trên các mangaka cũng như Fujiko F. Fujio chỉ hạn chế sử dụng các biện pháp tu từ chứ không có nghĩa là triệt tiêu hẳn đi. Tuy vậy các biện pháp tu từ được sử dụng cũng rất đơn giản, dễ hiểu không gây khó khăn đối với sự tiếp nhận của trẻ em.
“Trong lúc cậu nằm ngủ thì thời gian cứ trôi như ngựa chạy, tên bay... nó chẳng chờ đợi ai đâu.”
Ngựa chạy, tên bay là những hình ảnh rất quen thuộc với trẻ em, được nhiều đứa trẻ sử dụng trong ngôn ngữ nói của mình. Để chỉ cơn giận của mẹ Nobita và Doraemon nhắc đến hình ảnh “bão tố” : Nào Doraemon, nhanh tay kên kẻo bão tố nổi lên thì khổ đấy” [ B 39, 15 ]. Bão tố hình ảnh dữ dội của thiên nhiên khắc nghiệt được ví như cơn giận của mẹ.
Biện pháp tu từ là một phương tiện để làm đẹp ngôn ngữ văn chương, là cách vạch biên giới giữa ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ đời thường. Thông qua những hình ảnh và những biện pháp tu từ trong Doraemon đã góp phần làm
đẹp hơn cho ngôn ngữ truyện tranh Doraemon .