Từ tượng thanh và cảm thán xuất hiện với mật độ dày đặc

Một phần của tài liệu thi pháp truyện tranh DOREMON (Trang 104 - 105)

45 tập truyện ngắn Tiểu truyện

3.2.6 Từ tượng thanh và cảm thán xuất hiện với mật độ dày đặc

Truyện tranh là loại hình văn học có sở trường thể hiện các đề tài thiên về chuyển động. Nhân vật trong truyện tranh cũng là mẫu nhân vật nghiêng về hành động nhiều hơn là tâm lí. Khi đặt mình trong một quỹ đạo chóng mặt của hành động như vậy để biểu cảm nội tâm việc lựa chọn các từ tượng thanh và cảm thán được xem là tối ưu. Từ tượng thanh là những từ gợi cảm giác về thanh âm như réo rắt, xào xạc, ào ào, leng keng... Thế giới với trẻ con luôn luôn là vận động, nó không chấp nhận một thế giới chết, sinh động bởi hình ảnh và cả âm thanh. truyện tranh không chỉ có lợi thế về hình ảnh, nhờ những từ tượng thanh mà ta luôn cảm nhận được đó là một thế giới sôi động. Thế giới với tiếng còi xe ô tô

tin tin, tiếng súng nổ của xạ thủ kì khôi Nobita pằng pằng, tiếng cười đùa của trẻ em ha ha, hi hi, hô hô..., tiếng khóc là hu hu, tiếng chó sủa là gâu gâu ... Những từ tượng thanh ấy bắt nhịp được với sự chuyển động không ngừng của cuộc sống làm cho thế giới truyện tranh gần với cuộc sống hiện thực hơn.

Từ cảm thán là những từ bộc lộ cảm xúc của con người như : chao ôi, ái chà, trời ơi ... Như đã khẳng định ở trên, miêu tả tâm trạng con người không phải là thế mạnh của truyện tranh. Tác giả truyện tranh vì những đặc điểm riêng không thể đuổi theo dòng tâm trạng của con người nhưng Fujiko F. Fujio cũng

như các tác giả truyện tranh khác đã bắt nhịp những khoảnh khắc của tâm trạng của con người bằng những từ cảm thán. Cảm xúc ngạc nhiên : Ủa ? Ồ ?. Cảm xúc sợ hãi : Oái ? Ối ?

Như vậy, từ tượng thanh và từ cảm thán đã thực sự phát huy được thế mạnh của mình trong truyện tranh làm nên một thế giới sinh động và bộc lộ được rõ nét hơn tâm trạng của con người.

Một phần của tài liệu thi pháp truyện tranh DOREMON (Trang 104 - 105)