45 tập truyện ngắn Tiểu truyện
3.2.1 Sự chiếm lĩnh tuyệt đối của ngôn ngữ đối thoạ
Đối thoại là lời các nhân vật nói với nhau. Vì truyện tranh chủ yếu là sự liên kết một chuỗi các đối thoại nên đây là thành phần lời văn quan trọng nhất, giữ vị trí then chốt tạo nên cấu trúc của truyện tranh. Khi sáng tác truyện tranh các mangaka luôn giữ một vị trí rất khiêm tốn trong tác phẩm của mình và dành trọn phần sân cho nhân vật, có lẽ vì thế mà truyện tranh là sự chiếm lĩnh tuyệt đối của ngôn ngữ đối thoại “trong chức năng như một hành động, sự kiện đối với nhân vật khác, lời trực tiếp là một kích thích đầy sức mạnh”. Ngôn ngữ trong truyện tranh gần với ngôn ngữ đời sống, có lẽ vì lí do đó rất nhiều người thành kiến với truyện tranh , xem truyện tranh là một loại hình giải trí đơn thuần thậm chí là rẻ tiền không có chỗ đứng trong văn chương nghệ thuật. Ở trong mỗi tác phẩm ta vẫn tìm thấy cho mình những đoạn đối thoại không hề đơn giản về nội dung cũng như sơ sài về hình thức như :
“Dù phía trước là khó khăn gian khổ là hiểm nguy cận kề, nhóm bạn vẫn ngẩng cao đầu tiến bước hướng đến một ngày mai tươi sang trên mảnh đất thiêng liêng của vị thần khổng lồ” [ A3]
Bản chất của con người được bộc lộ rất rõ qua ngôn ngữ. Mỗi nhân vật trong bộ truyện tranh Doraemon đều có cách lựa chọn ngôn từ khác nhau và rất linh hoạt khiến cho ngôn ngữ của chúng biến hóa đa dạng nhưng nhìn chung ngôn ngữ của các nhân vật trong tác phẩm đều hồn nhiên và dí dỏm.
Hồn nhiên, ngây thơ là bản tính của trẻ em. Bản tính ấy được thể hiện tự nhiên qua từng lời nói của nhân vật. Hài hước, dí dỏm cũng là một đặc điểm trong ngôn ngữ nhân vật. Tiềm tàng trong mỗi đứa trẻ là một sự tinh nghịch, thích trêu đùa. Bình thường Nobita rất sợ Jaian nhưng mà khi có bảo bối của
Doremon, biết mình có thế mạnh thì thể nào cậu cũng tìm cách buông những lời
trêu ghẹo để trả thù : Hê hê ... mập rồi lốn ...,Hê hê ... mỏ nhọ dù sau đó phải gánh chịu hậu quả.
Thành công của Fujiko là tạo ra được những nhân vật giàu cá tính. Cùng là trẻ em nhưng không ai đánh đồng Nobita, Jaian, Shizuka, Doraemon, Suneo vào cùng một khối. Mỗi nhân vật là một nốt nhạc khác nhau làm nên bản nhạc thế giới trẻ thơ tươi đẹp.
Bản tính của Suneo là khoe khoang, xu nịnh. Được sinh ra trong một gia đình giàu có, không phải thiếu thốn bất kì một điều gì có lẽ đó chính là lí do tạo nên bản tính khoe khoang của cậu bé : Bác tớ có một khách sạn nghỉ mát ở đảo Choochochan, bác bảo tớ lúc nào buồn cứ rủ bạn bè đến chơi bác sẽ bao ăn, bao ở toàn bộ. [ B29 ,97 ], Nobita thân mến ở đây ngày nào bọn tớ cũng đi tàu ra ngoài khơi thích lắm tiếc rằng không đủ chỗ nên tớ không thể rủ cậu đi. Cậu thông cảm nhé. [ B19, 24 ]. Suneo còn là một người rất mồm mép, cậu đã từng tự nhận rằng mình hội tụ cả ba yếu tố để trở thành một người đàn ông thành đạt đó là giàu có, đẹp trai và khôn khéo. Suneo luôn chọc ghẹo bạn bè nhưng luôn biết lấy lòng Jaian và người lớn bằng những lời nói dối, nịnh bợ : “Chẳng là lâu rồi không được nghe cậu hát tớ rất nhớ, không chỉ mỗi tớ đâu mà cả lớp 3E đều rất thích cậu biểu diễn” hay để biện minh cho việc không học bài ở nhà : “Dạ thưa thầy, hôm qua mẹ em bị ốm rất nặng, em phải chăm sóc mẹ nên không có thời gian học bài”.
Nobita làm nũng rất giỏi, là nhân vật khóc nhiều nhất trong câu chuyện, hầu như ở các mẩu chuyện nhỏ luôn luôn thấy Nobita rơi nước mắt :
“Hu... hu ...hu.. Doraemon, tớ phải trả thù chúng nó”[ B12, 48], “Trả tớ đây Hu hu hu. Lá thư mà mất thì tớ chết đòn với mẹ hu hu...” ”[ B24,133],
Jaian người anh hùng trong câu chuyện, với giọng hát thật là khủng khiếp chuyên bắt nạt bạn bè, luôn luôn dùng những lời lẽ mạnh mẽ đe dọa bạn bè, làm cho người khác phải kiếp sợ : Đứa nào cốc đầu ông đấy ?A, thì ra là mày.
[ B37,13 ]