Cốt truyện đảo tuyến

Một phần của tài liệu thi pháp truyện tranh DOREMON (Trang 57 - 64)

45 tập truyện ngắn Tiểu truyện

2.2.3 Cốt truyện đảo tuyến

Thông thường thì cốt truyện trong Doreamon tuân theo quy luật của cốt truyện truyền thống tức là đủ năm thành phần và đi theo trật tự thời gian tuyến tính nhưng nhiều lúc tác giả cũng xây dựng những cốt truyện đảo tuyến để tăng thêm tính đa dạng, hấp dẫn cho câu chuyện. Cốt truyện đảo tuyến không đi theo các giai đoạn là mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút mà có sự thay đổi. Câu chuyện Cầu gì được nấy [B4], phần thắt nút được đưa lên đầu tiên gây sức hấp dẫn với người đọc. Nobita lấy một tảng đá to và nhờ bố phải đập tảng đá đó bằng tay. Sau đó Nobita mới kể cho bố và Doraemon về lời thách đố với bạn bè. Ở đây tác giả đã đưa phần thắt nút lên đầu, khi đó trình tự của cốt truyện đã bị đảo : Thắt nút – mở đầu – phát triển – đỉnh điểm – mở nút.

Tiểu truyện “Nhà nghiên cứu đại dương” [B17] cũng có cấu trúc tương tự. Mở đầu câu chuyện là sự việc Nobita và Doraemon bị mắc kẹt trên một hòn đảo, ( thắt nút ) không có bất kì bảo bối nào có thể giúp họ trở về. Sau đó tác giả mới nêu nguyên nhân tức là phần mở đầu của câu chuyện.

Thoát khỏi lối kể chuyện truyền thống, nhằm tạo sức hấp dẫn, mới mẻ cho câu chuyện tác giả đã sử dụng cốt truyện đảo tuyến.

2.2.4 Mở đầu

Phải tạo được không khí riêng là yêu cầu chung của tất cả các tác phẩm nghệ thuật. Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng : “Ngay từ những câu mở đầu, phải dứt ngay người đọc ra khỏi thế giới hiện thực bề bộn người ta đang sống, ném ngay họ vào bầu khí quyển thế giới truyện của ta, nhấn chìm họ vào đó”

Xây dựng những mô típ mở đầu

Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, với truyện tranh điều này lại càng quan trọng hơn nữa. Để xây dựng phần mở đầu Fujiko F. Fujio đã lựa chọn nhiều phương thức khác nhau. Trước hết, chiếm tỉ lệ cao nhất là xây dựng những mô típ mở đầu : Nobita gặp rắc rối , Suneo khoe của , Nobita ganh tị với bạn bè

...Dường như là Fujiko F. Fujio đã để cho Nobita chịu quá nhiều những thiệt thòi so với các bạn khác : không đẹp trai, gia đình chẳng giàu có, học hành thì be bét, luôn bị bạn bè chọc ghẹo, được mỗi tài bắn súng thì lại không phù hợp với xã hội hiện đại ...Trong cuộc sống Nobita gặp rất nhiều rắc rối. Chính điều này nên sự xuất hiện của Doraemon mới có hiệu quả. Thông minh, đẹp trai, học giỏi như Dekisuge, liệu những bảo bối của Doraemon có phát huy được tác dụng ?

Cuộc đời của mỗi người không ai tránh khỏi những rắc rối, những trớ trêu mà con người phải gánh chịu. Nobita cũng vậy, thông thường mô típ mở đầu sẽ là Nobita trở về khóc lóc sau khi bị Jaian đánh, bị Suneo trêu chọc, bị thầy giáo bắt ở lại chép phạt, bị mẹ mắng ...sau đó Doraemon sẽ đưa ra những bảo bối của mình để giải quyết những rắc rối đó.

Mở đầu bất ngờ tạo được hứng thú với người đọc. Ngay tập đầu tiên của

bộ truyện, Fujiko đã tạo được một tình huống đầy bất ngờ và thú vị, từ chiếc hộc bàn của Nobita bỗng xuất hiện một con mèo ú sứt tai đến nói những điều kì lạ với Nobita. Bắt đầu là sự bất ngờ và xuyên suốt bộ truyện tác giả cứ dẫn dắt

người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, cuốn hút độc giả vào một thế giới kì lạ mà hơn 40 năm đã trôi qua sự hấp dẫn vẫn cứ mới nguyên.

Đột nhiên một ngày nọ, Doraemon vui tính, nói cười của chúng ta bỗng bỏ ăn, bỏ uống, thẫn thẫn thờ thờ ... Chuyện gì xảy ra với chú mèo máy ? Doraemon bị ốm ? Hay Doraemon sắp phải trở về tương lai ? Câu trả lời là Doraemon đang khổ đau vì tình, say mê cô mèo hàng xóm Mimi. Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng những mô típ mở đầu quen thuộc Fujiko còn xây dựng những tình huống mở đầu hấp dẫn. Mở đầu là câu chuyện là sự việc thầy giáo mắng học sinh. Chẳng phải Nobita, không phải Jaian hoặc Suneo mà lại là Dekisuge - cậu học sinh giỏi nhất lớp. Chuyện gì đã xảy ra với Dekisuge? Ai là thủ phạm của những cú điện thoại đêm làm Dekisuge mất ngủ. Tất cả sẽ được giải đáp trong tiểu truyện “ Điện thoại đêm khuya” [ B30]. Đọc Doraemon, có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với giọng hát kinh khủng của Jaian. Thế nhưng, một buổi sớm khi Jaian đang cất lên giọng hát “trời cho” của mình thì một vị giáo sư trường quốc gia âm nhạc tới xin ghi âm. Có điều gì uẩn khúc ở đây? Với khả năng thám tử của mình Suneo cho rằng đó là một vụ giết người hiểm độc. Và nhóm bạn đã cùng khám phá. Gây được những yếu tố bất ngờ bằng cách tạo ra những tình huống, những sự việc đi trái ngược lại với những suy nghĩ thông thường của người đọc nhằm tạo ra sự hấp dẫn, kích thích trí tò mò của độc giả.

Sự xuất hiện của một nhân vật kì lạ, đến từ hành tinh khác :

Đây là cách tác giả mở rộng biên giới của bộ truyện. Các bạn nhỏ sẽ được làm quen với một nhân vật mới hứa hẹn sẽ mang đến những điều mới lạ và một cuộc phiêu lưu mới lại bắt đầu.

STT Tập truyện

Tên nhân vật Quê hương

1 5 Miko Thế giới phép thuật

3 7 Ruriruri Atxangte Momoreni Katoto

Thành phố Mecatopia Cavanxatinu 4950267 XYZ

4 8 Hoàng tử Kuntaku Vực thẳm bồn địa Congo ( Châu Phi ) 5 9 Kukuru Bộ lạc Hikari ( Trung Quốc )

6 10 Xita Hành tinh ngôi sao cảm

7 12 Panpa Khu bảo tồn thiên đường

8 13 Sapio Blikin Hành tinh Koyakoya (Chamocha )

9 16 Bom Trái đất thế kỉ XXII

10 19 Rian Hành tinh Gaia

11 20 Hoàng tử Tio Vương quốc mặt trời ( Mayana ) 12 21 Điểu nhân Gusuke Vương quốc loài chim

13 22 Poko Xứ sở robot

14 23 Fuko Vương quốc gió

Bảng thống kê các tập truyện dài có mô típ mở đầu là sự xuất hiện của một nhân vật mới ( Tỉ lệ : 14 / 25 truyện – 56 %)

Không dễ để bắt đầu một câu chuyện càng khó hơn khi phải tạo ra một mở đầu hay và có sức hấp dẫn.

2.2.3 Kết thúc

Nhà văn I.U.Naghibin coi trọng phần kết đến nỗi “ trong một số truyện trước tiên tôi lo phần kết cái đã ... rồi trên cơ sở cái đoạn kết ấy tôi viết cả thiên truyện”. Truyện có thể kết thúc đóng, kết thúc mở thậm chí không có đoạn kết... nhưng dù chọn cách nào thì tác giả cũng hi vọng mình đã tạo được điểm dừng đầy ý nghĩa cho tác phẩm. P.Farmanor đã khẳng định rằng : sức mạnh của cú đấm nghệ thuật là thuộc về đoạn cuối.

Kết thúc có hậu

Một kết thúc có hậu, viên mãn luôn là niềm ao ước của mọi người và đặc biệt là các bạn nhỏ. Cuộc đời không phải lúc nào cũng màu hồng, lúc nào cũng là những điều tốt đẹp nhưng Fujiko.F.Fujio đã giúp các em nhìn cuộc đời này bằng đôi mắt màu hồng, gieo vào lòng các em một niềm tin trong cuộc sống, thêm yêu cuộc đời này hơn.

Kẻ lạm dụng bảo bối sẽ phải nhận hậu quả đích đáng. Đó là khi Nobita và Doraemon dùng bảo bối vào mục đích kiếm tiền hay kinh doanh. Dùng ánh sáng khô bán lấy tiền, vô ý quên đậy nắp hầm làm toàn bộ số quặng quý bốc hơi cả rồi, tan tành giấc mơ tỉ phú.

Ở truyện Cô bé có đôi giày đỏ ( B6) là câu chuyện thủa ấu thơ của Nobita và cô bé hàng xóm. Những kỉ niệm tuổi thơ chợt ùa về khi mà Nobita nhìn thấy đôi giày màu đỏ. Nó gắn với một kỉ niệm buồn, một lỗi lầm mà Nobita khi đã ân hận và muốn sửa chữa thì đã quá muộn. Trò chơi bố mẹ của Nobita và cô bé hàng xóm bị Jaian và Suneo chọc ghẹo. Bị những lời thách thức, máu anh hùng nổi lên, Nobita đã chọc giận cô bé khóc rồi đánh cắp đôi giày màu đỏ.

Cùng với cánh cửa thần kì và khăn trùm thời gian, Doraemon đã giúp Nobita trở về quá khứ, chuộc lại lỗi lầm xưa. Nobita đã cầm chặt trên tay những món đồ chơi của tuổi nhỏ và trở về hiện tại với niềm hạnh phúc và nụ cười trên môi.

Thuốc tạo cảm hứng [B29], Nobita đã trở về quá khứ bằng cánh cửa thần

kì, lặng lẽ đứng nhìn cậu bé Nobita lớp một hớn hở trong ngày đầu tiên đến trường đến nỗi không chịu rời chiếc cặp và bộ đồ mới. Bố mẹ đã nhìn Nobita lớp một với niềm vui, niềm hạnh phúc và ước mong Nobita sẽ ham học mãi như thế cho đến khi lớn khôn.

Ba năm đã trôi qua, được ngồi trên ghế nhà trường, Nobita đã lớn lên nhiều, học được nhiều điều nhưng đáng buồn thay cậu đã lười biếng từ lúc nào không biết . Sáng hôm sau, chắc đã lâu lắm rồi , cậu bé Nobita không đi học muộn, cậu đến trường trong niềm vui chập chờn trong đầu của cậu học sinh lớp 1 “ Trường học là một cái gì đó rất thiêng liêng. Cô giáo sẽ dạy cho con nhiều điều hay phải không mẹ ?”

Cuộc sống đa dạng, bề bộn, luôn trên dòng vận động và tác giả đâu thể là người biết hết được mọi chuyện. Doraemon được viết vào năm 1969, từ đó đến nay bao sự đã đổi khác, thế giới đã trải qua biết bao biến cố, bao sự đổi thay khôn lường. Kết thúc mở là cách tác giả muốn cùng người đọc đồng sáng tạo, tạo nên một Doraemon luôn mới mẻ và luôn mang màu sắc hiện đại.

Dân tộc Gaia hứa hẹn sẽ tìm thấy một vùng đất mới [A 9], dân tộc Gaia vì đã làm ô nhiễm môi trường khiến hệ sinh thái tự nhiên bị đảo lộn, hệ quả là cây cối trở nên khô cằn ngay cả con người cũng không còn dưỡng khí sống. Để tránh thảm họa diệt vong họ đã tổ chức một cuộc di tản quy mô lớn. Môa với âm mưu tấn công địa cầu đã chọn địa cầu làm nơi di tản. Hắn đã khống chế người đứng đầu. Ryan, Doraemon và những người bạn đã sát cánh bên nhau bước vào trận chiến chống lại tên Môa độc ác. Cuộc chiến kết thúc và phần thắng thuộc về chân lý. Nhưng cuộc tìm kiếm miền đất mới của dân tộc Gaia để chấm dứt kiếp sống lang thang nơi vũ trụ vẫn chưa kết thúc. Một cuộc hành trình mới lại bắt đầu, cả dân tộc Gaia lại tiếp tục đồng lòng, đồng sức trên cuộc hành trình đi tìm miền đất mới. Tác giả không trả lời họ có tìm được không ? Thời gian là khi nào ? Nhưng tác giả đã gieo vào lòng chúng ta một niềm tin, họ sẽ tìm thấy và sẽ tìm được trong thời gian ngắn nhất. Bởi họ là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, đoàn kết và rất đỗi kiên cường.

Cuộc hành trình đi tìm miền đất mới của dân tộc Gaia cũng chính là con đường khám phá thế giới, mở mang tri thức của con người. Giờ đây mặt trăng không còn là bí ẩn, con người cũng đã đặt chân lên đến hành tinh sao Hỏa, cũng đã lặn xuống đáy biến hàng vạn km để khám phá... nhưng còn bao điều mới lạ nữa mà con người chưa biết đến. Cuộc hành trình đến với tri thức là cuộc hành trình bất tận, không có điểm dừng.

Vương quốc trên mây [A12] cũng là một kết thúc mở. Câu chuyện đặt

vệ môi trường. Trước thảm họa mà con người đã gây ra cho môi trường: vẩn đục nguồn nước, ô nhiễm bầu khí quyển, phá hại cây xanh, tàn phá môi trường của động thực vật để phục vụ cho quá trình công nghiệp... Hội đồng liên bang thiên đường đã quyết định thực hiện kế hoạch Nôa nghĩa là kế hoạch đưa toàn bộ cây xanh của trái đất lên thiên đường. Nhưng với sự chiến đấu dũng cảm của các bạn đặc biệt là Doraemon và lời biện minh của Ky- bô, hội đồng liên bang đã quyết định đình chỉ vô thời hạn kế hoạch Nô-a.

Câu chuyện là lời cảnh tỉnh đối với con người. Địa cầu là một hành tinh xinh đẹp và con người có quyền tự hào được làm chủ hành tinh xinh đẹp ấy. Nhưng con người không phải là cá thể duy nhất tồn tại trên địa cầu. Trái đất là môi trường sống của rất nhiều động thực vật khác. Thực vật làm nên bầu khí quyển trong lành. Động vật và cả thực vật là nguồn thức ăn cho con người. Thế nên, một mai bị tách rời tự nhiên thì con người thật buồn, thật chống chếnh và sẽ diệt vong. Người Nhật đang mở những lễ hội đom đóm, để bảo tồn, để nhớ về cái thời nông nghiệp, và còn đom đóm. Và, như hai mặt của một tờ giấy. Bởi đâu chỉ buồn và chống chếnh, con người còn không thể sống nổi nếu không có cây cỏ, không có vật quang hợp để cấp nguồn dưỡng khí cho con người. Mà nguy thay, sự phát triển kinh tế đôi khi phải trả giá bằng môi trường, như việc muốn mở cửa kho báu thì phải để lại trái tim cho quỷ dữ vậy. Lẽ nào chúng ta sẽ chọn con đường “đôi khi” như thế để làm buồn cho mai sau? Vẫn luôn có nhiều cách khác, để mang về châu báu mà không để lại trái tim. Chúng ta sẽ tìm thấy trong trí tuệ nhân loại, trong từng trang sách manga Doraemon đang cầm trên tay. Kết thúc mở là dành thời gian cho con người sửa sai và cải tạo lại tự nhiên. Trang sách đã khép lại nhưng câu chuyện thì chưa kết thúc. Phần kết thuộc về người đọc, chính con người sẽ thực hiện cái kết ấy. Câu chuyện cũng là một lời nhắn nhủ rất ý nghĩa đến các bạn nhỏ về việc yêu môi trường xung quanh và có ý thức bảo vệ nó.

Với dạng kết cấu này không hẳn là Doraemon đã khước từ hoàn toàn mô hình kết cấu của truyện truyền thống, kiểu kết thúc để ngỏ trong Doraemon vẫn

gồm năm thành phần : mở đầu, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc nhưng nếu truyện truyền thống là một cấu trúc khép kín, kết thúc trong tính toàn vẹn thì truyện tranh Doraemon lại là một kết thúc chưa toàn vẹn. Tác giả đã để cho độc giả tham dự vào sự vận động của dòng chảy tác phẩm.

Dạng truyện kết thúc hệt như một ván bài lật ngửa, hoặc mọi thứ đều xong xuôi... đang bỏ qua cơ hội đến với số đông độc giả hiện đại - vốn không chấp nhận một khuôn mẫu có sẵn. Những tác phẩm sau khi đọc, độc giả có cảm giác mình vừa khám phá, phát hiện ra một trạng thái nhân sinh, một điều gì mới mẻ sẽ duy trì được hứng thú thẩm mỹ của họ. Độc giả hiện đại thích mình trở thành người “viết tiếp” câu chuyện, chứ không muốn đứng bên ngoài chiêm quan. Một cái kết mở sẽ luôn được ưa chuộng.

Một phần của tài liệu thi pháp truyện tranh DOREMON (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w