Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của S&P

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 25 - 28)

Hệ thống này dựa trên phân tích cơ bản và được phát triển liên tục qua thời gian để phản ánh sự phức tạp và những biến động lớn hơn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt. Hiện nay, phân tích xếp hạng của S&P tập trung vào dòng tiền và tính thanh khoản nhiều hơn so trước đây. Đối với phân tích khả năng sinh lợi, theo tiêu chuẩn XHTD doanh nghiệp năm 2006, đây là một phần trong bước xét lại rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Nhưng từ tiêu năm 2008, S&P nhấn mạnh vai trò của phân tích sinh lợi như một phần của bước đánh giá rủi ro kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

S&P luôn cố gắng minh bạch hơn trong quy trình phân loại. Tuy nhiên, rõ ràng quy trình phân loại không thể giảm bớt cách tiếp cận mang tính chủ quan, tức là các phân loại cần phải kết hợp nhiều phán đoán chủ quan và duy trì tính nghệ thuật song song với tính khoa học.

S&P tổ chức quy trình phân tích trên một nền tảng chung, nó chia các nhiệm vụ thành nhiều công đoạn để tất cả các điểm quan trọng nhất của doanh nghiệp đều phải được xem xét. Các công đoạn đầu tiên liên quan đến phân tích hoạt động kinh doanh, còn lại là các công đoạn tiếp theo liên quan đến phân tích tài chính. Thông thường XHTD thường được đồng nhất với phân tích tài chính – đặc biệt là phân tích tỷ số tài chính, S&P cũng công bố các thống kê tỷ số và các bảng tỷ số tiêu chuẩn cho cả ngành và từng doanh nghiệp nhưng thực tế là phân tích phân loại bằng việc đánh giá hồ sơ hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hai doanh nghiệp có các chỉ tiêu tài chính giống nhau có thể được phân loại rất khác nhau nếu các thách thức và triển vọng của chúng khác nhau.

S&P phát triển một ma trận kết nối các mức độ rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính khác nhau để làm cho những kết quả phân loại trở nên rõ ràng hơn và giúp cho người sử dụng hiểu hơn về cách thức S&P ra quyết định phân loại.

Ma trận này là nguyên tắc hướng dẫn, nó không có ý nghĩa hay hàm ý chắc chắn. Những kết quả cụ thể luôn có thể tích cực hoặc tiêu cực dẫn đến kết quả XHTD có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Ngoài ra, cũng luôn tồn tại các trường hợp ngoại lệ không có trong ma trận này. Ví dụ, ma trận không gồm các kết quả XHTD thấp nhất của chuỗi XHTD (kết quả xếp hạng CCC hoặc thấp hơn). Các kết quả này phản ánh khả năng vỡ nợ gần như trước mắt hoặc dễ bị tổn thương một cách bất thường, mà cách tiếp cận cân bằng dưới nền tảng ma trận không thể đáp ứng.

Bảng 1.1: Ma trận rủi ro kinh doanh/rủi ro tài chính Hồ sơ rủi ro

kinh doanh Hồ sơ rủi ro tài chính

Tối thiểu Vừa phải Trung bình Khá cao Đòn bẩy cao

Tối ưu AAA AA A BBB BB Mạnh AA A A- BBB- BB- Vừa phải A BBB+ BBB BB+ B+ Yếu BBB BBB- BB+ BB- B Dễ tổn thương BB B+ B+ B B- Các tỷ số biểu thị rủi ro tài chính

Tối thiểu Vừa phải Trung bình Khá cao Đòn bẩy cao Dòng tiền (FFO/Debt) >60% 45% - 60% 30% - 45% 15% - 30% <15% Đòn bẩy (Tổng nợ/Tổng vốn) <25% 25% - 35% 35% - 45% 45% - 55% >55% Nợ/EBITDA <1.4x 1.4x – 2x 2x - x 3x – 4.5x >4.5x (Nguồn: Lê Tất Thành, 2012, Cẩm nang xếp hạng tín dụng doanh nghiệp)

Một số tỷ số thường được S&P sử dụng trong phân tích: Các tỷ số thanh toán nợ vay:

Tỷ số FFO/Tổng nợ: được sử dụng thường xuyên khi xếp hạng các công ty sản xuất.

OCF/Tổng nợ: tỷ số này được tính toán dựa trên dòng tiền đã trừ đi các nhu cầu vốn lưu động.

Nợ/EBITDA: được sử dụng để đại diện cho khả năng hoàn trả các khoản nợ đối với những chủ thể có tỷ suất lợi nhuận cao. Tỷ số này có thể thổi phồng khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi trừ đi gắng nặng lãi suất.

Tổng nợ/dòng tiền tùy nghi: cung cấp dự báo số năm cần thiết để hoàn trả các khoản nợ đang lưu hành. Tỷ số này sử dụng các dòng tiền trong kỳ hiện tại và phụ thuộc vào những thay đổi trong chính sách cổ tức.

FOCF/Tổng nợ: chỉ ra khả năng trả nợ của công ty dựa trên dòng tiền kinh doanh nội bộ.

Các tỷ số thanh toán lãi vay:

EBITDA/Lãi vay: hữu ích bởi sự đơn giản, được sử dụng rộng rãi và có thể tham chiếu cho ngành.

(FOCF + Lãi vay)/Lãi vay: tương tự tỷ số EBITDA/Lãi vay nhưng toàn diện hơn (sau thuế, vốn lưu động, chi tiêu vốn) và ít bị bóp méo hơn.

(FOCF+ Lãi vay)/(Lãi vay + Nợ ngắn hạn): đo lường khả năng thanh toán lãi và vốn gốc từ dòng tiền tự do. Tỷ số này thích hợp hơn khi sử dụng cho các dự án và những doanh nghiệp các khoản nợ theo dư nợ giảm dần.

Các tỷ số linh hoạt tài chính:

FFO/Chi tiêu vốn: chỉ ra tính linh hoạt nội bộ để đáp ứng các chi tiêu vốn của công ty.

Chi tiêu vốn/Khấu hao: một tỷ số thấp (<1) cho thấy các vấn đề về tỷ lệ thay thế nhà máy và thiết bị. Một tỷ số cao cho thấy các ngành đang tăng trưởng nhanh và tỷ số này cần phải duy trì để đảm bảo tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)