Bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 33)

XHTD là một quy trình với nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ giai đoạn ban đầu là lựa chọn các dữ liệu sao cho phù hợp với đặc điểm từng ngành, từng doanh nghiệp cho đến việc xử lý các dữ liệu phải được thực hiện một cách khoa học, hợp lý. Khi đó, các ngân hàng mới có thể đánh giá chính xác khả năng của doanh nghiệp. Nếu ngân hàng thực hiện tốt những điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý rủi ro tín dụng và tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp được xếp hạng.

Khác với công ty XHTD độc lập, mục đích của các NHTM khi xếp hạng các doanh nghiệp vay vốn là để phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng, xây dựng chính sách khách hàng. Kết quả XHTD sẽ được các ngân hàng sử dụng để quyết định cấp tín dụng và theo dõi khoản vay. Kết quả xếp hạng của một NHTM có thể khác kết quả xếp hạng của tổ chức tín nhiệm độc lập. Tuy nhiên, các NHTM vẫn có thể tham khảo kết quả xếp hạng của các tổ chức xếp hạng độc lập trong suốt quá trình xếp hạng, làm cơ sở để so sánh và đối chiếu.

XHTD là nhìn về tương lai phát triển của doanh nghiệp nên việc phân tích các dữ liệu về tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp phải được đặt trong bối cảnh về rủi ro tổng thể của doanh nghiệp trước những thay đổi có thể xảy ra theo các chu kỳ kinh tế trong tương lai.

Cần phân biệt rõ XHTD các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng và xếp hạng khoản vay. XHTD doanh nghiệp là đánh giá về khả năng tài chính, tình hình hoạt động hiện thời cũng như trong tương lai của doanh nghiệp trong việc thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết tài chính trong một khoảng thời gian nhất định. Xếp hạng khoản vay là đánh giá mức độ tổn thất và mức độ có thể thu hồi của khoản vay, vì vậy xếp hạng khoản vay luôn gắn liền với từng giao dịch cụ thể và phụ thuộc vào các yếu tố khác như: mức hạng tín nhiệm ban đầu của doanh nghiệp, tài sản bảo đảm cho khoản vay, các điều khoản trong hợp đồng tín dụng…

Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển hơn nữa thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán để những thông tin về diễn biến tình hình kinh doanh của

doanh nghiệp được chuyển tải nhanh chóng trên thị trường chứng khoán. Những thông tin quan trọng từ thị trường chứng khoán như chỉ số P/E… sẽ là những căn cứ quan trọng trong công tác XHTD doanh nghiệp của các NHTM.

Hệ thống NHTM Việt Nam cần nâng cao hơn nữa trình độ quản lý, đầu tư chiều sâu vào công nghệ ngân hàng đặc biệt là công nghệ thông tin, cấu trúc lại bộ máy tổ chức,… nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về XHTD nội bộ theo quy định của Ủy ban Basel về đảm bảo an toàn trong các hoạt động ngân hàng. Đây cũng là đòi hỏi giúp hệ thống NHTM Việt Nam có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trong quá trình hội nhập.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã tập trung giải quyết và trình bày cơ sở lý luận về XHTD doanh nghiệp, trong đó đề cập đến khái niệm, mục đích, vai trò và các nội dung khác có liên quan. Qua đó, luận văn đã phần nào phản ánh được tầm quan trọng của XHTD đối với hoạt động tín dụng tại các NHTM. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã khái quát thực tiễn XHTD tại các công ty tín nhiệm và tại Trung tâm Thông tin tín dụng CIC trực thuộc NHNN Việt Nam nhằm đưa ra cái nhìn cụ thể về XHTD. Trên cơ sở đó, chương 2 của luận văn sẽ phân tích thực trạng hệ thống XHTD tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, đưa ra những hạn chế cũng như nguyên nhân của tình trạng này.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quân Đội

2.1.1. Gii thiu tng quát vNgân hàng TMCP Quân Đội

- Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội. - Tên giao dịch quốc tế: Military Commercial Joint Stock Bank. - Tên viết tắt: Military Bank hoặc MB.

- Hội sở: Số 21 Cát Linh, Đống Đa, TP. Hà Nội.

- Giấy phép hoạt động: Số 0054/NH-GP của NHNN Việt Nam cấp ngày 14/09/1994, thời gian hoạt động 50 năm.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Quân Đội

Sau 18 tháng chuẩn bị, ngày 04/11/1994, Ngân hàng TMCP Quân đội chính thức được thành lập và đi vào hoạt động với mục tiêu ban đầu là phục vụ các doanh nghiệp trực thuộc Quân đội. Từ đó đến nay, MB đã thay đổi toàn diện về tư duy kinh doanh, đối tượng Khách hàng…, không ngừng phát triển và khẳng định được vị thế của một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. Sự phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng khá cao đã giúp MB có được niềm tin của khách hàng, đối tác và nhà đầu tư.

Tính đến thời điểm 30/06/2013, vốn điều lệ của MB là 10.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 10.625 tỷ đồng, tổng tài sản là 170.040 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu là 2,7%. MB đã thành công trong việc hợp tác toàn diện với các tập đoàn kinh tế lớn như Tổng Công ty Viễn thông Quân đội, Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng Sản, Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội, Công ty Tân Cảng… Đồng thời, MB cũng nhận được nhiều giải thưởng như “Thanh toán quốc tế xuất sắc”, “Thương hiệu mạnh”, “Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất”…

MB xác định phương châm hoạt động an toàn, hiệu quả và luôn đặt lợi ích của Khách hàng gắn liền với lợi ích của Ngân hàng. Những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng MB vẫn cố gắng triển khai các gói tín dụng ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp vượt quá khó khăn và là ngân hàng đầu tiên triển khai gói tín

dụng trung hạn hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tăng năng lực và quy mô sản xuất kinh doanh.

2.1.3. Kết qu hoạt động tnăm 2010 đến nay

Kết quả hoạt động kinh doanh

Căn cứ vào các số liệu BCTC qua các năm, kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội trong giai đoạn 2010 – 2012 như sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Đơn vị: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 +/- so với 2010 Năm 2012 +/- so với 2011

Thu nhập lãi thuần 3.384 5.283 56 6.472 23

Lãi thuần từ hoạt động dịch

vụ 289 516 79 616 19

Lãi/lỗ từ hoạt động kinh

doanh ngoại hối 1 (85) (8.600) 4 (104)

Lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư

10 19 90 2 (89) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nhập góp vốn mua cổ

phần 96 44 (54) 66 50

Chi phí/hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư và góp vốn, đầu tư dài hạn

54 (712) (1.419) 105 (115)

Lãi thuần từ hoạt động kinh

doanh khác (162) 116 (172) 236 103

Tổng thu nhập 3.672 5.181 41 7.501 45

Tổng chi phí hoạt động (974) (1.748) 79 (2.544) 46 Chi phí dự phòng rủi ro (532) (603) 13 (1.933) 221

Tổng lợi nhuận trước thuế 2.166 2.830 31 3.024 7

Lợi nhuận sau thuế 1.625 2.123 31 2.268 7

(Nguồn: BCTC năm 2011 và năm 2012 của Ngân hàng TMCP Quân Đội) Cơ cấu thu nhập của MB trong những năm vừa qua có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng, tăng dần thu nhập từ hoạt động dịch vụ nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động cho vay – vốn là đặc thù của các NHTM tại Việt Nam. Tổng thu nhập của MB trong giai đoạn 2010 – 2012 có sự tăng trưởng khá mạnh, tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 40% và đạt mức 7.501 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2012.

Tổng chi phí hoạt động của MB tăng mạnh trong giai đoạn 2010 – 2012, nguyên nhân chủ yếu là do MB đang trong giai đoạn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh bằng việc tăng số lượng nhân viên lên hơn 5.000 nhân viên, đồng thời mở rộng hệ thống các chi nhánh nhằm phục vụ chiến lược phía Nam giai đoạn 2010 – 2015.

Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế trong nước và thế giới, hoạt động kinh doanh của MB gặp khá nhiều rủi ro nên chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh trong năm 2012, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng từ mức 487 tỷ đồng trong năm 2011 đã tăng lên 1.566 trđ trong năm 2012. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến lợi nhuận của MB trong năm 2012.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng lợi nhuận trước thuế của MB vẫn tăng trưởng trong suốt giai đoạn 2010 – 2012, trong đó, lợi nhuận năm 2012 mặc dù chỉ tăng 7% so với năm 2011 nhưng đây lại là mức lợi nhuận cao nhất trong khối NH TMCP ngoài quốc doanh.

Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của MB không ngừng phát triển với tốc độ tương đối cao so với các NHTM khác. Tuy nhiên, MB vẫn còn nhiều tồn tại yếu kém từ chính bản thân ngân hàng và gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô kinh tế.

Công tác phân loại nợ

Xét theo đối tượng khách hàng cho vay thì MB vẫn đang rất chú trọng đến đối tượng Khách hàng doanh nghiệp vốn mang lại khá nhiều lợi nhuận trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cũng chính vì chính sách này mà trong năm 2012, MB phải trích lập dự phòng khá lớn nhằm bù đắp cho các khoản vay doanh nghiệp có khả năng mất vốn cao. Bên cạnh đó, với mục tiêu ưu tiên phát triển khách hàng cá nhân từ năm 2010, MB đã có nhiều chuyển biến tích cực nhằm có những chính sách ưu đãi phù hợp với đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân không cao cho thấy MB vẫn còn rất nhiều việc phải làm nhằm cải thiện tình hình tín dụng mảng khách hàng cá nhân.

Bảng 2.2: Tình hình phân loại nợ tại MB

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 +/- so với 2010 Năm 2012 +/- so với 2011 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nợ nhóm 1 44.517 55.185 94,29% 24% 70.164 94,10% 27% Nợ nhóm 2 626 2.404 4,11% 284% 3.029 4,06% 26% Nợ nhóm 3 125 306 0,52% 145% 299 0,40% -2% Nợ nhóm 4 71 111 0,19% 56% 433 0,58% 290% Nợ nhóm 5 417 521 0,89% 25% 640 0,86% 23% Tổng dư nợ 45.756 58.527 28% 74.565 27%

(Nguồn: BCTC năm 2011 và năm 2012 của Ngân hàng TMCP Quân Đội) Với tốc độ tăng trưởng khá cao so với ngành ngân hàng, MB đã phải chịu những hệ lụy từ việc phát triển nóng do việc tập trung tín dụng vào những ngành như xây dựng, sắt thép, cà phê, điện máy. Trong năm 2011, tình hình kinh tế khá khó khăn nhưng các doanh nghiệp do MB tài trợ vẫn hoạt động tương đối ổn định nhưng khả năng trả nợ đã suy giảm đáng kể, từ đó, số lượng khách hàng chuyển nhóm nợ lên nhóm 2 và nhóm 3 khá phổ biến, tỷ lệ tăng nợ nhóm 2 và nhóm 3 trong năm 2011 so với năm 2010 lần lượt là 284% và 145%. Trong năm 2012, tình hình

kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, nhiều doanh nghiệp dừng hoạt động, không còn khả năng thanh toán nên chuyển nợ từ nhóm 3 lên nhóm 4 khá nhiều. Bên cạnh đó, nhờ chủ trương cơ cấu nợ của NHNN, MB đã cơ cấu cho khá nhiều khách hàng từ nợ nhóm 3, nhóm 2 xuống nợ nhóm 1 nên tốc độ tăng trưởng của các nhóm nợ này so với năm 2011 không cao.

Nhìn chung, nợ xấu vẫn là vấn đề nan giải đối với hoạt động tín dụng của MB khi tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2012 là 1,84% và tăng đột biến lên mức 2,7% trong 06 tháng đầu năm 2013. Đây là yếu tố đe dọa trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của MB trong những năm tiếp theo.

2.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

2.2.1. Cơ sở pháp lý ca h thng xếp hng tín dng doanh nghip

Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 của Thống đốc NHNN về việc triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp.

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức tín dụng”. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

Luật Các tổ chức tín dụng do Quốc Hội ban hành ngày 16/06/2010.

Quyết định số 1346/QĐ-NHQĐ-HS ngày 28/04/2008 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP về việc áp dụng hệ thống XHTD nội bộ trên toàn hệ thống MB và ban hành Sổ tay hướng dẫn chấm điểm hệ thống XHTD nội bộ.

Hệ thống XHTD tại MB được sự hợp tác, tư vấn và hỗ trợ của Công ty TNHH Ernst and Young Việt Nam, là đơn vị đã tư vấn cho Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam BIDV thiết lập thành công hệ thống XHTD nội bộ và là một trong những công ty hàng đầu thế giới cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế, giao dịch tài chính và tư vấn. MB đã đưa vào chạy thử hệ thống XHTD từ cuối năm 2007, qua quá trình hơn 03 tháng vận hành thử và sữa lỗi hệ thống, MB đã chính thức đưa vào hoạt động hệ thống XHTD nội bộ ngày 28/04/2008 nhằm thiết lập

thêm một công cụ quản trị rủi ro hiệu quả, là cơ sở áp dụng chính sách lãi suất, tài sản bảo đảm đối với từng khách hàng riêng biệt hoặc nhóm công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2. Mt squy định chung đối vi h thng xếp hng tín dng doanh nghip

2.2.2.1. Căn cứ để đánh giá và thực hiện xếp hạng tín dụng

Hồ sơ pháp lý và ngành kinh doanh của khách hàng.

Hồ sơ thông tin tài chính của khách hàng: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghiệp vụ theo cam kết của khách hàng.

Chi tiết các số liệu liên quan đến tình hình giao dịch giữa khách hàng và MB (số dư tài khoản thanh toán, số dư tiền gửi bình quân, doanh số giải ngân…) và tình hình quan hệ của khách hàng tại các tổ chức tín dụng.

Các nhân tố (môi trường nội bộ, môi trường kinh doanh, xu hướng phát triển của khách hàng và ngành trong khoảng thời gian 03 năm) có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của khách hàng.

Dựa trên việc thu thập các thông tin, số liệu định tính và định lượng của khách hàng, MB sẽ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thực hiện cho điểm từng tiêu chí đã được định sẵn. Quá trình này đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên phụ trách chấm điểm XHTD.

2.2.2.2. Đối tượng xếp hạng tín dụng

Các doanh nghiệp được chấm điểm bao gồm khách hàng doanh nghiệp cũ và khách hàng doanh nghiệp mới, cụ thể:

Khách hàng cũ: là khách hàng doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với MB nhưng không có thời gian gián đoạn quan hệ tín dụng tại MB trên 06 tháng hoặc đang có quan hệ tín dụng tại MB và đã thực hiện trả nợ kỳ đầu tiên (nợ gốc hoặc nợ lãi).

Khách hàng mới: là khách hàng doanh nghiệp trước đây chưa từng có quan hệ tín dụng với MB hoặc là doanh nghiệp đã từng có quan hệ tín dụng với MB nhưng bị gián đoạn quan hệ tín dụng trên 06 tháng hoặc là khách hàng doanh

nghiệp mới đang quan hệ tín dụng với MB và chưa đến kỳ hạn trả nợ đầu tiên (nợ gốc hoặc nợ lãi).

Khách hàng không chấm điểm thuộc một trong các loại sau:

Doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động chưa đủ năm và chưa có BCTC hoặc doanh nghiệp mới thành lập đã có BCTC nhưng BCTC không có số đầu kỳ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 33)