Các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 77 - 95)

Thông qua việc sử dụng mô hình Binary Logistic ở chương 2, luận văn đã xác định cơ bản được một số biến có ý nghĩa đối với rủi ro tín dụng của từng khách hàng. Tuy nhiên, luận văn xác định một số biến không có ý nghĩa có thể tác động đến rủi ro tín dụng của khách hàng nên để việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính có tính khả thi trong lâu dài, luận văn đề xuất các chỉ tiêu tài chính được áp dụng vào hệ thống XHTD của MB là: Khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, hệ số nợ, (nợ dài hạn + vốn chủ sở hữu)/Tài sản dài hạn, nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu, lợi nhuận gộp/doanh thu, ROE, ROA và lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay)/chi phí lãi vay. Việc tính toán trọng số đối với từng chỉ tiêu sau khi điều chỉnh khá phức tạp nên luận văn không đề cập đến.

Về lâu dài, MB nên có định hướng đưa thêm các chỉ số liên quan đến dòng tiền nhằm đạt đến trình độ XHTD của các tổ chức như S&P, Moody’s, Fitch.

Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại MB sau khi đã điều chỉnh

Với số lượng các chỉ tiêu sau điều chỉnh, luận văn thực hiện kiểm định lại đối với trường hợp của 3 công ty: Công ty TNHH Tân Kỷ, Công ty TNHH Quốc Thắng, Công ty TNHH Kiên Cường. Trong đó, Công ty TNHH Tân Kỷ là doanh nghiệp xây dựng đang gặp khá nhiều khó khăn do Chủ đầu tư các công trình chậm thanh toán, ảnh hưởng khá nhiều đến tình hình tài chính từ năm 2012 đến nay. Hai công ty còn lại đều có tình hình kinh doanh khá tốt.

Bảng 3.1: Số điểm giữa các chỉ tiêu tài chính trước và sau khi điều chỉnh mô hình

Chỉ tiêu Công ty Tân Kỷ Công ty Quốc Thắng Công ty Kiên Cường Trước điều chỉnh Sau điều chỉnh Trước điều chỉnh Sau điều chỉnh Trước điều chỉnh Sau điều chỉnh Khả năng thanh toán hiện hành 8 9 8 9 6.4 7.2

Khả năng thanh toán nhanh 4.8 4.8 6.4 6.4 4.8 4.8

Khả năng thanh toán tức thời 4.8 1.2 3.6

Vòng quay vốn lưu động 2.4 3.2 6 8 4.8 6.4

Vòng quay hàng tồn kho 1.2 1.6 6 8 3.6 4.8

Vòng quay các khoản phải thu 4.8 6.4 6 8 6 8

Hiệu suất sử dụng tài sản cố

định 6 6 6

Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản 6 8 3.6 4.8 3.6 4.8

(Nợ dài hạn + Vốn chủ sở

hữu)/Tài sản dài hạn 6 8 6 8 6 8

Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu 6 8 6 8 6 8

Lợi nhuận gộp/Doanh thu 6 8 1.2 1.6 3.6 4.8

Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh/Doanh thu thuần 1.2 1.2 1.2

ROE 1.6 1.8 1.6 1.8 6.4 7.2

ROA 1.6 1.8 1.6 1.8 4.8 5.4

EBIT/Chi phí tài chính 1.6 1.8 3.2 3.6 1.6 1.8

Tổng điểm tài chính 62 62.4 64 69 68.4 71.2

Qua bảng trên, tổng điểm tài chính của các doanh nghiệp được cải thiện không nhiều so với trước khi điều chỉnh mô hình nhưng số lượng các biến có sự giảm xuống rõ rệt nên luận văn đánh giá mô hình sau điều chỉnh có ý nghĩa trong thực tế xếp hạng tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những hạn chế của hệ thống XHTD trong chương 2, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hơn hệ thống XHTD tại MB. Các giải pháp này bao gồm: bổ sung thêm một số ngành mới và định hướng xây dựng lại bộ chỉ tiêu ngành; xác lập lại nhóm chỉ tiêu tài tài chính và bổ sung thêm một số chỉ tiêu phi tài chính; một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước… Qua đó, luận văn hi vọng những giải pháp này sẽ giúp hoàn thiện hơn nưa hệ thống XHTD tại MB, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trên toàn hệ thống các chi nhánh của MB trong cả nước.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp trong hoạt động tín tại MB nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng và thực hiện các chính sách liên quan đến khách hàng, luậ văn “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội” đã cơ bản giải quyết được các vấn đề sau:

Trình bày các vấn đề về XHTD doanh nghiệp, vai trò của XHTD doanh nghiệp, nêu lên kinh nghiệm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới và của CIC từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống.

Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cũng như hoạt động hệ thống XHTD doanh nghiệp tại MB, thực hiện kiểm định đánh giá bộ chỉ tiêu tài chính và đưa ra tồn tại của hệ thống để có thể chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống XHTD tại MB. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp, luận văn đã đề xuất một số giải pháp như hoàn hiện các chỉ tiêu đánh giá của hệ thống XHTD doanh nghiệp đang áp dụng và đề xuất bổ sung thêm một số chỉ tiêu phi tài chính. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã nêu lên các giải pháp bổ trợ tại điều kiện thuận lợi giúp ngân hàng trong việc thực hiện XHTD.

Trong khuôn khổ nghiên cứu, luận văn mới chỉ đề xuất bổ sung thêm một số chỉ tiêu, tuy nhiên, phần trọng số của từng chỉ tiêu của như thang điểm chi tiết chưa được nêu ra cụ thể. Do đó, để hệ thống tiếp tục phát triển, hoàn thiệnv à có thể vận dụng trong thực tiễn mong rằng đề tài này sẽ tiếp tục được nghiên cứu, khảo sát, thu thập số liệu và kiểm chứng mô hình chấm điểm sau khi điều chỉnh đầy đủ hơn, từ đó xây dựng bộ chỉ tiêu với tỷ trọng hợp lý, phù hợp với từng đối tượng và ngành kinh tế cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2010 – 2012. 2. Đinh Phi Hổ, (2012), Phương pháp nghiên cứu định lượng & những nghiên

cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển – nông nghiệp, Nhà xuất bản Phương Đông.

3. Hồ Diệu, (2001), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Hoàng Tùng, (2011), Phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp bằng mô hình Logistic, Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, số 2(43). 5. La Kim Phụng, (2012), Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

tại Trung tâm Thông tin Tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Lê Tất Thành, (2012), Cẩm nang xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên), (2000), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

8. Nguyễn Hồng Hạnh, (2011), Ứng dụng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Bắc Sài Gòn, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Minh Kiều, (2007), Nghiệp vụngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

10.Nguyễn Minh Kiều, (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính.

11.Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và các văn bản sửa đổi.

12.Tài liệu nội bộ về hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam.

13.Tài liệu nội bộ về hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Quân Đội.

14.Trần Đắc Sinh, (2002), Định mức tín nhiệm tại Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

15.Trần Huy Hoàng, (2007), Quản trịngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.

16.Trần Thị Kim Ngân, (2012), Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Sài Gòn, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Phụ lục 01: Hệ thống bảng tính điểm các chỉ số phân tích tại CIC

Các chỉ tiêu Trọng

số

Thang điểm xếp hạng

A B C D Sau D

Các chỉ tiêu thanh khoản

1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 2 5 4 3 2 1

2. Khả năng thanh toán nhanh 1 5 4 3 2 1

Các chỉ tiêu hoạt động

3. Luân chuyển hàng tồn kho 3 5 4 3 2 1

4. Kỳ thu tiền bình quân 3 5 4 3 2 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Hệ số sử dụng tài sản 3 5 4 3 2 1

Các chỉ tiêu cân nợ

6. Nợ phải trả/Tổng tài sản 3 5 4 3 2 1

7. Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu 3 5 4 3 2 1

8. Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng 3 5 4 3 2 1

Các chỉ tiêu lợi nhuận

9. Tổng lợi nhuận sau thuế/Doanh thu 2 5 4 3 2 1

10. Tổng lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH 2 5 4 3 2 1

11. Tổng lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH 2 5 4 3 2 1

Phụ lục 02: Bảng XHTD doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

STT Mức xếp hạng Ý nghĩa

1 AAA Khả năng hoàn trả khoản vay được xếp hạng này là đặc biệt tốt

2 AA

Khách hàng có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng với mức xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt.

3 A

Khách hàng có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên, khả năng trả nợ vẫn được đánh giá tốt.

4 BBB

Khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

5 BB

Khách hàng ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

6 B

Hiện thời khách hàng vẫn còn khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.

7 CCC

Khách hàng hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ và khả năng này phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các

yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng nhiều khả năng không trả được nợ.

8 CC Khách hàng hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.

9 C

Khách hàng xếp hạng này trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì.

10 D

Khách hàng này trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là dự kiến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phụ lục 03: Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ tiêu Trọng số

Chỉ tiêu thanh khoản

Khả năng thanh toán hiện hành 8%

Khả năng thanh toán nhanh 8%

Khả năng thanh toán tức thời 6%

Chỉ tiêu hoạt động

Vòng quay vốn lưu động 6%

Vòng quay hàng tồn kho 6%

Vòng quay các khoản phải thu 6%

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 6%

Chỉ tiêu cân nợ

Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản 6%

(Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu)/Tài sản dài hạn 6%

Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu 6%

Chỉ tiêu thu nhập

Lợi nhuận gộp/Doanh thu 6%

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần 6%

ROE 8%

ROA 8%

Phụ lục 04: Các chỉ tiêu chấm điểm phi tài chính doanh nghiệp theo hệ thống xếp hạng tín dụng của MB

STT Chỉ tiêu Thang

điểm Giá trị chuẩn

Nhóm 1 – Khả năng trả nợ của doanh nghiệp

1

Khả năng trả nợ gốc trung, dài hạn: (Thu nhập sau thuế + khấu hao dự kiến trong năm)/vốn vay trung dài hạn phải trả trong năm 100 Từ 1,5 lần trở lên 80 Từ 1,3 lần đến 1,49 lần 60 Từ 1 lần đến 1,29 lần 40 Từ 0,5 lần đến 0,99 lần 20 Từ 0,49 lần trở xuống 2

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của năm gần nhất

100

Doanh nghiệp có luồng tiền thuần trong kỳ lớn hơn 0 và luồng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh lớn hơn 0

40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh nghiệp có luồng tiền thuần trong kỳ lớn hơn 0 nhưng luồng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh bé hơn 0

20 Doanh nghiệp có luồng tiền thuần trong kỳ nhỏ hơn 0

3

Nguồn trả nợ theo đánh giá của cán bộ tín dụng

100 Đáng tin cậy, doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả nợ đúng hạn

40

Không ổn định, doanh nghiệp có khả năng trả nợ không đúng hạn do những yếu tố khách quan

20 Không chắc chắn, doanh nghiệp gặp khó khan trong việc tìm nguồn trả nợ

Nhóm 2 – Trình độ quản lý và môi trường nội bộ

1

Lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh nghiệp hoặc kế toán trưởng

100 Tốt, chưa có tiền án tiền sự 60 Đã từng có nghi vấn 40 Đã từng có tiền án tiền sự 20 Đang bị nghi vấn, bị truy tố

2

Kinh nghiệm chuyên môn của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp

100 Từ 7 năm trở lên 80 Từ 5 năm đến 7 năm 60 Từ 3 năm đến dưới 5 năm 40 Từ 1 năm đến dưới 3 năm 20 Dưới 1 năm

3 Trình độ học vấn của người quản lý

100 Đại học/Trên đại học 80 Cao đẳng

60 Trung cấp

20 Dưới trung cấp hoặc không có thông tin

4

Năng lực điều hành của người trực tiếp lãnh đạo doanh nghiệp

100 Rất tốt 80 Tương đối tốt 60 Khá 40 Trung bình 20 Kém 5

Quan hệ của Ban lãnh đạo với các cơ quan chủ quản và các cấp bộ ngành có liên quan

100 Mối quan hệ rất tốt, có thể tận dụng cơ hội tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp

80

Quan hệ tốt tuy nhiên doanh nghiệp chưa thực sự tận dụng hết các mối quan hệ này cho sự phát triển của doanh nghiệp

60 Quan hệ bình thường

20 Quan hệ không tốt

nhạy bén của Ban lãnh đạo doanh nghiệp với sự thay đổi của thị trường

80 Năng động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

60 Bình thường

20 Không bắt kịp với thị trường

7

Cơ cấu tổ chức và môi trường kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp

100 Tốt 80 Tương đối tốt 60 Khá 40 Trung bình 20 Kém 8

Môi trường nhân sự nội bộ theo đánh giá của cán bộ tín dụng 100 Rất tốt 80 Tốt 60 Khá 40 Trung bình 20 Kém

Nhóm 3 – Quan hệ với ngân hàng

1

Số lần cơ cấu lại nợ và chuyển nợ quá hạn tại MB (bao gồm cả gốc và lãi) trong 12 tháng qua

100 0 lần

80 1 lần cơ cấu

60 1 lần cơ cấu và/hoặc 1 lần nợ quá hạn 40 2 lần cơ cấu và 1 lần nợ quá hạn

20 Từ 3 lần cơ cấu và/hoặc 1 lần nợ quá hạn 20 Dư nợ hiện tại đang có nợ quá hạn

2

Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại tại MB tại thời điểm đánh giá

100 Không có nợ quá hạn 80 Có nợ quá hạn < 90 ngày

60 Có nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày

40

Có nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày

lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên

3

Lịch sử quan hệ đối với các cam kết ngoại bảng

100

MB chưa lần nào phải thực hiện thay nghĩa vụ cho khách hang trong 12 tháng qua hoặc khách hàng không có giao dịch ngoại bảng

80

Khách hàng mới có quan hệ cam kết ngoại bảng lần đầu với MB và các cam kết ngoại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 77 - 95)