Để có cái nhìn tổng quan về các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu, luận văn thực hiện thống kê một số chỉ tiêu tài chính như tỷ số thanh toán hiện hành, hệ số nợ, ROE và EBIT/Chi phí tài chính.
Đối với tỷ số thanh toán hiện hành
Biểu đồ 2.3: Thống kê sơ bộ đối với tỷ số thanh toán hiện hành
Qua biểu đồ trên, tỷ số thanh toán hiện hành ảnh hưởng tương đối đến khả năng trả nợ cũng như rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng. Đối với nhóm doanh nghiệp đang có nợ quá hạn hoặc vốn lưu động âm, số lượng doanh nghiệp giữa hai nhóm (từ 0 đến 1 và trên 1) không có chênh lệch lớn. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp bình thường, sự chênh lệch giữa hai nhóm tỷ số thanh toán hiện hành khá
11 9 3 46 0 10 20 30 40 50 60 Từ 0 đến 1 Trên 1 Từ 0 đến 1 Trên 1
Doanh nghiệp quá hạn 11 9
Doanh nghiệp bình
thường 3 46
lớn, nguyên nhân chủ yếu các doanh nghiệp có tỷ số thanh toán hiện hành dưới 1 là do mất cân đối vốn, sử dụng vốn ngắn hạn để tạm đầu tư dài hạn.
Đối với hệ số nợ
Biểu đồ 2.4: Thống kê sơ bộ đối với hệ số nợ
Hệ số nợ của từng doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc xem xét tài chính của một doanh nghiệp. Nhìn chung, các doanh nghiệp quan hệ tín dụng tại MB sử dụng nợ khá cao để tài trợ nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và điều này được thể hiện khá rõ trong mẫu nghiên cứu khi số doanh nghiệp có hệ số nợ dưới 0,5 chỉ khoảng 17 doanh nghiệp, chiếm số lượng tương đương 25% mẫu nghiên cứu. Ở mức hệ số nợ dưới 0,5, số lượng doanh nghiệp bị quá hạn chỉ 02 doanh nghiệp, trong khi đó, số lượng doanh nghiệp bị quá hạn có hệ số nợ trên 0,5 là 18 doanh nghiệp. Như vậy, khi doanh nghiệp sử dụng đòn bẫy tài chính càng lớn thì rủi ro tín dụng sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp bình thường việc sử dụng đòn bẫy tài chính chưa phản ánh hết rủi ro mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp, trong một số trường hợp, mặc dù hệ số nợ khá lớn nhưng áp lực thanh toán khá thấp do đây là những khoản trả trước của người bán hoặc chủ đầu tư nên doanh nghiệp có thể trì hoãn việc thanh toán.
2 9 9 15 21 13 0 5 10 15 20 25 30 35 Dưới 0.5 Từ 0.5 đến 0.8 Trên 0.8 Dưới 0.5 Từ 0.5 đến 0.8 Trên 0.8
Doanh nghiệp quá hạn 2 9 9
Doanh nghiệp bình thường 15 21 13
Đối với ROE
Biểu đồ 2.5: Thống kê mô tả đối với biến ROE
Qua biểu đồ trên, trong nhóm doanh nghiệp quá hạn, số lượng doanh nghiệp có ROE lớn hơn 0 cân bằng với số doanh nghiệp có ROE âm (lợi nhuận âm hoặc vốn chủ sở hữu âm). Trong nhóm doanh nghiệp bình thường, hầu hết đều có lợi nhuận dương nên ROE đảm bảo luôn lớn hơn 0. Như vậy, ROE có tác động khá nhiều đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, một số doanh nghiệp có lợi nhuận nhưng sử dụng các thủ thuật kế toán để khai báo lợi nhuận âm nhằm tránh đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, khi thu thập số liệu cho mẫu, việc loại bỏ các doanh nghiệp cố tình khai báo lợi nhuận âm cần thiết, tuy nhiên, việc này tương đối phức tạp nên sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng của mẫu.
10 2
10 47
0 10 20 30 40 50 60
Doanh nghiệp quá hạn
Doanh nghiệp bình thường
Doanh nghiệp quá hạn Doanh nghiệp bình
thường
Nhỏ hơn 0% 10 2
Dưới 100% 10 47
Tỷ số EBIT/Chi phí lãi vay
Biểu đồ số 2.6: Thống kê mô tả đối với tỷ số EBIT/Chi phí lãi vay
Tỷ số EBIT/Chi phí lãi vay là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng trả được lãi vay bằng thu nhập của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là chỉ số phản ánh quá khứ của doanh nghiệp trong 01 năm trước đó nên tại thời điểm hiện tại, doanh nghiệp có thể không thanh toán được lãi vay do EBIT từ đầu năm tài chính đến thời điểm hiện tại thấp hơn chi phí lãi vay, chính vì vậy mà một số doanh nghiệp có EBIT/Chi phí lãi vay lớn hơn 1 nhưng vẫn có nợ quá hạn tại MB. Bên cạnh đó, trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh, một số doanh nghiệp chỉ kê khai chi phí tài chính và không nêu cụ thể chi phí lãi vay nên hệ thống XHTD MB xem tỷ số EBIT/Chi phí tài chính bằng 0 dẫn đến xuất hiện 03 doanh nghiệp hoạt động bình thường nhưng vẫn có tỷ số này bằng 0. Với tình hình hạch toán kế toán của nhiều doanh nghiệp hiện nay, tỷ số này không chính xác vì lý do vừa nêu nên tỷ số này cơ bản vẫn chưa thể hiện hết rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng. Tuy nhiên, trong tương lai sắp tới, khi hệ thống hạch toán được chuẩn hóa bằng việc áp dụng phần mềm, tỷ số này sẽ có tác động nhất định đến việc đánh giá rủi ro tín dụng của doanh nghiệp.
8 3 9 3 46 0 10 20 30 40 50 60 Bằng 0 Từ 0 đến 1 Lớn hơn 1 Bằng 0 Từ 0 đến 1 Lớn hơn 1
Doanh nghiệp quá
hạn 8 3 9
Doanh nghiệp bình
thường 3 0 46