Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của nhân viện ngân hàng TMCP trên địa bàn TPHCM (Trang 39 - 43)

Sau quá trình thảo luận nhóm, tác giả cho thấy với lĩnh vực ngân hàng TMCP đang nghiên cứu, sự hài lòng trong công việc của nhân viên có thể được tác động bởi sáu

thành phần thực tiễn quản trị nguồn nhân lực: Tuyển dụng, Định hướng và phát triển nghề nghiệp, Đào tạo, Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên, Trả công lao động, Quản lý và thu hút nhân viên vào hoạt động của tổ chức. Dựa trên các nghiên cứu trước đó mà giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau :

Bảng 2.2. Phát biểu các giả thuyết nghiên cứu

hiệu Phát biểu giả thuyết

Tác giả đã nghiên cứu và

năm thực hiện

H1

Công tác tuyển dụng được đánh giá cao hay thấp thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên cũng tăng hay giảm theo.

Majumder, M. T. H (2012)

H2

Việc định hướng và phát triển nghề nghiệp được đánh giá cao hay thấp thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên sẽ tăng hay giảm theo.

- Marescaux, E., Winne, S. D., & Sels, L. (2013) - Majumder, M. T. H (2012)

H3

Công tác đào tạo được đánh giá tốt hay không thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên sẽ tăng hay giảm theo.

- Marescaux, E., Winne, S. D., & Sels, L. (2013) - Majumder, M. T. H (2012)

Kehinde, J. O., Abiodun, J. A., & Osibanjo, O. A. (2012)

H4

Công tác đánh giá kết quả làm việc của nhân viên được đánh giá tốt hay không thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên cũng tăng hay giảm theo.

- Marescaux, E., Winne, S. D., & Sels, L. (2013)

H5

Việc trả công lao động được đánh giá tốt hay không thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên cũng tăng hay giảm theo.

- Majumder, M. T. H (2012) - Kehinde, J. O., Abiodun, J.

A., & Osibanjo, O. A. (2012)

H6

Công tác Quản lý và thu hút nhân viên vào hoạt động của tổ chứcđược đánh giá tốt hay không thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên cũng tăng hay giảm theo.

- Marescaux, E., Winne, S. D., & Sels, L. (2013) - Majumder, M. T. H (2012)

Từ những giả thuyết trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu về tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên ở các ngân hàng TMCP như sau :

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứuđề xuất

H1 Tuyển dụng

Quản lý và thu hút nhân viên vào hoạt động của tổ chức Định hướng và phát triển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghề nghiệp

Sự hài lòng trong công việc của nhân viên

Trả công lao động Đào tạo

Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên H2 H3 H4 H5 H6

Tóm tắt chương 2

Chương 2 này giới thiệu lý thuyết về quản trị nguồn nhân lực, sự hài lòng trong công việc của nhân viên. Trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu định tính, chương này đưa ra mô hình nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu này giả thuyết là sự hài lòng trong công việc của nhân viên chịu tác động dương đến sáu thành phần của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực : Tuyển dụng, Định hướng và phát triển nghề nghiệp, Đào tạo, Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên, Trả công lao động, Quản lý và thu hút nhân viên vào hoạt động của tổ chức. Chương tiếp theo sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương 2, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và sự hài lòng trong công việc của nhân viên. Cơ sở lý thuyết này sẽ làm nền tảng cho nghiên cứu của tác giả trong chương 3.

Chương 3 này, tác giả sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong điều chỉnh và đánh giá các thang đo. Nội dung chính của chương bao gồm 2 phần:

(1) Thiết kế nghiên cứu, trong đó trình bày chi tiết quy trình nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng.

(2) Các thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu.

3.1. Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của nhân viện ngân hàng TMCP trên địa bàn TPHCM (Trang 39 - 43)