Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của nhân viện ngân hàng TMCP trên địa bàn TPHCM (Trang 61 - 64)

Phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis) là phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp k biến quan sát có mối tương quan với nhau thành một tập F biến (gọi là các nhân tố) ít hơn (F < k) để chúng có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát) (Nguyễn Đình Thọ, 2012)

Khi thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA với các yêu cầu sau:

 Hệ số KMO ≥ 0.5 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05  Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0.4

 Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%

 Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố. (Nguyễn Đình Thọ, 2012)

Khi phân tích EFA, tác giả sử dụng phương pháp trích là phương pháp phân tích nhân tố chính – Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có Eigenvalue ≥ 1.

4.2.2.1. Kiểm định thang đo các thành phần thực tiễn quản trị nguồn nhân lực

Thang đo thành phần thực tiễn QTNNL gồm 06 thành phần nghiên cứu với 29 biến quan sát. Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, 29 biến quan sát đều đảm bảo độ tin cậy nên tiếp tục được tiến hành phân tích nhân tố khám phá để đánh giá độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần.

Với giả thuyết đặt ra trong phân tích này là giữa 29 biến quan sát trong tổng thể không có mối tương quan với nhau. Kiểm định Bartlett trong phân tích nhân tố có mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05 và hệ số KMO = 0.923 > 0.5, qua đó bác bỏ giả thuyết trên, chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau và phân tích nhân tố khám phá (EFA) thích hợp được sử dụng trong nghiên cứu này.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá – EFA cho thấy 29 biến quan sát của 6 thành phần thực tiễn QTNNL được nhóm thành 6 nhân tố. Phương sai trích đạt 65.886% (> 50%) thể hiện 6 nhân tố trích được gần 66% biến thiên của các biến đo lường, do vậy các thang đo rút ra chấp nhận được. Điểm dừng trích các yếu tố tại nhân tố thứ 6 với Eigenvalue = 1.094. Hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.4 (hệ số nhân tố nhỏ nhất rơi vào hai biến quan sát qlth1 và dgkqlv4 với hệ số tải nhân tố lần lượt là 0.483 và 0.472). Tuy nhiên, điểm đáng chú ý ở đây là ba biến tcong6, dhpt1 và dhpt5 vi phạm điều kiện về việcđảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố vớimức chênh lệch hệsố tải nhân tố < 0.3. Theo lý thuyết, ba biến quan sát này cần bị loại. Tuy nhiên, sau khi xem xét giá trị nội dung của biến quan sát, tác giả quyết định giữ lại biến tcong6 và loại hai biến quan sát dhpt1 và dhpt5 với lý do sau:

- Đối với biến tcong6: “Tôi đánh giá cao các chương trình phúc lợi của ngân hàng

tôi đang làm việc” vừa đo lường nhân tố Trả công lao động vừa đo lường nhân tố

Quản lý và thu hút nhân viên vào hoạt động của tổ chức với hệ số tải nhân tố lần lượt là 0.679 và 0.465 (chênh lệch 0.214 gần với giá trị 0.3). Giá trị nội dung của biến tcong6 đã rõ ràng cho thấy biến đang đo lường về chương trình phúc lợi thuộc vấn đề trả công lao động, tuy nhiên, nó lại gây hiểu nhầm qua việc Quản lý và thu hút nhân viên tham gia vào hoạt động của tổ chức ở việc nhân viên có thể được

đánh giá chương trình phúc lợi của ngân hàng, có nghĩa là được tham gia vào hoạt động tổ chức. Hệ số tải nhân tố ở nhân tố Trả công lao động cao hơn và vẫn được giữ lại ở nhân tố Trả công lao động.

- Đối với biến dhpt1: “Tôi được định hướng nghề nghiệp rõ ràng” vừa đo lường nhân tố Định hướng và phát triển nghề nghiệp vừa đo lường nhân tố Tuyển dụng lao động với hệ số tải nhân tố lần lượt là 0.526 và 0.459 (chênh lệch 0.067 < 0.3). Giá trị nội dung của biến dhpt1 đã rõ ràng cho thấy biến đang đo lường về việc định hướng nghề nghiệp, tuy nhiên, nghề nghiệp ở đây lại gây hiểu nhầm là quá trình Tuyển dụng lao động. Hệ số tải nhân tố ở nhân tố Định hướng và phát triển nghề

nghiệp gần tương đương với hệ số tải nhân tố của Tuyển dụng nên tác giả đã quyết định loại biến dhpt1 này.

- Đối với biến dhpt5: “Tôi được tạo điều kiện, cơ hội để thăng tiến và nâng bậc lên vị trí cao hơn” vừa đo lường nhân tố Định hướng và phát triển nghề nghiệp vừa đo lường nhân tố Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên với hệ số tải nhân tố lần lượt là 0.583 và 0.450 (chênh lệch 0.133 < 0.3). Giá trị nội dung của biến dhpt5 đã cho thấy biến đang đo lường về việc phát triển trong nghề nghiệp của nhân viên, tuy nhiên, vị trí cao hơn là một trong số các kết quả của quá trình nhân viên được đánh giá công việc, gây hiểu nhầm qua Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên. Hệ số tải nhân tố ở nhân tố Định hướng và phát triển nghề nghiệp gần tương đương với hệ số tải nhân tố của Định hướng và phát triển nghề nghiệp nên tác giả quyết định loại biến dhpt5 này.

Nhìn chung, do sự chủ quan và khái quát trong cảm nhận của đối tượng khảo sát nên gây ra sự hiểu nhầm trong giá trị nội dung của ba biến tcong6, dhpt1 và dhpt5 khi chúng đo lường cùng lúc nhiều nhân tố.

(Kết quả cụ thể được trình bày ở Phụ lục 7, chú trọng đến bảng Kết quả phân tích nhân tố khám phá của thang đo thực tiễn QTNNL)

.

4.2.2.2. Kiểm định thang đo sự hài lòng trong công việc của nhân viên

Thành phần Sự hài lòng trong công việc của nhân viên gồm 07 biến quan sát. Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, các biến đều đảm bảo độ tin cậy, không biến nào bị loại. Để đảm bảo độ hội tụ các biến quan sát của thang đo Sự hài lòng trong công việc của nhân viên đã đưa ra ở phần cơ sở lý thuyết, chúng ta cũng sẽ tiến hành phân tích nhân tố khám phá – EFA. Mong đợi của chúng ta là các biến quan sát này sẽ cùng nhau gom lại thành một nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1. Điều đó có nghĩa là 07 yếu tố đo lường Sự hài lòng trong công việc của nhân viên có độ kết dính cao và cùng thể hiện một nhân tố là Sự hài lòng trong công việc của nhân viên.

Sau khi phân tích EFA, 07 biến quan sát của thang đo Sự hài lòng trong công việc của nhân viên được nhóm thành 1 nhân tố, không có biến quan sát nào bị loại. Phân tích nhân tố EFA được sử dụng phù hợp vì thỏa các điều kiện về hệ số KMO = 0.908 > 0.5; phương sai trích bằng 73.649% > 50%; các biến quan sát có hệ số tải nhân tố trên 0.4, mức ý nghĩa kiểm định của Bartlett là 0.000 < 0.05.

(Kết quả cụ thể được trình bày ở Phụ lục 7, chú trọng đến bảng Kết quả phân tích nhân tố khám phá của thang đo Sự hài lòng trong công việc của nhân viên).

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của nhân viện ngân hàng TMCP trên địa bàn TPHCM (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)