0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TIỄN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIỆN NGÂN HÀNG TMCP TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM (Trang 66 -67 )

Sau khi qua giai đoạn phân tích nhân tố, có 7 nhân tố được đưa vào kiểm định mô hình. Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích và giải thích mối quan hệ của các thành phần; xác định cụ thể trọng số của từng thành phần tác động đến Sự hài lòng trong công việc của nhân viên.

Phân tích hồi quy được thực hiện với 6 biến độc lập về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực:

- TDUNG : Tuyển dụng lao động

- DHPT : Định hướng và phát triển nghề nghiệp H1 Tuyển dụng

Quản lý và thu hút nhân viên vào hoạt động của tổ chức Định hướng và phát triển

nghề nghiệp

Sự hài lòng trong công việc của nhân viên

Trả công lao động Đào tạo

Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên H2 H3 H4 H5 H6

- DAOTAO : Đào tạo

- DGKQLV : Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên - TCONG : Trả công lao động

- QLTH : Quản lý và thu hút nhân viên vào hoạt động của tổ chức và 01 biến phụ thuộc:

- HLONG : Sự hài lòng trong công việc của nhân viên

Giá trị của các yếu tố được dùng để phân tích hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát đã được kiểm định. Phân tích hồi quy được thực hiện theo phương pháp hồi quy tổng thể các biến (phương pháp Enter) bằng phần mềm SPSS20.

Với giả thuyết ban đầu cho mô hình lý thuyết, ta có phương trình hồi quy tuyến tính như sau :

HLONG = β0 + (β1*TDUNG) + (β2*DHPT) + (β3*DAOTAO) + (β4*DGKQLV) + (β5*TCONG) + (β6*QLTH) + ξ

Trong đó: β0: hằng số hồi quy,

βi: trọng số hồi quy, i = 1 đến 6

ξ : sai số)

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TIỄN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIỆN NGÂN HÀNG TMCP TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM (Trang 66 -67 )

×