Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của nhân viện ngân hàng TMCP trên địa bàn TPHCM (Trang 68 - 73)

Tiếp đến, luận văn trình bày các kiểm định về độ phù hợp và kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy. Kết quả hồi quynhư sau:

Bảng 4.7. Bảng tóm tắt mô hìnhb

Model R R2 R2 hiệu chỉnh Sai lệch chuẩn SE

1 .802a .643 .636 .47072

a. Các biến dự kiến: (Hằng số), TDUNG, DHPT, DGKQLV, DAOTAO, TCONG, QLTH. b. Biến phụ thuộc: HLONG Bàng 4.8. Bảng ANOVAa Model Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. 1 Phần hồi quy Phần dư Tổng thể 113.427 62.929 176.355 6 284 290 18.904 .222 85.316 .000b a. Biến phụ thuộc: HLONG

b. Các biến dự kiến: (Hằng số), TDUNG, DHPT, DGKQLV, DAOTAO, TCONG, QLTH.

Các biến được đưa vào cùng một lúc để xem biến nào được chấp nhận. Kết quả phân tích phương sai (hồi quy) - ANOVA như sau:

- Kết quả cho thấy mô hình hồi quy đưa ra tương đối phù hợp với mức ý nghĩa 0.05. Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0.636 có nghĩa là có 63.6% phương sai sự hài lòng trong công việc của nhân viên được giải thích bởi sự thay đổi của 6 biến độc lập là : Tuyển dụng (TDUNG), Định hướng và phát triển nghề nghiệp (DHPT), Đào tạo (DAOTAO), Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên (DGKQLV), Trả công lao động (TCONG) và Quản lý và thu hút nhân viên vào hoạt động tổ chức (QLTH) trong điều kiện có tính đến sự can thiệp của kích cở mẫu và các biến độc lập có trong mô hình. Còn lại 36.4% sự hài lòng trong công việc của nhân viên được giải thích bằng sự thay đổi của các yếu tố khác.

- Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Ý tưởng của kiểm định này về mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Trong bảng phân tích ANOVA, ta thấy giá trị sig. rất nhỏ (sig. = .000), nên mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Bảng 4.9. Kết quả hồi quy từng phần về sự hài lòng trong công việc của nhân viên

Biến

quan sát

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF (Constant) -.691 .203 -3.400 .001* TDUNG .156 .055 .125 2.854 .005* .655 1.528 DHPT .203 .062 .163 3.246 .001* .501 1.997 DAOTAO .208 .053 .179 3.954 .000* .612 1.635 DGKQLV -.017 .072 -.013 -.232 .817 NS .418 2.394 TCONG .359 .047 .351 7.700 .000* .606 1.651 QLTH .260 .061 .221 4.267 .000* .470 2.126

Ghi chú : Biến phụ thuộc: HLONG

R2 = 0.643 ; R2 hiệu chỉnh = 0.636 Sig. = 0.000

NS

: Không có ý nghĩa thống kê * : Mức ý nghĩa 5%

Kết quả hồi quy từng phần trên cho thấy nếu biến (thành phần) nào có sig. < 0.05 tương đương với độ tin cậy 95% và |t| > 2 thì biến đó được chấp nhận, có nghĩa là thành phần đócó tác động đến Sự hài lòng trong công việc của nhân viên:

- Năm thành phần có sig. < 0.05: thành phần Tuyển dụng lao động (TDUNG : sig. = 0.011), Định hướng và phát triển nghề nghiệp (DHPT : sig. = 0.000), Đào tạo (DAOTAO : sig. = 0.000), Trả công lao động (TCONG : sig. = 0.000) và Quản lý và thu hút nhân viên vào hoạt động của tổ chức (QLTH : sig. = 0.000).

- Thành phần Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên (DGKQLV) có sig. = 0.817 > 0.05

Do đó, thành phần Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên (DGKQLV) không có mối tương quan đủ mạnh và không có ý nghĩa thống kê khi đưa vào mô hình phân tích;

các thành phần Tuyển dụng lao động (TDUNG), Định hướng và phát triển nghề nghiệp (DHPT), Đào tạo (DAOTAO), Trả công lao động (TCONG) và Quản lý và thu hút nhân viên (QLTH) có mối tương quan đủ mạnh và có ý nghĩa thống kê khi đưa vào mô hình phân tích.

Hệ số hồi quy thể hiện dưới hai dạng: (1) chưa chuẩn hóa (Unstandardized) và (2) chuẩn hóa (Standardized). Vì hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (B), giá trị của nó phụ thuộc vào thang đo cho nên chúng ta không thể dùng chúng để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc trong cùng một mô hình được. Hệ số hồi quy chuẩn hóa (beta, ký hiệu β) là hệ số chúng ta đã chuẩn hóa các biến. Vì vậy chúng được dùng để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc. Biến độc lập nào có trọng số này càng lớn có nghĩa là biến đó càng có tác động mạnh vào biến phụ thuộc.

Qua hệ số hồi quy chuẩn hoá Beta (β) từ phân tích này, vấn đề Trả công lao động (TCONG) có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên (do hệ số β5 =0.351 khá cao so với hệ số β của các thành phần khác), các thành phần Tuyển dụng lao động (TDUNG), Định hướng và phát triển nghề nghiệp (DHPT), Đào tạo (DAOTAO) và Quản lý và thu hút nhân viên vào hoạt động của tổ chức (QLTH) có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên ở mức độ thấp hơn.

Với giả thuyết ban đầu cho mô hình lý thuyết và kết quả phân tích, ta có phương trình hồi quy tuyến tính như sau:

HLONG = (0.125xTDUNG*) + (0.163xDHPT*) + (0.179xDAOTAO*) + (0.351xTCONG*) + (0.221xQLTH*) + ( –0.013xDGKQLVNS) + ξ

Với NS : Không có ý nghĩa thống kê * : Mức ý nghĩa 5%

Kết quả phân tích cho thấy các giả thuyết H1, H2, H3, H5 và H6 có sig < 0.05, do đó được chấp nhận; giả thuyết H4 có sig > 0.05 do đó không được chấp nhận hay thành

phần Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên không có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy này nên không tác động đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên.

Các kết quả có ý nghĩa thống kê trong phân tích trên đây sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra những hàm ý kiến nghị cho các nhà quản trị trong công tác quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng. Nội dung này sẽ được trình bày trong phần kết luận của nghiên cứu này.

Bảng 4.10. Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết về Sự hài lòng trong công việc

của nhân viên

Giả thuyết Tên biến Beta

(β) Sig. Kết quả H1: Công tác tuyển dụng được đánh giá cao hay

thấp thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên cũng tăng hay giảm theo

TDUNG .125 .005 Chấp nhận

H2: Việc định hướng và phát triển nghề nghiệp được đánh giá cao hay thấp thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên sẽ tăng hay giảm theo.

DHPT .163 .001 Chấp nhận

H3: Công tác đào tạo được đánh giá tốt hay không thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên sẽ tăng hay giảm theo.

DAOTAO .179 .000 Chấp nhận

H4: Công tác đánh giá kết quả làm việc của nhân viên được đánh giá tốt hay không thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên cũng tăng hay giảm theo

DGKQLV –.013 .817 Không

chấp nhận

H5: Việc trả công lao động được đánh giá tốt hay không thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên cũng tăng hay giảm theo

TCONG .351 .000 Chấp nhận

H6: Công tác Quản lý và thu hút nhân viên vào hoạt động của tổ chức được đánh giá tốt hay không thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên cũng tăng hay giảm theo.

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của nhân viện ngân hàng TMCP trên địa bàn TPHCM (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)