0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Hiệu chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TIỄN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIỆN NGÂN HÀNG TMCP TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM (Trang 64 -66 )

Theo kết quả kiểm định thang đo trên cho thấy:

- Các biến thuộc sáu thang đo của sáu thành phần thực tiễn quản trị nguồn nhân lực trên được gom lại và phân nhóm theo đúng sáu thành phần đã dự kiến ban đầu, các biến đều được giữ lại và làm cơ sở để phân tích hồi quy tiếp theo.

- Các biến thuộc thang đo Sự hài lòng trong công việc của nhân viên cũng được gom lại thành một nhân tố, không biến nào bị loại bỏ. Chúng đều được giữ lại và làm cơ sở cho phân tích hồi quy tiếp theo.

Vì vậy mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đề xuất ban đầu vẫn giữ nguyên, không cần hiệu chỉnh.

Bảng 4.5. Bảng thống kê các giả thuyết nghiên cứu

Ký hiệu Phát biểu giả thuyết

H1 Công tác tuyển dụng được đánh giá cao hay thấp thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên cũng tăng hay giảm theo.

H2 Việc định hướng và phát triển nghề nghiệp được đánh giá cao hay thấp thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên sẽ tăng hay giảm theo. H3 Công tác đào tạo được đánh giá tốt hay không thì sự hài lòng trong công

việc của nhân viên sẽ tăng hay giảm theo. H4

Công tác đánh giá kết quả làm việc của nhân viên được đánh giá tốt hay không thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên cũng tăng hay giảm theo.

H5 Việc trả công lao động được đánh giá tốt hay không thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên cũng tăng hay giảm theo.

H6

Công tác Quản lý và thu hút nhân viên vào hoạt động của tổ chức được đánh giá tốt hay không thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên cũng tăng hay giảm theo.

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TIỄN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIỆN NGÂN HÀNG TMCP TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM (Trang 64 -66 )

×