Khái niệm chung về đấu thầu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội (Trang 28 - 29)

7. Nội dung của luận văn

2.1.1. Khái niệm chung về đấu thầu

Hiện nay, đất nước đang trên đàthực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chúng ta phải tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng và hiệu quả. Đấu thầu là một trong những hình thức thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tạo ra hiệu quả cao. Vậy đấu thầu là gì?

Theo Luật Đấu thầu của Việt Nam năm 2013 “Đấu thầu” được định nghĩa như sau: “Là quá trình lựa chọn Nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp: lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”.

Như vậy, ta thấy thực chất đấu thầu là việc ứng dụng phương thức xét hiệu quả kinh tế trong việc lựa chọn các phương án tổ chức thực hiện ta thấy mộtphương án có ý nghĩa cần phải đạt được hai yêu cầu cơ bản: thứ nhất là dự án cần được hoàn thành trong khuôn khổ ngân sách,thứ hai là nó phải hoàn thành đúng tiến độ và phù hợp với các thông số kỹ thuật đã quy định. Đấu thầu là phương pháp so sánh các phương án tổ chức trên cùng một phương diện như kỹ thuật hay tài chính hay là sự hài hòa giữa các phương diện để chọn lấy một Nhà thầu có khả năng. Từ đó, sẽ chọn được một phương án tổ chức thực hiện tốt nhất.

Hình 2.1: Khái quát hoạt động đấu thầu

Chủ đầu tư Lựa chọn Nhà thầu Ký kết hợp đồng Nhà thầu Yêu cầu Năng lực, giải pháp Đánh giá

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội (Trang 28 - 29)