7. Nội dung của luận văn
2.4.2. Hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn, thi hành Luật đấu thầu 2005
Trong hơn sáu năm thực hiện Quy chế đấu thầu ban hành kèm Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 và các văn bản hướng dẫn, bổ sung kèm theo, mặc dù đã nâng cao được hiệu quả kinh tế, hiệu quả quản lý và tương đối phù hợp với nền kinh tế thị trường, song vẫn còn nhiều vướng mắc và tiêu cực phát sinh trong công tác đấu thầu. Mặt khác, với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra rất nhanh và toàn diện trong khu vực và cả thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, thì càng đòi hỏi cần phải có bộ luật về đấu thầu phù hợp với tình hình mới, phù hợp với pháp luật quốc tế và mang tính pháp chế cao. Đây không chỉ là yêu cầu của Việt Nam mà còn là yêu cầu mang tính điều kiện của các nhà tài trợ và các tổ chức tài chính, thương mại quốc tế.
Trước tình hình cấp thiết đó, kỳ họp thứ 8 ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã thông qua luật Đấu thầu số 61/2005/QH11. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2006.
Tóm lại, văn bản pháp luật đấu thầu ở Việt Nam thay đổi liên tục, nhanh chóng. Một mặt nó phù hợp với những thay đổi trong tình hình, xu hướng phát triển kinh tế xã hội mới ở Việt Nam và thế giới, nhưng mặt khác nó dẫn đến những bất ổn trong áp dụng, trong tâm lý người thực hiện, kể cả các nhà tài trợ quốc tế. Việc thông qua Luật Đấu thầu 2005 đã tạo ra cơ sở pháp lý ổn định để thực hiện và quản lý đấu thầu hiệu quả hơn. Mặt khác, đó cũng là hướng phù hợp với quy định của các nhà tài trợ và tổ chức tài chính quốc tế. Tuy nhiên, cần phải sớm hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn để Pháp luật đấu thầu pháp huy hiệu quả phục vụ cho hội nhập quốc tế, thu hết đầu tư quốc tế và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam.