Đánh giá năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội (Trang 92 - 108)

7. Nội dung của luận văn

3.3.3.Đánh giá năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội

14 Chế tạo, xây dựng lắp đặt hệ thống cẩu trục 10T tại trung tâm CKTX Tháp Chàm - XN vận dụng toa xe hàng Sài Gòn 3.081 8/2013 11/2013 Công ty TNHH MTV vận tải hàng hóa ĐS Tháp Chàm 15

Cải tạo, nâng cấp nhà xưởng sửa chữa toa xe - XN toa xe Đà Nẵng 3.311 10/2013 01/2014 Công ty TNHH MTV vận tải hàng hóa ĐS Đà Nẵng

(Nguồn trích: Hồ sơ năng lực Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội)

3.3.3. Đánh giá năng lực đấu thầu của Công ty cổ phầnĐầu tư công trình Hà Nội. Nội.

Chúng ta đã biết rằng năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty được cấu thành bởi các năng lực bộ phận là năng lực pháp nhân, năng lực tài chính, khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, kinh nghiệm và năng lựcthi công, và chỉ tiêu giá dự thầu. Như vậy để đánh giá được năng lực đấu thầu của Công ty cổ phầnĐầu tư công trình Hà Nội ta đi vào phân tích các năng lựcbộ phận của Công ty rồi từ kết quả đó ta có thể đưa ra được những đánh giá tốt nhất và làm rõ hơn hiệu quả công tác đấu thầu của Công ty.

3.3.3.1 Năng lực pháp nhân

Năng lực pháp nhân của Nhà thầu được hiểu là khả năng đáp ứng các yêu cầu của Hồ sơ mời thầu tại phần kinh nghiệm trong hợp đồng xây dựng của Nhà thầu, thường bao gồm các nội dung như sau:

- Nhà thầuphải là đơn vị, tổ chức có sự hạch toán độc lập về tài chính - Số năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của Nhà thầu.

- Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà thầu trong đăng ký kinh doanh.

- Các hợp đồng có tính chất tương tự và quy mô, tầm quan trọng. - Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng.

Công ty cổ phầnĐầu tưcông trình Hà Nội hoàn toàn đáp ứng các yêu cơ bản trong phần năng lực pháp nhân, Công ty là một đơn vị có hạch toán độc lập về tài chính, với hơn 21năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, các hợp đồng thi công đa dạng, một số công trình có tính chất đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 đạt tiêu chuẩn của Nhà nước.

Để thấy được cụ thể hơn các công trình xây dựng mà Công ty đã thi công trong thời gian vừa qua, ta theo dõi Bảng 3.9Bảng 3.10 ta thấy, Công ty đã thi công nhiều công trình với các quy mô và độ phức tạp khác nhau. Từ các công trình mang tính chất đơn giản với quy mô nhỏ đến các công trình có quy mô lớn, phức tạp mang tầm trọng điểm của Quốc gia.

Đó là những loại hình công trình đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng phát triểnkinh tế xã hội và có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai cùng với sự phát triển hội nhập của nền kinh tế nước ta như hiện nay. Đặc biệt Công ty có thế mạnh trong việc thi công các công trình sửa chữa, duy tu, xây mới khắp tuyến Đường sắt Hà Nội- Thành phố hồ Chí Minh, theo thống kê ta có thể thấy Công ty đã thi công trên công trình mang tầm trọng điểm Quốc gianhư công trình “Thi công XD các hạng mục công trình thuộc giai đoạn 2 kế hoạch 1856 theo lệnh khẩn cấp: 23,67km đường gom và 22 đường ngang”

Như vậy việc thi công các công trình sửa chữa, duy tu, xây mới khắp tuyến Đường sắt Hà Nội- Thành phố hồ Chí Minh đã trở thành ưu thế của Công ty bởi uy tín và kinh nghiệm thi công, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Công ty có thể tham gia và thắngthầutrong các gói có liên quan tới các lĩnh vực này.

3.3.3.2 Năng lực tài chính

Bảng 3.11: Các chỉ tiêu sức mạnh tài chính

Chỉ tiêu Năm

2011 2012 2013

Khả năng thanh toán nhanh 0.031 0.009 0.031

Khả năng thanh toán hiện hành 1.295 1.112 1.106

Tỷ lệ nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu 0.001 - 0.025

Khả năng thanh toán tổng hợp 1.381 0.009 0.031

(Nguồn Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội)

Trong đó:

Khả năng thanh toán nhanh = Tiền mặt + đầu tư ngắn hạn

Tổng nợ ngắn hạn

- Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh: là khả năng Công ty dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để trả nợ, ngay khi đến hạn hoặc quá hạn nó phản ánh mức độ tương quan giữa tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn (các khoản đầu tư có thể chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng) với các khoản nợ tài chính đến hạn trong vòng 1 năm. Đây cũng được coi là dòng tiền đảm bảo cho việc thực hiện các dự án của Nhà thầu. Đối với các Công ty chỉ tiêu về tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh càng lớn càng tốt, chứng tỏ Công ty luôn có sẵn tiền mặt để phục vụ thi công các gói thầu và chi trả các khoản nợ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên theo thống kê của các Công ty xây lắp hiện nay, chỉ số thanh toán nhanh của các Công ty xây lắp có giá trị là 0,05 là chấp nhận được. Nhìn vào bảng ta có thể thấy Công ty có chỉ tiêu này, các năm 2011, 2012 và 2013 có chỉ số lần lượt là 0.031; 0.009; 0.031 đều thấp hơn so với giá trị trung bình, như vậy khả năng thanh toán

nhanh của Công ty còn thấp, Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc chi trả hay thiếu sự chủ động về nguồn tiền cung cấp cho các dự án của Nhà thầu.

Công ty có tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh thấp vì trong cơ cấu tài sản của Công ty có tiền mặt và tiền đầu tư tương đương tiền mặt thấp, năm 2011 là 2.21%, năm 2012 giảm xuống còn 0.82%, năm 2013 là 2.72% và chiếm phần lớn trong đó là các khoản phải thu, năm 2011 là 68.08%, năm 2012 là 69.41%, năm 2013 là 69.71%, đều chiếm lớn hơn 50% trên tổng tài sản. Điều này còn cho thấy, Công ty còn có rủi ro về các khoản phải thu của mình. Khả năng đối tác không hoàn trả nợ hoặc hoàn trả nợ chậm sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn, khả năng chi trả chi phí cho các dự án và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khác.

Khả năng thanh toán hiện hành =

Tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khả năng thanh toán hiện hành: Phản ánh mức độ tương quan giữa các khoản phải trả trong vòng 1 năm với tiền mặt tại quỹ và các dòng tiền vào (như các khoản phải thu) trong vòng 1 năm. Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu tài sản lưu động. Hệ số này quá nhỏ Công ty có khả năng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Hệ số này quá cao tức Công ty đã đầu tư vào tài sản lưu động quá nhiều, không mang lại hiệu quả lâu dài. Tùy theo ngành nghề và quy mô của Công ty mà có những mức quy định cụ thể. Trong ngành xây dựng thì mức tối thiểu phải là 0,9. Theo đó chỉ số của Công ty có với năm 2011 là 1,295; năm 2012 là 1,113; năm 2013 là 1,106 và đều đảm bảo >1, đây là một trạng thái tốt của Công ty đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ hiện có với tài sản có thể huy độngngay được.

Tỷ lệ nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu = Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu

- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu đánh giá cơ sở nền tảng tài sản của Công ty. Qua đó để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà Công ty phải chịu) qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản phải trả ngắn hạn). Với chỉ số các năm 2011, 2012 và 2013 đều rất thấp, (năm 2011 là 0.001; năm 2012 là 0 và năm 2013 là 0.025) ta có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty được đảm bảo. Thể hiện sự độc lập và tự làm chủ của Công ty. Điều này rất có lợi để đẩy mạnh phát triển, tăng vốn điều lệ và cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.

Khả năng thanh toán tổng hợp =

Tổng tài sản Tổng nợ phải trả

- Chỉ tiêu Khả năng thanh toán tổng hợp cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của Nhà thầulà từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của Nhà thầu. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ Nhà thầu vay ít. Điều này có thể hàm ý Nhà thầu có khả năng tự chủ tài chính cao. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý Nhà thầu không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của Nhà thầu cao hơn. Chỉ số các năm của Công ty trong những năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt là 1,381; 0.009 và 0.031, như vậy, năm 2012 Công ty còn có sự chủ động trong khả năng thanh toán và dòng tiền, nhưng năm 2012 và năm 2013, khả năng tự chủ tài chính của Công ty yếu hơn, vốn kinh doanh chủ yếu là từ nguồn đi vay (năm 2011 là 72.39% trên tổng nguồn vốn; năm 2012 là 86.91% trên tổng nguồn vốn; năm 2013 là 87.06% trên tổng nguồn vốn), cho thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng ngày càng cao trên tổng nguồn vốn

Nhìn chung, dựa vào các chỉ tiêu sức mạnh tài chính như trên với các yêu cầu tối thiểu về khả năng thanh toán hiện hành luôn >1; khả năng thanh toán tổng hợp >1, Công ty cần phải chủ động hơn nữa về nguồn vốn của mình. Công ty có đủ khả năng về việc thanh toán hiện hành của Công ty, nhưng khả năng thanh toán

tổng hợp vẫn chưa thực sự khiến các Chủ đầu tư yên tâm về năng lực tài chính của Công ty.

3.3.3.3 Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật

+ Về thiết bị thi công: Số lượng, chất lượng, chủng loại, tiến độ huy động và hình thức sở hữu.

* Mặt mạnh:

- Trang thiết bị máy móc, xe máy thi công lớn, đủ chủng loại, đa dạng: Việt Nam, Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc để có thể thi công được nhiều loại công trình khác nhau, ở các môi trường thi công khác nhau.

- Thường xuyên trang bị bổ sung máy móc hiện đại, tiên tiến dẫn đầu ngành nhập khẩu từ các nước trên thế giới phù hợp sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Công ty và nhu cầu của ngành xây dựng.

- Trong quá trình thi công các công trình, Công ty đã tận dụng tối ưu công suất của máy móc thiết bị đưa vào sử dụng góp phần làm tăng tiến độ thi công, giảm chi phí không cần thiết .

*Mặt yếu:

- Các công trình triển khai ở nhiều tỉnh thành khác nhau cùng thời điểm, do vậy có lúc thiết bị máy móc không đáp ứng đủ nhu cầu của các đơn vị, một số đơn vị vẫn phải đi thuê trang thiết bị máy móc ở bên ngoài, có đơn vị không thuê được cũng ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình.

- Đặc thù của ngành xây dựng là đầu năm công việc ít, cuối năm số lượng công trình dồn vào cùng một thời điểm là khá nhiều nên việc huy động máy móc khá là phức tạp, vì việc xây dựng là công tác có tính chất phối hợp kế thừa từ hạng mục này đến hạng mục khác nên rất dễ xảy ra tình trạng đợi việc dẫn đến việc sử dụng máy móc không có hiệu quả. Đơn cử một trường hợp mà Công ty đã phạm phải là việc sử dụng máy xúc trong thi công. Tại 2 công trình “Xây dựng mới nhà xưởng 1290m2” và “Hệ thống xử lý nước thải Gia Lâm” có cùng địa điểm thi công vì muốn tiết kiệm chi phí đi thuê nên các công trình tại cùng sử dụng chung máy

xúc của Công ty dẫn việc chậm tiến độ gây thất thoát về tiền cả Công ty và uy tín với Chủ đầu tư.

- Hệ thống máy móc thiết bị khá đồng đều, hiện đại, còn mới nhưng công tác kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị chưa được chú trọng, ảnh hưởngđến việc thi công công trình. Đặc biệt với doanh nghiệp xây dựng, máy móc thiết bị là nhân tố quan trọng khẳngđịnh năng lực của mình, thì việc đầu tư và bảo dưỡng trang thiết bị cần được chú trọng như nhau.Vì thế Công ty cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề này nhằm thu hút được sự quan tâmcủa các Chủ đầu tư để giành phần thắng thầu trong sự cạnh tranh đầy gay gắt.

+Về các giải pháp thi công, biện pháp thi công:

Theo số liệu thống kê các công trìnhtiêu biểu Công ty đã và đang thi công từ trước đến nay trong Bảng 3.9 và Bảng 3.10 ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

* Mặt mạnh:

Các dự án và công trình Công ty đã và đang thi công khá đa dạng về loại hình, quy mô công trình, và các địa điểm xây dựng là được dàn trải trên khắp cả nước từ Bắc- Trung- Nam. Điều đó mang lại cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật kinh nghiệm thực tế thi công rất quý báu và là nguồn tài liệu về các giải pháp thi công, và biện pháp thi công cho Nhà thầu.

* Mặt yếu:

Nhà thầu đã có rất nhiều kinh nghiệm thi công tại các công trình có quy mô và độ phức tạp khác nhau, tuy nhiên đây là những công trình thi công với các công nghệ cũ, dẫn đến việc sử dụng các biện pháp lỗi thời. Với các công trình yêu cầu thi công đặc biệt sử dụng những công nghệ thi công mới, vật liệu mới sẽ gây khó khăn cho Nhà thầutrong việc lập biện pháp thicông, biện pháp không sát với thực tế.

+ Về tiến độ thi công:

Tiến độ thi công công trình được đảm bảo đúng như dự tính cũng là một chỉ tiêu không nhỏ để đánh giá năng lực của Nhà thầu. Đảm bảo tốt tiến độ thi công doanh nghiệp không những tiết kiệm được phần chi phí phát sinh mà còn tạo được

uy tín với Chủ đầu tư và củng cố được vị trí của doanh nghiệp trên đấu trường xây dựng.

Trong thời gian thực hiện các công trình trúng thầu thì phần lớn là đã đáp ứng được thời gian tiến độ theo hợp đồng nhưng cũng có một số công trình còn không thực hiện đúng tiến độ gây tâm lý không tin tưởng đối với Chủ đầu tư. Như công trình: “Xây dựng mới nhà xưởng 1290m2” do chậm trễ trong khâu vận chuyển vật liệu, thời gian thực hiện trong hợp đồng là 2 tháng nhưng do một số nguyên nhân đã làm cho công trình chậm hơn so với kế hoạch kéo dài tới tận hơn 3 tháng.

3.3.3.4 Kinh nghiêm và năng lực thi công: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về kinh nghiệm thi công * Mặt mạnh:

Với hơn 20 năm hoạt động trên lĩnh vực xây lắp cùng với việc thi công nhiều

công trình trọng điệm cấp quốc gia Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà nội có rất

nhiều kinh nghiệm trong quá trình thi công, tạo đượcsự tín nhiệm đối với Chủ đầu tư.

* Mặt yếu:

Các gói thầu thi công các công trình giao thông Công ty chưa đủ năng lực và điều kiện để thi công các công trình có giá trị lớn >50 tỷ đồng do vậy đã tự hạn chế về lĩnh vực tham dự thầu cũng như số lượng tham dự các gói thầu.

Hầu hết các công trình đều thuộc các lĩnh vực liên quan đến Đường sắt, thiếu kinh nghiệm thi công các lĩnh vựckhác ngành như:Thủy lợi, nhà cao tầng ….

- Về nhân lực:

Từ các Bảng3.2 và Bảng 3.3tổng hợp tình hình lao động của Công ty ở trên ta thấy Công ty có một đội ngũ đông đảo cán bộ chuyên môn kỹ thuật, và công nhân lành nghề có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đủ sức để cạnh tranh về nguồn nhân lực đối với các đơn vị bạn trong quá trình tham dự thầu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội (Trang 92 - 108)