Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội (Trang 49 - 52)

7. Nội dung của luận văn

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Tên giao dịch: HA NOI WORKS INVESTMEMT JOINT STOCK

COMPANY

Tên viết tắt : HAWI.JSC

Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Đức Mạnh. Tổng giám đốc điều hành:Ông Nguyễn Văn Thông.

Địa chỉ : Số 19 ngõ 2 Phố Đại Từ - Phường Thịnh Liệt - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội.

Cơ sở 2: Tân Minh – Sóc Sơn – Hà Nội

Công ty cổ phầnĐầu tư công trình Hà Nội là một Công ty cổ phần có sự chi phối của nhà nước bằng số cổ phần nắm giữ chiếm 39,42% vốn điều lệ và trực thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Theo đánh giá khách quan của chuyên gia kinh tế và các tổ chức Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội là một trong những đơn vị hoạt động SXKD của ngành Đường sắt có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, có khả năng hội nhập vững chắc với khu vực và thế giới trong giai đoạn hiện nay và đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt.

Cơ sở pháp lý của Công ty: Công ty được thành lập ngày 29 tháng 9 năm 1992 theo Quyết định số 606/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ Giao thông vận tải với tên gọi ban đầu là Công ty Vật liệu và xây dựng sau đó đổi tên lần thứ nhất là Công ty Vật liệu và xây lắp theo Quyết định số 124QĐ/TCCB-LĐ ngày 23/1/1996 của Bộ GTVT, tiếp là Công ty Xây dựng công trình Hà Nội theo Quyết định số 997/QĐ- BGTVT ngày 9/4/2002 của Bộ GTVT, theo Quyết định số 3461/QĐ-BGTVT ngày 12/11/2004 của Bộ trưởng Bộ GTVT và nay thực hiện theo Quyết định số 722/QĐ-

BGTVT ngày 21/3/2005 của Bộ GTVT chính thức chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần Đầu tư phát triển và xây dựng công trình Hà Nội, nay Công ty đổi tên thành Công ty cổ phầnĐầu tư công trình Hà Nội theo Quyết định số:222/QĐ-TCLĐ của Bộ giao thông vận tải.

- Vốn điều lệ của Công ty : 13.330.150.000 VNĐ - Vốn pháp định : 5.000.000.000 VNĐ

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

Các giai đoạn hình thành và phát triển của Công ty:

Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội đặt tên khai sinh trên cơ sở sáp nhập 2 đơn vị yếu kém nhất trong ngành lúc bấy giờ là Xí nghiệp 418 thuộc Liên hiệp Đường sắtViệt Nam và Xí nghiệp cung ứng VLXD thuộc Công ty kiến trúc I. Những ngày đầu mới thành lập Công ty có gần 500 CBCNV, trong đó có gần 70% người lao động không có việc làm, đời sống người lao động vô cùng khó khăn. Tài sản, máy móc thiết bị lạc hậu, nhà xưởng cũ nát xuống cấp nghiêm trọng, NVL tồn đọng kém chất lượng, hầu như không sử dụng được, các bạn hàng không có nhiều và chỉ mang tính thời vụ, vốn lưu động chỉ có gần 300 triệu mà lại nằm hết ở sản phẩm tồn đọng, người lao động vẫn quen nếp của thời bao cấp. Nhận thức được hoàn cảnh thực tại lúc bấy giờ của Công ty, ban lãnh đạo mới đã định hướng cho quá trình hoạt động của mình là: bước xuất phát trên con đường dài trong thương trường để xây dựng lại Công ty là quá thấp, mọi thử thách chông gai đang đón chờ ở phiá trước, đích lại ở quá cao. Phải giải ngay bài toán trước mắt và có những chiến lược lâu dài cho công cuộc phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty là công việc cần làm lúc bấy giờ.

Với những quyết sách kịp thời và đúng đắn ban đầu ấy, chỉ trong một thời gian ngắn toàn Công ty đã đi vào ổn định, 100% người lao động có việc làm, đời sống được cải thiện, máy móc thiết bị nhà xưởng, kho bãi dần được khôi phục, mọi tiềm lực của Công ty dần được hồi sinh, Công ty đã tạo dựng được những kênh cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất với giá cả phù hợp, chế độ chăm sóc khách hàng khá tốt, mọi hoạt động của Công ty dần đi vào nề nếp, quy củ.

Giai đoạn 5 năm đầu (1992 - 1997) là giai đoạn hồi sinh của Công ty Vật liệu xây lắp lúc bấy giờ.

Từ nền tảng vững chắc của giai đoạn đầu, 5 năm tiếp theo (1998-2002) Công ty đã có những bước đột phá mạnh mẽ trong SXKD và đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Trong giai đoạn này với tổng doanh thu đạt đượctrên 200 tỷ đồng là kết quả của sự năng động, sáng tạo của ban Giám đốc, là những bước đi thận trọng nhưng vững trãi và đúng theo chiến lược kinh doanh mà Công ty đã đề ra.

Từ một đơn vị chỉ SXKD như: gạch lát nền, cấu kiện bê tông đúc sẵn, tà vẹt bê tông các loại, xi măng đen, xi măng trắng…thì nay Công ty đã thành công trong lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng, giao thông với sản lượng và doanh thu chiếm gần 50% sản lượngdoanh thu chung của Công ty. Từ đây Công ty càng phải tìm ra cho mình những phương án giải những bài toán mới của công tác nhập nguyên vật liệuđầu vào để đảm bảo kỹ, mỹ thuật cho sản phẩm tạo ra đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường và đáp ứng được lượng vốn bỏ ra nhỏ nhất trong hoàn cảnh Công ty còn gặp nhiều khó khăn về vốn. Với bao khó khăn chồng chất đó Công ty đã năng động, tìm tòi đưa ra đựơc những giải pháp tối ưu cho mình là có những bạn hàng trung thành và tạo điều kiện cho Công ty nợđọng vốn .

Giai đoạn 5 năm tiếp theo (2002 – 2006) là giai đoạn Công ty đã vững vàng và khẳng định được mình trên thương trường cả trong và ngoài ngành.

Bắt đầu từ tháng 4/2005 Công ty đã chuyển hoạt động từ mô hình doanh nghiệp Nhà nước sang mô hình Công ty cổ phần. Trải qua 21 năm phấn đấu, tồn tại và từng bước trưởng thành cùng với đất nước và thời đại, cùng với sự nghiệp đổi mới mạnh mẽ, thành công và đạt đựơc nhiều thành tựu lớn lao của toàn ngành Đường sắt, Công ty Vật liệu xây lắp trước đây nay là Công ty cổ phầnĐầu tư công trình Hà Nội đã biết phát huy truyền thống quý báucủa người công nhân Đường sắt bền bỉ phấn đấu vượt qua mọi khó khăn gian khổ, thiếu thốn buổi ban đầu, vượt lên chính mình, từng bước bươn trải thành công trong cơ chế thị trường khốc liệt, đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, không ngừng mở rộng thị trường, mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị, không ngừng đổi mới công nghệ, ổn định việc

làm, đảm bảo đời sống cho người lao động, đảm bảo tỷ lệ cổ tức với các cổ đông, có những biện pháp hữu hiệu thu hút được các nguồn đầu tư vào doanh nghiệp, tạo được niềm tin của người lao động, các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các cơ quan quản lý, các bạn hàng và tạo nên được thế đứng vững trãi như ngày hôm nay.

Hai năm gần đây (2012-2013) mặc dù tình hình kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn nhưng cùng với đội ngũ CBCNV nhiệt tình năng động, sáng tạo, không ngại khó, ngại khổ, phấn đầu hoàn thành mọi nhiệm vụ kế hoạch sản xuất đã đề ra. Đặc biệt cuối năm 2013 Công ty có sự thay đổi về tổ chức, mô hình hoạt động được giữ nguyên nhưng tên gọi được thay đổi từ Ban Giám đốc nay được chuyển thành Ban Tổng giám đốc và Tổng Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội (Trang 49 - 52)