CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội (Trang 34)

7. Nội dung của luận văn

2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU

2.2.1. Khái niệm về năng lực đấu thầu

Năng lực đấu thầu là toàn bộ nguồn lực về tài chính, máy móc thiết bị, tổ chức quản lý, công nghệ thi công công trình, trình độ lao động kết hợp với quá trình xử lý thông tin và chiến lược cạnh tranh trong công tác dự thầu của Công ty.

2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực đấu thầu

2.2.2.1 Năng lực pháp nhân

Năng lực pháp nhân của Nhà thầu được hiểu là khả năng đáp ứng các yêu cầu của Hồ sơ mời thầu tại phần kinh nghiệm trong hợp đồng xây dựng của Nhà thầu, thường bao gồm các nội dung như sau:

- Nhà thầuphải là đơn vị, tổ chức có sự hạch toán độc lập về tài chính. - Số năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của Nhà thầu.

- Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà thầu trong đăng ký kinh doanh.

- Các hợp đồng có tính chất tương tự, quy mô, và sự phức tạp. - Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng.

Đây là những yêu cầu tiên quyết nếu như Nhà thầukhông đạt sẽ bị loại bỏ hồ sơ dự thầu.

2.2.2.2 Năng lực tài chính

Khái niệm năng lực tài chính của một doanh nghiệp:

Năng lực tài chính của một doanh nghiệp là nguồn lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời,… đủđểđảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh được tiến hành bình thường.

Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng thể hiện quy mô và tiềm lực của doanh nghiệp, thể hiện ở quy mô nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng huy động, khả năng thu hồi vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Năng lực tài chính là chỉ tiêu cơ bản quan trọng đểđánh giá năng lực của Nhà thầu đặc biệt là với doanh nghiệp xây lắp, thi công các công trình cần sốlượng vốn lớn ngay từđầu, thời gian thi công dài. Do

đó nếu Nhà thầu nào yếu kém về nguồn lực tài chính, khảnăng huy động vốn không cao thì sẽ không đảm bảo được tiến độ thi công, chất lượng công trình, thanh toán lương cho cán bộ, công nhân viên ...Trong trường hợp sự cố xảy ra, doanh nghiệp nào có sức mạnh về vốn cho phép mua sắm mới các loại máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm ngày càng nâng cao năng lực về mọi mặt cho doanh nghiệp.

2.2.2.3 Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật

Bao gồm chỉ tiêu về nhân sự phục vụ cho gói thầu, yêu cầu về thiết bị thi công và giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công.

Nhân sự phục vụ cho gói thầu là những con người mà Nhà thầu dự định sẽ tham gia thực hiện gói thầu, đó sẽ là chỉ huy trưởng công trình, những cán bộ kỹ thuật chủ yếu tuỳ theo công việc, hạng mục trong công trình mà Nhà thầusẽ bố trí.

Yêu cầu về thiết bị thi công sẽ là những máy móc chính Nhà thầu sẽ bố trí phục vụ cho gói thầu, những máy móc này phải đảm bảo vẫn sử dụng tốt, thuộc quyền sở hữu của Nhà thầuhoặc đi thuê, và đảm bảo đang không thực hiện tại một công trình hay dự án nào khác.

Giải pháp kỹ thuật và biện pháp thi công là những yếu tố quan trọng trong Hồ sơ dự thầu mà Nhà thầu đưa ra, đây là những yếu tố tạo nên thương hiệu của Nhà thầu về kinh nghiệm cũng như chất lượng công trình. Chất lượng công trình là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với Chủ đầu tư, sản phẩm của Chủ đầu tư “mua” được từ phía Nhà thầu. Chất lượng “sản phẩm” càng cao mang lại sự thoả mãn càng cao cho Chủ đầu tưvà mang đến thương hiệu của Nhà thầu.

Hiện nay trong công tác đấu thầu, việc giới thiệu đến Chủ đầu tưthương hiệu của mình ngoài việc giới thiệu các công trình mà Nhà thầuđã thi công, Nhà thầu thi công đã đăng ký các chỉ tiêu chất lượng như ISO của các trung tâm cấp chuẩn ISO. Đó là phương thức giới thiệu Nhà thầu mang lại thông tin một cách nhanh chóng nhất đến với Chủ đầu tư.

Việc có được ISO do một trung tâm có chất lượng cấp đã thể hiện được đầy đủ Nhà thầu đã có những chuẩn bị cũng như kinh nghiệm thực hiện thi công, quản lý thi công, quản lý hồ sơ theo đúng chuẩn mực quốc tế.

Trong hồ sơ để được cấp ISO, Nhà thầu đã nêu các bước, trình tự thi công mang tính khoa học cao trong các vấn đề như:

- Tính hợp lý và khả thi của các biện pháp kỹ thuật, biện pháp thi công. - Quy trình thi công từng hạng mục, từng công tác.

- Mức độ đáp ứng chất lượng vật liệu, vật tư, bán thành phẩm.

- Các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động, an toàn phòng chống cháy nổ, an ninh trật tư.

- Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công (số lượng, chủng loại, chất lượng) - Các biện pháp đảm bảo chất lượng công trình, quy trình và các bước xử lý nếu có sai sót xảy ra.

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện gói thầu hay dự án Nhà thầu có thể cam kết sẽ có sự tham gia của các trung tâm cấp chứng chỉ ISO luôn giám sát và thẩm tra, điều chỉnh và giải quyết các vấn đề nếu có sai phạm.

Ngoài việc cung cấp chứng chỉ ISO, khả năng đáp ứng kỹ thuật của Nhà thầu còn được thể hiện trong hồ sơ dự thầu. Hiện nay, tiêu chí chấm thầu theo thang điểm tối đa và tối thiểu trong phần kỹ thuật, Nhà thầu phải có đội ngũ làm hồ sơ thầu nhiều kinh nghiệm thi công để đáp ứng các yêu cầu của Hồ sơ mời thầu.

2.2.2.4 Kinh nghiệm và năng lực thi công

Đây là một trong những tiêu chí xác định điều kiện đảm bảo Nhà thầu được tham gia cạnh tranh trong mỗi dự án. Doanh nghiệp đã có kinh nghiệm bao nhiêu năm trong lĩnh vực dự thầu, kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiện trường tương tự. Ví dụ, doanh nghiệp có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp? Bao nhiêu năm trong lĩnh vực cầu đường … hay kinh nghiệm thi công ở miền núi, đồng bằng, nơi có địa chất phức tạp.

Số lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công nhân viên thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công công trình đúng như dự tính cũng là một chỉ tiêu không nhỏ để đánh giá năng lực của Nhà thầu. Đảm bảo tốt tiến độ thi công doanh nghiệp không những tiết kiệm được phần chi phí phát sinh mà còn tạo được uy tín với Chủ đầu tư và củng cố được vị trí của doanh nghiệp trên đấu trường xây

dựng. Để xác định đúng tiến độ thi công không phải là dễ vì nó phải tương xứng với biện pháp đã đặt ra, phù hợp với các nguồn lực dự kiến, phải xác định được tất cả các rủi ro phát sinh trongquá trình thực hiện dự án như rủi ro thiên tai, an toàn lao động, vấn đề an ninh trật tự địa phương nơi dự án thi công,… Do đó nếu nhà đầu tư nào đưa ra được các giải pháp đảm bảo tính hợp lý, đảm bảo tiến độ thi công sẽ chiếm được ưu thế cạnh tranh trongđấu thầu.

2.2.2.5 Chỉ tiêu về giá dự thầu

Giá dự thầu là giá do các Nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ phần giảm giá (nếu có) lập dựa trên các yêu cầu và chỉ dẫn của Chủ đầu tư ghi trong hồ sơ mời thầu, năng lực Nhà thầu, biện pháp thi công và các quy định hiện hành của Nhà nước đảm bảo xây dựng công trình đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư.

Doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu muốn thắng thầu thì phải đưa ra được mức giá dự thầu hợp lý, là mức giá vừa phải được Chủ đầu tưchấp nhận đồng thời phải bù đắp được chi phí và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thông thường mức giá dự thầu hợp lý nhất là mức giá đưa ra thấp hơn giá xét thầu từ 3 – 5 %. Với các Chủ đầu tư tinh thông nghiệp vụ, họ có thể xác định được mức giá sàn tương đối chính xác, và nếu Nhà thầu nào đưa ra mức giá thấp hơn giá sàn quá nhiều thì Chủ đầu tư sẽ đánh giá thấp năng lực của Nhà thầu trong việc đưa ra mức giá bỏ thầu. Đưa ra mức giá bỏ thầu thấp như vậy thì chỉ có thể là do dự toán tính sai hoặc doanh nghiệp cố tình tính sai để bằng mọi giá thắng thầu. Việc xác định mức giá dự thầu hợp lý không phải là dễ và có tầm quan trọng đặc biệt với Nhà thầu khi tham gia tranh thầu.

Giá dự thầu của Nhà thầu được xác định trong miền giá sàn của Nhà thầu xây dựng cùng với giá trần của Chủ đầu tư đốivới các công trình đấu thầu. Điều đó có nghĩa là Chủ đầu tư là người mua, họ luôn mong muốn mua được hàng hóa với giá rẻ nhất có thể, họ chỉ đồng ý mua với mức giá thấp hơn hoặc bằng với mức giá mà họ đưa ra (giá trần của Chủ đầu tư). Còn Nhà thầu là người bán hàng hóa và dịch vụ, Nhà thầu chỉ chấp nhận bán với mức giá thấp nhất bằng với mức giá tại thời điểm hòa vốn (giá sàn của Nhà thầuxây dựng).

Giá dự thầu là một nhân tố chính quyết định khảnăng thắng thầu của doanh nghiệp. Vì vậy, việc đưa ra một dự đoán chính xác về giá dự thầu sẽ làm cho khả năng thắng thầu của doanh nghiệp được nâng cao rõ rệt.

2.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

2.3.1. Chỉ tiêu giá trị trúng thầu và số công trình trúng thầu

Chỉ tiêu giá trị trúng thầu và số công trình trúng thầucho thấy một cách khái quát nhất tình hình kết quả đấu thầu của doanh nghiệp. Thông qua đó, có thể đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong đấu thầu.

2.3.1.1 Chỉ tiêu xác suất trúng thầu hay chỉ tiêu tần suất trúng thầu

Chỉ tiêu này được tính theo 2 góc độ cơ bản sau: - Theo số công trình tham gia đấu thầu và trúng thầu:

Xác suất trúng thầu theo số công trình = Số công trình trúng thầu Tổng số công trình dự thầu - Theo giá trị công trình:

Xác suất trúng thầu theo giá trị công trình = Tổng giá trị các công trình trúng thầu Tổng giá trị các công trình dự thầu Chỉ tiêu này được tính cho từng thời kỳ nhất định tuỳ vào mục đích của doanh nghiệp trong việc sử dụng chỉ tiêu.

2.3.1.2 Chỉ tiêu về lợi nhuận đạt được

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu hết sức quan trọng đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Dựa vào chỉ tiêu này ta có thể thấy được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường xây lắp.

2.3.1.3 Chỉ tiêu về uy tín của doanh nghiệp

Uy tín là chỉ tiêu giữ vai trò quan trọng trong đấu thầu và giành thắng lợi của doanh nghiệp. Chính uy tín giúp cho doanh nghiệp giành được lòng tin của Chủ đầu tư và tạo lợi thế trong tham gia đấu thầu. Vì vậy, mà trong từng thời kỳ doanh nghiệp phải chú trọng đến việc nâng cao uy tín trên thị trường. Hiện nay trong một số Hồ sơ mời thầu, điều kiện tiên quyết Nhà thầu phải đáp ứng chỉ tiêu uy tín của

doanh nghiệp dựa vào xếp hạng đánh giá doanh nghiệp của Ngân hàng mà doanh nghiệp lập tài khoản.

2.4. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐẤU THẦU

2.4.1. Hệ thống văn bản pháp luật trước khi có Luật đấu thầu 2005

Để xóa bỏ những hạn chế về việc mua sắm khép kín, chủ yếu là chỉ định trong mua sắm hàng hóa, lần đầu tiên Chính phủ ban hành Quyết định 91/TTg ngày 13/11/1992 về hướng dẫn đấu thầu mua sắm máy móc, thiết bị nhập khẩu và kèm theo là quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị nhập khẩu và kèm theo là quy định về nhập khẩu máy móc thiết bị bằng nguồn ngân sách nhà nước. Ngày 3/7/1993, Chính phủ ban hành Thông tư số 04/TM-ĐT hướng dẫn thi hành quyết định này. Thông tư hướng dẫn những việc liên quan tới vấn đề đấu thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm: hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh và mua sắm trực tiếp. Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ áp dụng trong lĩnh vực nhập khẩu bằng vốn ngân sách mà chưa bao quát các lĩnh vực mua sắm khác.

Đến năm 1994, quy định về mua sắm đấu thầu mới bao quát hầu hết các lĩnh vực bằng Quyết định 183/TTg ngày 16/04/1994. Qua thực tế áp dụng quyết định này đã phát sinh một số bất cập, đòi hỏi phải có văn bản pháp lý hoàn chỉnh hơn, có khả năng điều chỉnh các hoạt động đấu thầu trên mọi lĩnh vực, phù hợp với luật pháp quốc tế. Đây là tiền đề cơ bản để có sự ra đời của Quy chế đấu thầu ban hành kèm Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996. Quy chế này đã thống nhất các quy định các bộ, các ngành về đấu thầu, đồng thời tạo ra sự công khai, minh bạch, tăng tính cạnh tranh và đạt hiệu quả kinh tế, quản lý cao. Nói chung, Quy chế đấu thầu đã tạo ra sự quy chuẩn và tương đối phù hợp với các quy định quốc tế. Quy định này được hướng dẫn bằng thông tư liên tịch số 02/TTLT-BKH-BXD ngày 25/02/1997 và được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 93/CP ngày 23/08/1997.

Sau hơn 2 năm thực hiện Quy chế đấu thầu ban hành kèm Nghị định 43/CP được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 93/CP, đã tạo dựng được quy trình đấu thầu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường môi trường cạnh tranh lành mạnh. Nhưng đó cũng là thời gian để các Quy chế đấu thầu cũ không còn phù hợp với

hoàn cảnh mới nữa, gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu. Để hoàn thiện pháp luật về đấu thầu trong điều kiện kinh tế xã hội mới, Chính phủ đã ban hành Quy chế đấu thầu kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999. Quy chế đấu thầu mới này tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện theo các văn bản sau:

- Nghị định số14/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quy chếđấu thầu b an hành kèm theo Nghị định số

88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ;

- Nghị định số66/2003/NĐ-CP ngày 12/06/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quy chếđấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số

88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 và Nghịđịnh số14/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ;

- Thông tư số 04/2000/TT-BKH ngày 26/05/2000 của Bộ kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chếđầu thầu;

- Thông tư số 01/2004/TT-BKH ngày 02/02/2004 của Bộ kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh số66/2003/NĐ-CP ngày 12/06/2003 của Chính phủ;

- Thông tư số 17/2001/TT-BTC ngày 21/03/2001 của Bộtài chính hướng dẫn chếđộ quản lý và sử dụng lệ phí thẩm định kết quảđấu thầu;

- Thông tư số 50/2001/TT-BNN-XDCB ngày 03/05/2001 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quy chếđấu thầu đối với các dự án đầu tư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Công văn số 8895 BKH/VPXT ngày 31/12/2001 của Bộ kế hoạch và Đầu tư và Đấu thầu mua sắm hàng hóa;

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)